Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

Bóng đá Việt Nam bao giờ tự nuôi sống mình?

Thứ Tư 22/05/2013 17:40(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Câu hỏi không mới, thậm chí là rất cũ, nhưng không đơn giản để đưa một (hay nhiều) câu trả lời thỏa đáng, hay đơn thuần chỉ là phương án khả thi. Ở đây là bóng đá chuyên nghiệp, chứ không phải hạng phong trào.

Khi bóng đá Việt Nam cấp CLB nở rộ các ông bầu, chúng ta nhanh chóng nghĩ đến một viễn cảnh màu hồng: Mối quan hệ tương hỗ giữa bóng đá và doanh nghiệp sẽ giúp nền bóng đá xứ sở cất cánh.

Không thể biến đội bóng trở thành đứa con tinh thần của cả cộng đồng theo cách của XMXT.SG (phải) từng làm: Đánh công văn xin gửi tặng đội bóng lại cho TP.HCM
Không thể biến đội bóng trở thành đứa con tinh thần của cả cộng đồng theo cách của XMXT.SG (phải) từng làm: Đánh công văn xin gửi tặng đội bóng lại cho TP.HCM

Có hay không mẫu số chung các ông bầu?

Nhưng, từ khoảng 1-2 năm đổ lại, tất cả đều đã cảm nhận được sự thoái trào của mô hình từng được cho là chuẩn này. Lý do: Bóng đá chuyên nghiệp vẫn như tằm ăn rỗi, ngốn rất nhiều tiền (của doanh nghiệp) trong khi hiệu quả đem lại chưa thấy đâu.

Hiện, số lượng các ông bầu kinh-doanh-bóng-đá (kiểu bầu Đức) ở Việt Nam có thể đếm trên đầu ngón tay. Một vài ông bầu khác bước vào bóng đá đơn thuần vì đam mê cũng đã bỏ của chạy lấy người.

Cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng, sự thật là bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đang mang biểu hiện trở lại vạch xuất phát. Không có một mẫu số chung hay quy ước chuẩn mực nào cho các ông bầu tham gia vào lĩnh vực bóng đá cả. Thế giới cũng thế, chứ chẳng riêng gì Việt Nam.

Nhưng thế giới, ngay cả khi một đội bóng xuống hạng (do thành tích bết bát, mà bắt đầu bằng việc CLB kinh doanh không có lời, dẫn đến sự thiếu đầu tư lực lượng, nhân sự), nó cũng sẽ không mất đi và cũng không tự nhiên lại có ngay suất ở lại hạng đấu mà họ vừa thất bại, bằng việc mua suất như ở ta. Lý do rất đơn giản, nó là của cả một cộng đồng, chứ không phải của riêng một (hay vài) ông chủ nào cả.

Đội bóng phải là của cả một cộng đồng

“Theo tôi, vẫn có cách để bóng đá Việt Nam tự nuôi sống cơ thể mình. Đấy là khi chúng ta kêu gọi được nguồn lực CĐV, thậm chí là các khán giả bình dân, cùng chung tay vào. Tôi lấy ví dụ, một đội bóng như SLNA, luôn có khoảng 50.000 CĐV trên khắp cả nước và mỗi người họ chỉ cần góp 100.000 đồng để xây dựng quỹ hoạt động cho CLB/mùa giải, quy ra nó là bao nhiêu tiền?

Là 5 tỷ đồng đúng không? 5 tỷ đồng có lớn không, rất lớn. Cộng với tiền bán vé, bán quảng cáo, cũng như tiền bản quyền truyền hình, thậm chí cả bán áo đấu, cờ phướn…, nói chung là từ các hoạt động kinh doanh khác, để tiền phải sinh ra tiền, một CLB có thể sống được, mà không cần quan tâm đến bất cứ một sự bảo trợ nào cả”, ông bầu Trần Ngọc Tâm của TOTO FC phân tích.

Trong vai trò một doanh nhân, ông bầu có số má trong đời sống bóng đá phong trào ở TP.HCM này có những tính toán khá chi li về chuyện kinh doanh, tiền bạc. Hiểu rộng ra, nếu một đội bóng trở thành sở hữu của cả một cộng đồng, chắc chắn cộng đồng ấy sẽ có trách nhiệm với nó.

Nhưng làm sao và bằng cách nào để cộng đồng thừa nhận đứa con tinh thần của mình, thừa nhận đội bóng là máu thịt của mình, là niềm tự hào và cả niềm đau của mình, mới khó (chắc chắn không thể học theo cách của XMXT.SG từng làm: Đánh công văn xin gửi tặng đội bóng lại cho TP.HCM).

Giải được bài toán này (như bóng đá phong trào đã làm được), bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam sẽ không bao giờ là sự đau đáu của một bộ phận những người tham gia cuộc chơi nữa.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

 

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X