Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

Bản quyền truyền hình World Cup 2010: Xem không dễ!

Thứ Tư 26/05/2010 08:43(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Xem World Cup qua truyền hình từng được xem như quyền lợi nghiễm nhiên của mọi quốc gia thuộc FIFA, của mọi tín đồ bóng đá. Nhưng đó đã là câu chuyện của dĩ vãng.

Trong thời buổi công nghệ thông tin tưởng như không thể phát triển hơn này, vậy mà việc xem World Cup qua truyền hình đang là thách thức đối với mọi quốc gia.

Tất nhiên, vấn đề không phải là công nghệ truyền hình. Trong thời buổi hiện tại, chỉ cần một chiếc điện thoại cầm tay, bạn có thể thưởng thức 64 trận đấu đỉnh cao tại Nam Phi trong tháng Sáu tới, nhưng với một điều kiện: bạn phải trả tiền (thậm chí rất nhiều) có cái thú vui từng nằm trong “mức sống tối thiểu” của một fan bóng đá. Vấn đề nằm ở chỗ đó!

Vô cùng nghịch lý khi công nghệ càng phát triển thì NHM càng phải trả nhiều tiền để xem. Người ta đã cảm nhận được sự trớ trêu này ở các giải đấu lớn tại châu Âu như Champions League, Premiership hay La Liga. Nhưng bi kịch chỉ thực sự được cảm nhận rõ nhất tại ngày hội bóng đá thế giới năm nay.

 

Theo thống kê của FIFA, số lượng khán giả truyền hình của World Cup 2010 sẽ tăng 5% so với giải đấu tại Đức cách đây 4 năm. Mỗi trận đấu trung bình thu hút khoảng 120 triệu người trực tiếp theo dõi qua các phương tiện truyền thông. Riêng trận chung kết có thể thu hút khoảng 350 triệu người xem trực tiếp. Nhưng đó mới chỉ là cách “tính cua trong lỗ” của FIFA, khi mà chi phí để theo dõi World Cup, dù chỉ là qua truyền hình, đang bị đẩy cao đến “cắt cổ”.

Công ty nghiên chuyên về khảo sát Sportcal mới đây đã công bố, tổng doanh thu của FIFA từ việc bán bản quyền truyền hình World Cup 2010 sẽ đạt tới con số 2,15 tỷ USD, tức nhiều hơn 53% so với giải đấu vào năm 2006, trong khi đó như đã nói số lượng khán giải truyền hình ở giải đấu năm nay chỉ tăng thêm 5%. Điều đó có nghĩa, khán giả truyền hình sẽ phải bỏ thêm rất nhiều tiền so với World Cup 2006.

“Ở một số quốc gia, muốn xem tất cả các trận đấu tại World Cup, bạn sẽ phải thay đổi lối sống: hoặc đăng ký truyền hình trả tiền, hoặc phải đến các quán bar”, giám đốc Kevin Alavy của Futures Sport & Entertainment cho biết.

Với mức giá bản quyền truyền hình khá cao này, không phải tất cả các quốc gia phát triển tại châu Âu cũng mua đủ bản quyền phát tất cả 64 trận đấu World Cup 2010. Tại Tây Ban Nha, hãng truyền thông Sogecable chỉ có bản quyền của 40 trận. Sky Italia của Ý có 39 trận. Nước Anh có đủ bản quyền 64 trận, song những đài truyền hình tại đây, như ESPN, Sky Sport đang kêu trời vì phải chia sẻ bản quyền truyền hình với các đài truyền hình công cộng (tức không thu phí), do “Bóng đá là một phần không thể thiếu tại xứ Sương mù”.Trong khi đó, họ phải trả rất nhiều tiền để mua sóng.

Nguyên nhân dẫn tới giá bản quyền truyền hình World Cup 2010 tăng đột biến tất nhiên không phải do nhu cầu người xem tăng (số lượng người xem World Cup 2010 như đã nói chỉ tăng thêm 5% so với World Cup 2006), mà bắt nguồn từ việc có quá nhiều các hãng truyền thông tham gia vào cuộc cạnh tranh.

“Luôn có một cuộc chiến thực sự giữa các hãng truyền thông trong việc tranh giành bản quyền phát sóng”, một nhà nghiên cứu của Sportcal giải thích. “FIFA là người được hưởng lợi từ điều này, chứ không phải NHM”.

Ngoài NHM, các hãng truyền thông và đài truyền hình cũng khốn khổ với việc tăng giá bản quyền truyền hình. Đơn cử, kênh TF1 của Pháp mất tới 150 triệu USD để mua bản quyền 64 trận đấu World Cup 2010. Song đến thời điểm này, họ thông báo mới thu lại được khoảng 30 triệu euro từ các hoạt động kinh doanh quảng cáo và thuê bao. Nhiều khả năng, họ phải bán lại bản quyền truyền hình cho các đài khác, nếu không muốn chịu cảnh thua lỗ.

World Cup 2010 đang đến gần. Được thưởng thức cả 64 trận đấu là khát khao của mọi NHM. Nhưng không phải ai cũng thỏa mãn được nhu cầu từng được xem là tối thiểu này.

World Cup 2010 - doanh thu kỷ lục

Ngay từ khi World Cup 2006 chưa khởi tranh, người ta đã biết rằng doanh thu của sự kiện ấy sẽ bị… World Cup 2010 đánh bại. Ngay từ tháng Tư năm 2006, khi FIFA bắt tay vào ký những hợp đồng tài trợ và bán bản quyền hình ảnh đầu tiên cho World Cup 2010, chủ tịch Sepp Blatter đã khẳng định: những hợp đồng được ký cho sự kiện tại Nam Phi có giá trị cao hơn khoảng 25% so với giải đấu tại Đức. “Họ thậm chí còn chưa biết đội bóng nào sẽ góp mặt tại đó, nhưng thị trường tỏ ra rất tin tưởng vào châu Phi” - chủ tịch FIFA hồ hởi.

Rất nhiều nghi hoặc đã dấy lên trong suốt quá trình chuẩn bị của nước chủ nhà Nam Phi. Nhưng rồi tới trước ngày giải đấu khởi tranh, con số dự kiến đưa ra khiến tất cả kinh ngạc: doanh thu VCK World Cup 2010 có thể sẽ vượt so với năm 2006 tới… 48%! Ngân sách của FIFA sẽ tăng thêm khoảng 3,3 tỷ USD sau một tháng lễ hội tại Nam Phi.

Danh sách những nhà tài trợ cho World Cup 2010 có khá nhiều nét mới so với năm 2006. Một số thương hiệu lớn của Mỹ hay Nhật Bản như Toshiba, Gillette hay Fujifilm đã “rút lui” vì suy thoái. Nhưng thay vào đó lại là các “thiếu gia” của những nền kinh tế mới nổi như hãng công nghệ thông tin Mahindra Satyam của Ấn Độ, nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời hàng đầu Trung Quốc - Yingli Solar hay Seara của Brazil. Đây là đại diện của những nền kinh tế đang sẵn sàng chi mạnh để quảng bá thương hiệu. Sự xuất hiện của những nhân tố này đã khiến giá trị thương mại của World Cup không những không giảm mà còn tăng lên.
 
(Theo báo Bóng Đá)

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X