Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

Hàng công ĐT Italia tại World Cup 2010: Kém nhất trong lịch sử

Thứ Sáu 04/06/2010 14:28(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Thất bai vừa qua trong trận giao hữu với Mexico đã gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh cho ĐKVĐ thế giới về một kỳ World Cup thất bại. Đa phần giới chuyên môn đều đánh giá rất thấp khả năng bảo vệ thành công cúp vàng, thậm chí, thày trò Lippi khó lọt sâu vào giải đấu. Và cách nhìn của họ không phải không có cơ sở khi Italia bộc lộ ra quá nhiều vấn đề. Một trong số đó là mối lo lắng về đẳng cấp và trình độ của hàng tiền đạo.

>>> Thắng 2-1, Mexico khiến ĐKVĐ thế giới phải bẽ bàng
>>> Di Natale: Vũ khí bí mật của Lippi?
>>> ĐT Italia: Khi scandal tày trời trở thành động lực chiến thắng
>>> ĐT Italia sẽ chơi 4-2-3-1: Nhạc trưởng sẽ là Marchisio!

Marcello Lippi mang tới Nam Phi 5 tiền đạo (Alberto Gilardino, Vincenzo Iaquinta, Antonio Di Natale, Fabio Quagliarella và Giampaolo Pazzini). Hầu hết trong số họ đều có phong độ khá tốt mùa giải vừa rồi (ngoại trừ Iaquinta khi không được ra sân thường xuyên trong màu áo Juventus). Thế nhưng xét về kinh nghiệm thi đấu ở những giải lớn cấp độ ĐTQG (như World Cup, Euro) thì bảng lý lịch của cả 5 chân sút được "chọn mặt gửi vàng" đều rất nghèo nàn. Nếu so với những kỳ WC trước đó mà Italia tham dự, thì đây xứng đáng là hàng tiền đạo kém danh tiếng nhất.

Vicenzo Iaquinta: Được ưa thích vì "cần cù"

Chỉ có Gilardino và Iaquinta là từng ghi bàn tại những giải lớn, mỗi người một bàn và đều diễn ra ở vòng bảng VCK World Cup 2006 được tổ chức tại Đức, giải đấu mà Italia là đội đăng quang (chủ lực trên hàng công của Italia khi đó là Totti, Toni và Del Piero). Vậy hãy xết đến 2 gương mặt được coi là nhiều "kinh nghiệm" này trước". Alberto Gilardino chưa bao giờ được coi là một cầu thủ lớn, bởi đơn giản anh không bao giờ toả sáng ở đẳng cấp cao (thất bại khi khoác áo AC Milan là dẫn chứng tiêu biểu) và chỉ phù hợp với những đội bóng làng nhàng kiểu như Fiorentina hay Parma. Anh là cầu thủ có nhiều bàn nhất cho ĐTQG (16 bàn qua 40 trận) trong danh sách tham dự World Cup 2010 của Italia song đến phân nửa là ghi được ở các trận đấu giao hữu với mục tiêu "hữu nghị", "thử nghiệm" là chính. Còn lại ở các trận đấu chính thức (tính cả vòng loại các giải lớn), Gilardino thi đấu rất thiếu ổn định.

Với trường hợp của Iaquinta, chẳng hiểu vì lẽ gì mà dưới triều đại của Lippi, cầu thủ đang khoác áo Juve lúc nào cũng có chỗ đứng chắc chắn, mặc cho anh chỉ là một tiền đạo trung bình khá và lại thường xuyên mắc chấn thương.  Có lẽ chính nhờ phẩm chất "cần cù bù thông minh" cộng thêm tính chất "đa năng" (có thể chơi ở nhiều vị trí trên hàng công), khiến Iaquinta luôn được đánh giá cao. Thế nhưng trong bóng đá, đặc biệt ở tuyến tiền đạo thì tài năng, độ nhạy cảm ghi bàn, cảm hứng thi đấu của một nghệ sĩ xem ra quan trọng hơn nhiều so với sự chịu khó, nhẫn nại của một công nhân. Một tay săn bàn có thể vật vờ trong suốt cả trận nhưng chỉ cần vài ba tình huống loé sáng, anh ta vẫn được ngợi ca còn hơn thi đấu như một cái máy mà hiệu quả không có. Đến giờ, Iaquinta mới ghi được 5 bàn trong 35 lần khoác áo ĐTQG, một hiệu suất quá thấp.

Niềm hy vọng lớn nhất của người Italia tại Nam Phi chắc chắn sẽ dồn cả vào Antonio Di Natale, "Vua phá lưới" Serie A mùa vừa rồi và chỉ kém duy nhất Lionel Messi trong cuộc đua giành "Chiếc giày vàng châu Âu" với 29 bàn thắng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hoài nghi về đẳng cấp và tầm vóc của Di Natale. Ở cái tuổi 32, anh chưa từng khoác áo bất cứ một đội bóng lớn nào cũng mới chỉ một mùa được thi đấu ở Champions League, giải đấu cấp CLB danh giá nhất thế giới. Thực ra, nói cho chính xác là Di Natale chỉ mới nổi lên vài mùa giải gần đây còn trước đó, chả ai biết đến. World Cup 2010 là giải đấu lớn thứ 2 mà Di Natale có vinh dự được góp mặt cùng ĐT Italia. Anh đã thi đấu ở VCK Euro 2008 và ấn tượng lớn nhất để lại là một cú sút phạt luân lưu 11m hỏng ăn ở trận tứ kết gặp Tây Ban Nha (Italia thua 2-4 và TBN sau đó giành chức vô địch).

Antonio Di Natale: "Giỏi" nhưng không "lớn"

Từ khi Marcello Lippi tiến hành cải cách, hay áp dụng cho ĐT Thiên thanh đấu pháp 4-3-3 thì Fabio Quagliarella mới có cơ hội lên tuyển vì anh rất quen thuộc với sơ đồ này ở những đội bóng anh thi đấu (Udinese và nay là Napoli). Tuy nhiên, phong độ của cầu thủ 27 tuổi này rất thiếu ổn định và thường bỏ lỡ nhiều pha bóng ngon ăn. Đã 2 năm qua, anh chưa hề ghi một bàn thắng nào cho Azzurri, lần gần nhất là vào tháng 2 năm 2008 trong trận giao hữu với Bồ Đào Nha. Người còn lại, Giampaolo Pazzini thì đầy triển vọng với bản năng sát thủ bẩm sinh. Phong cách của Pazzini khá giống với tiền bối Pippo Inzaghi: luôn trong tư thế rình râp chờ đợi thời cơ và tận dụng tốt mọi sai lầm của đối phương. Song Pazzini không phải là ưu tiên hàng đầu của Lippi bởi có vẻ ông không thích những mẫu tiền đạo mang đặc trưng của trung phong cắm (chỉ giỏi mỗi khâu ghi bàn) như Pazzini. 4 người kia đều có thể hoạt động rộng, biết cách tự tìm kiếm cơ hội và kiến tạo cho đồng đội  Trừ phi có bất ngờ xảy ra, "gã đầu bạc" mới quyết định đặt niềm tin vào tiền đạo của Sampdoria như đã tin tưởng giao phó cho Marchisio của Juve vai trò dẫn dắt lối chơi.

Liệu rằng, Italia đã hết tài năng trên hàng công để Lippi phải có những lựa chọn như vậy. Vẫn còn Antonio Cassano, Francesco Totti, thậm chí Luca Toni tỏ ra xứng đáng hơn vài người Lippi tin tưởng nhưng họ không được đoái hoài đến. Vì sao ư? Chỉ có Lippi mới lý giải được. Dù sao, phải sau World Cup 2010, mới có thể kết luận chính xác, chiến lược gia này đã đúng hay sai. Chỉ biết, rất nhiều người Italia đã nghĩ đến một kết cục không mấy tốt đẹp của ĐTQG tại Nam Phi vào mùa hè này.

Hàng tiền đạo Italia trong những kỳ World Cup gần đây
2006: Alessandro Del Piero (Juventus), Francesco Totti (Roma), Pippo Inzaghi (Milan), Luca Toni (Fiorentina), Vincenzo Iaquinta (Udinese), Alberto Gilardino (Milan)

2002: Alessandro Del Piero (Juventus), Francesco Totti (Roma), Pippo Inzaghi (Milan), Christian Vieri (Inter), Marco Delvecchio (Roma), Vincenzo Montella (Roma)

1998: Alessandro Del Piero (Juventus), Pippo Inzaghi (Juventus), Christian Vieri (Atletico Madrid), Roberto Baggio (Bologna), Enrico Chiesa (Parma)

1994: Roberto Baggio (Juventus), Giuseppe Signori (Lazio), Pierluigi Casiraghi (Lazio), Daniele Massaro (Milan), Gianfranco Zola (Parma)

1990: Roberto Baggio (Fiorentina), Salvatore Schillaci (Juventus), Gianluca Vialli (Sampdoria), Roberto Mancini (Sampdoria), Aldo Serena (Inter), Andrea Carnevale (Napoli)

1986: Gianluca Vialli (Sampdoria), Alessandro Altobelli (Inter), Paolo Rossi (Milan), Giuseppe Galderisi (Verona), Aldo Serena (Juventus)

1982: Paolo Rossi (Juventus), Francesco Graziani (Fiorentina), Alessandro Altobelli (Inter), Daniele Massaro (Fiorentina), Franco Selvaggi (Cagliari)

  • Bảo Phương

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X