Có rất nhiều điều khác biệt giữa Dortmund và Sevilla: Màu đỏ và trắng được nhìn nhận là “Pijo” (“sang trọng”) ở thành phố Sevilla, trong khi đội bóng Bundesliga tự hào về xuất thân “cổ cồn xanh”. Về mặt địa lý, đây là một cuộc đụng độ kịch tính giữa Bắc và Nam, nhưng fanbase của cả hai đội đều có chung một sự tôn thờ tuyệt đối, cực kỳ cuồng nhiệt và vô cùng trung thành...
Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!
Có thể bạn sẽ không ngay lập tức biết Ramon Rodríguez Verdejo là ai, và chắc chắn bạn sẽ không hề biết mức lương cộng tiền thưởng hàng năm của ông ta là bao nhiêu. Nhưng nếu bạn thậm chí chỉ dành một chút thời gian để chú ý đến và tìm hiểu về cuộc hành trình xây dựng nên một “đế chế danh hiệu” của Sevilla trong 16 năm qua, bạn sẽ biết rằng “Ramon táo bạo” còn được mọi người biết đến với cái tên Monchi – và bạn, cũng như tôi, sẽ đinh ninh rằng mức lương của ông ta phải ở mức 10 triệu Euro mỗi năm. (Spoiler: Không phải đâu.)
Không có gì phải bàn cãi, có những đội bóng tốt hơn tập thể này – hoặc thậm chí là bất kỳ phiên bản “Sevilla của Monchi” nào trong xuyên suốt 21 năm đảm nhận vai trò Giám đốc Thể thao của ông – đã được xây dựng, nhưng tôi không nghĩ rằng có bất kỳ cái tên nào đủ khả năng cạnh tranh với ông ấy danh xưng “Team Builder” (Người xây dựng đội ngũ) xuất sắc nhất lịch sử bóng đá hiện đại, thậm chí có lẽ là từ trước đến nay cũng chưa từng có. (Brian Clough, Bob Paisley và Alex Ferguson thời dẫn dắt Aberdeen: Tôi không quên họ khi đưa ra lời khẳng định này đâu.)
Lý do là ngay cả khi bạn đưa Sevilla của người đàn ông này vào một “bảng xếp hạng không phân chia hạng cân” (pound for pound) cùng các đội bóng khét tiếng về tuyển dụng và/hoặc đào tạo cầu thủ khác – bao gồm Celtic của năm 1967, Ajax vào những thời điểm đỉnh cao trong lịch sử đáng nể của họ, Barcelona dưới thời Pep Guardiola, Manchester United dưới thời Ferguson hay những gã nhà giàu chi tiêu cực kỳ hào phóng như AC Milan của những năm 1980 và những năm 1990, Real Madrid trong hai kỷ nguyên “Galacticos” lừng danh của họ (1955-1962/ 2000-2019) hoặc PSG vào thời điểm này – họ vẫn có thể dễ dàng leo lên “ngồi chung mâm” với những cái tên lừng lẫy đó.
Tại sao ư? Bởi vì Sevilla của Monchi không chỉ cực kỳ thành công, phá những kỷ lục và đang trên đà phát triển liên tục dưới thời Monchi, mà họ còn là một “selling club” (Câu lạc bộ chuyên bán người). Họ là một “selling club” mà chỉ cần bên hỏi mua đưa ra “mức giá phù hợp” thì sẽ luôn được chấp nhận, ngay cả khi một câu lạc bộ kình địch muốn có một trong những cầu thủ ngôi sao của họ. Nhấn mạnh là “luôn luôn”. (Tất nhiên, chuyện này không có nghĩa là “mức giá phù hợp” đó luôn không phải là một con số khổng lồ.) Tuy nhiên, bên cạnh đó, Sevilla cũng luôn là một “selling club” giỏi nhất thế giới trong việc “trinh sát”, đánh giá và mua, sau đó cải thiện, những cầu thủ mà các câu lạc bộ khác “chưa phát hiện ra”, không đánh giá cao hoặc sẽ không mạo hiểm.
Monchi chính là bộ não đằng sau quá trình đó. Trước khi ông nắm quyền, Sevilla đã không giành được một danh hiệu lớn nào kể từ năm 1948. Với những kế hoạch mà ông vạch ra, họ đã có 10, và thành tích ở Europa League của họ – 6 lần đăng quang kể từ năm 2006, trong đó có 3 lần liên tiếp giành chức vô địch từ năm 2013 đến 2016 – đã được ghi vào “Guinness Book of Records”. Đó là một hệ thống, nó bao gồm (hiện tại) 12 nhân viên “full-time” khác (và hàng trăm nhân viên trên toàn cầu) và đó là một quá trình liên tục được cập nhật để khai thác những công nghệ mới. Nhưng chắc chắn không một ai có thể nghi ngờ, đó là hệ thống của Monchi.
Ông, và phương pháp luận của mình, đã trở nên cực kỳ tuyệt vời không chỉ trong việc nhìn ra tài năng ở những người bị đánh giá thấp, mà thậm chí có thể không được chú ý đến, cùng với đó là những cầu thủ đang sắp có được sự bùng nổ và trở thành một ngôi sao được săn đón rầm rộ, đến mức nếu Monchi có thể chuyển dời chính xác những kỹ năng của mình sang môi trường chuyên nghiệp của cờ bạc hoặc thị trường chứng khoán, chúng sẽ kiếm về cho ông hàng trăm triệu. Hoặc thậm chí là hàng tỷ. Monchi giỏi đến vậy đấy. Nếu bạn muốn so sánh, hãy nghĩ đến Tiger Woods, Michael Jordan, Cristiano Ronaldo – những con người vốn đã cực kỳ tài năng, nhưng vẫn không ngừng tìm kiếm bên trong bản thân, và tất cả những người xung quanh mình, nhằm tìm ra những cách không chỉ để duy trì sự xuất sắc của bản thân, mà còn để cải thiện nó.
Monchi trong quá khứ từng là một thủ môn, ông đã khóc như mưa khi Sevilla phải xuống chơi ở giải hạng hai Tây Ban Nha, hồi năm 2000. Chủ tịch của Sevilla vào thời điểm đó – một câu lạc bộ đã bị đánh bật khỏi giải đấu hạng cao nhất bóng đá Tây Ban Nha, tình hình tài chính ảm đạm và cạn khô những ý tưởng – đã yêu cầu gã thủ môn 32 tuổi tương đối tầm thường này (“Nhận định tôi như vậy là đúng đấy,” ông thừa nhận) tiếp quản nhiệm vụ quản lý, điều hành mảng thể thao của toàn bộ câu lạc bộ, học viện đào tạo cầu thủ trẻ, phát triển đội ngũ, công tác chuyển nhượng và thậm chí là lựa chọn huấn luyện viên.
Monchi, thành thật mà nói, ban đầu hoàn toàn chẳng có trong đầu chút thông tin nào về chuyện mình đang làm gì và cần phải làm gì. Chính ông đã chia sẻ như vậy với nhà báo Graham Hunter. Nhưng kể từ thành công rõ ràng đầu tiên – ký hợp đồng với Javi Navarro theo dạng chuyển nhượng tự do (từ đại kình địch Valencia) vào mùa giải 2000/2001 và chứng kiến trung vệ đáng sợ này trở thành đội trưởng, chơi gần 200 trận cho Los Rojiblancos và cùng họ giành 5 danh hiệu lớn – cho đến hôm nay, Monchi đã trở thành nhân vật quan trọng nhất, thành công nhất trong toàn bộ lịch sử 131 năm của Sevilla và không ngừng tiến về phía trước.
Danh sách “những bản hit” mà Monchi đã tạo ra rất dài và đầy rẫy những ngôi sao lớn – từ Dani Alves đến Sergio Ramos, Jose Antonio Reyes đến Jules Kounde và Youssef En Nesyri – tất cả bọn họ đều được phát hiện, được “đánh bóng” và mang về lợi nhuận lớn khi được bán đi sau khi mang đến thành công, hoặc giúp Sevilla cạnh tranh ngôi đầu bảng của La Liga và đe dọa những tên tuổi hàng đầu ở Champions League. Nhưng lý do khiến thành công của Monchi trở nên đáng kinh ngạc đến vậy chính là việc ông đang “kiếm ăn” trong một “cái ao” còn hiện diện rất nhiều những con thú lớn đói khát khác muốn “kiếm chác” và tạo nên cho mình những chiếc răng to lớn, sắc bén hơn.
Jules Kounde
Đó không phải là thị trường “thượng đẳng”, nơi mà những số tiền lớn và triển vọng vô địch Champions League là công cụ thu hút nhân tài hàng đầu của một câu lạc bộ, mà là “thị trường toàn cầu”, nơi mà bạn phải là kẻ sắc bén nhất, nhanh nhẹn nhất, chắc chắn nhất, táo bạo nhất và thông minh nhất. Nơi mà bạn phải nghiên cứu, bàn bạc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến, hít thở thật sâu, tin tưởng vào các trinh sát và đồng nghiệp của mình … và sau đó mạo hiểm những khoản tiền hàng triệu.
Porto và Benfica là những câu lạc bộ xứng đáng được đánh giá cao hơn rất nhiều vì họ đã lùng sục khắp châu Âu và Nam Mỹ để tìm kiếm những viên kim cương chưa được mài dũa, đào tạo họ, sau đó – sau những mùa giải rất thành công – được bán đi với những mức giá thu về lợi nhuận lớn. Liverpool cũng vậy, trong những năm gần đây, câu lạc bộ này đã rất xuất sắc cả trong việc bán người và tuyền dụng. Lyon và Ajax cũng có thể vỗ ngực tự hào trong khía cạnh này. Nhưng nếu có một câu lạc bộ có thể sánh ngang với Sevilla về sự thành công rực rỡ của công tác chuyển nhượng trong lịch sử hiện đại của họ, được tạo nên trong khi chống lại các đối thủ sở hữu nguồn lực vượt trội ở trong nước và trên khắp châu Âu, thì đó có lẽ là Borussia Dortmund. Thật thú vị, vào rạng sáng ngày mai, họ sẽ chạm trán nhau ở đấu trường Champions League – và đây mới chỉ là lần thứ hai họ đối đầu nhau.
(Đáng chú ý, trong lần gần nhất hai gã khổng lồ trên thị trường chuyển nhượng đụng độ nhau, Sevilla của Gregorio Manzano, với sự góp mặt của Konko, Dabo và Alexis (các bạn có còn nhớ ai trong số họ không?) đã loại Dortmund của Jurgen Klopp, với sự góp mặt của Mats Hummels, Mario Gotze, Shinji Kagawa và Robert Lewandowski, ra khỏi cuộc chơi. Điều đó đồng nghĩa với việc Monchi 1, Dortmund 0 là thành tích hiện tại.)
Có rất nhiều điều khác biệt giữa Dortmund và Sevilla: Màu đỏ và trắng được nhìn nhận là “Pijo” (“sang trọng”) ở thành phố Sevilla, trong khi đội bóng Bundesliga tự hào về xuất thân “cổ cồn xanh”. Về mặt địa lý, đây là một cuộc đụng độ kịch tính giữa Bắc và Nam, nhưng fanbase của cả hai đội đều có chung một sự tôn thờ tuyệt đối, cực kỳ cuồng nhiệt và vô cùng trung thành – tất cả mọi người đều biết rằng họ nằm trong số những fanbase nổi tiếng và gây ấn tượng mạnh mẽ nhất thế giới. Và cũng giống như Sevilla sở hữu Monchi phi thường, thì Dortmund cũng có thể tự hào về Michael Zorc kỳ diệu.
Tương tự như bậc thầy của Sevilla, “gốc rễ bóng đá” và những kiến thức về môn thể thao này của Zorc đến từ sân cỏ, không phải trong lớp học hay phòng họp. Zorc từng là một tiền vệ kiệt xuất đã gắn bó trọn vẹn sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp với Dortmund, và ông đã bước vào công cuộc “chèo lái” Die Schwarzgelben vượt qua sự khủng hoảng và phá sản trong một khoảng thời gian dài hơn thời điểm Monchi trở thành thủ lĩnh của Sevilla khoảng 1 năm.
Hai người đàn ông này, rõ ràng, là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, không ngừng nghỉ – thông qua hoạt động trinh sát, mua người, bán người … và giờ đây là sự thăng tiến ở đấu trường danh giá nhất châu Âu. Nhưng điểm thu hút không chỉ có sự tranh đấu, mà còn có sự công nhận, thái độ “anh hùng trọng anh hùng” mà hai bên dành cho nhau.
Về Zorc, người đàn ông mà những thành tựu tuyệt vời nhất bao gồm chiêu mộ Klopp, mua và bán Pierre-Emerick Aubameyang, Robert Lewandowski, Mats Hummels, Mario Götze, Ilkay Gundogan, Christian Pulisic, giành được chữ ký của “cỗ máy ghi bàn” Erling Braut Haaland, cộng với việc thể hiện niềm tin vào Jadon Sancho và Jude Bellingham, Monchi đã ca ngợi: “Ông ấy là một trong những hình mẫu mà tôi học tập theo, một trong những vị giám đốc thể thao giỏi nhất thế giới. Những điều mà Zorc và đội ngũ trinh sát của ông ấy đã làm được trên thị trường thật đáng nể.”
“Dortmund là một đội bóng mà tất cả chúng ta đều biết rõ: Tôi thực sự ngưỡng mộ chất lượng cá nhân trong đội ngũ của họ. Họ là đội bóng duy nhất có thể cạnh tranh với Bayern ở Đức trong những năm gần đây, điều đó đã nói lên phần lớn trình độ của họ. Chúng tôi hoàn toàn có khả năng làm nên chuyện trước họ, nhưng đây sẽ không phải là một cuộc đụng độ dễ dàng.”
Phía Dortmund cũng nghĩ như vậy. Gần đây, Haaland đã chỉ ra rằng “nếu tiếp tục thi đấu với phong độ hiện tại, chúng tôi sẽ không có cơ hội giành chiến thắng trước Sevilla.”
Điều giúp mở ra khả năng Sevilla có thể tái hiện chiến thắng chung cuộc 3-2 của họ vào năm 2011 là thực tế rằng kể từ khi Monchi trở lại sau cuộc hành trình ngắn nhưng đầy sóng gió tại Roma, ông đang tiếp tục làm việc một cách vô cùng tuyệt vời – thậm chí là tuyệt vời nhất từ trước đến nay.
Lời giải thích ngắn gọn nhất có thể về “Phương pháp Monchi” là trong nửa đầu mùa giải, ông và đội ngũ cộng sự của mình sẽ quan sát (cả trực tiếp và qua video) đến 3.000 cầu thủ. Các cầu thủ mà họ quan sát sẽ được đánh giá trên thang điểm từ A đến E (A có nghĩa là cầu thủ đó cần được theo sát nhất có thể, E nghĩa là loại bỏ). Mỗi cầu thủ mà họ đang theo dõi nghiêm túc sẽ có tối đa 30 bản báo cáo và đến giữa mùa đông, họ sẽ có hàng nghìn “player files” cực kỳ chi tiết, được lọc ra bởi Monchi, người chỉ cống hiến hết mình cho những cầu thủ thuộc nhóm A và B mà hệ thống và các nhân viên của ông đã ưu tiên.
Sau đó, Monchi sẽ nói chuyện với huấn luyện viên của đội, người gần như sẽ không bao giờ nói “Tôi muốn cầu thủ này” thay vì bày tỏ mong muốn có một winger phải thuận chân trái, một sát thủ vòng cấm, một tiền đạo trung tâm cao to và giỏi không chiến, một tiền vệ tấn công, có khả năng xử lý bóng tốt, hay một pivote thiên về phòng ngự: Vậy là Monchi sẽ có ý tưởng về việc mình cần tập trung mang về những cầu thủ nào. Monchi và các cộng sự của ông sẽ xác định những cái tên và nghiên cứu sâu rộng về những cái tên đó theo định hướng là các mong muốn của huấn luyện viên, và sau đó xem xét giá cả, “khả năng chiêu mộ” và tính cách của họ.
Một nguyên tắc “bất di bất dịch” là bất kỳ mục tiêu chuyển nhượng nào cũng phải có tỷ lệ 70/30. 70% sẵn sàng phát huy và 30% tiềm năng phát triển. Đó là mức tối thiểu. Thỉnh thoảng, có những cầu thủ “đã nổi danh” như Alejandro "Papu" Gomez hoặc Fernando sẽ được ký hợp đồng với tỷ lệ 95/5 – đối với những cái tên đã được chứng minh có thể tỏa sáng và tạo ảnh hưởng ngay lập tức, các yếu tố “có tiềm năng phát triển thêm” hoặc “bán đi với giá cao” gần như có thể được loại bỏ.
Và vì vậy, một trong những lý do cho thấy Sevilla có thể sẽ sử dụng cuộc chạm trán Dortmund như một “cuộc nghiên cứu” là vì một vài bản hợp đồng 70/30 của Monchi hiện tại đang thi đấu với level 90/10.
Ví dụ, Jules Kounde, một trung vệ trẻ đầy năng nổ người Pháp – từng được Manchester City cố gắng ký hợp đồng vào mùa hè năm ngoái và có điều khoản phá vỡ hợp đồng lên đến 90 triệu Euro – chỉ 19 tháng sau khi gia nhập Sevilla, đã trông như thể anh đang chơi cho một đội bóng nằm dưới “level” của mình. Ngoài ra còn có Youssef En Nesyri: Một gương mặt chẳng mấy nổi bật khi được mang về từ Leganes chỉ một năm trước, chàng trai này hiện đang thể hiện một phong độ đáng gờm trong cuộc đua Pichini – anh đã liên tục vươn lên vị trí dẫn đầu trong cuộc đua vua phá lưới của La Liga, đứng trên những cái tên như Leo Messi, Karim Benzema và Luis Suarez – và đã lập 2 cú hattrick trong năm 2021. West Ham đã tiếp cận Youssef En Nesyri vào kỳ chuyển nhượng mùa đông – đây có thể nhìn nhận như một dấu hiệu khác về một cầu thủ được mua về với kỳ vọng có thể phát huy hết khả năng của mình trong 2 mùa giải tiếp theo, đã làm được điều đó trước kế hoạch khoảng 1 năm rưỡi.
Julen Lopetegui có một đội ngũ cực kỳ mạnh mẽ, Sevilla rất khó bị đánh bại, và không có lý do nào để không tin tưởng rằng họ có khả năng tiến vào vòng 8 đội của Champions League – điều mà họ mới chỉ làm được vào các năm 1958 và 2018. Nhưng cả Monchi, và đối thủ trực tiếp của ông, Zorc, đều là bằng chứng dành cho tất cả các câu lạc bộ, bất kể lớn, vừa và nhỏ, rằng nếu bạn tuyển dụng đúng người, nếu họ chăm chỉ một cách phi thường, nếu hệ thống và đội ngũ nhân viên của họ làm việc với đẳng cấp hàng đầu, thị trường chuyển nhượng có thể trở thành “bạn” của bạn và đưa bạn đến với những danh hiệu lớn, giúp bạn cạnh tranh sòng phẳng với các câu lạc bộ có ngân sách dồi dào hơn rất nhiều, và sự sung túc về tài chính mà Champions League hiện đang mang đến cho những cái tên có thể tiến xa.
Hãy dành một tràng pháo tay cho những người xây dựng đội ngũ!
Nguồn: Lược dịch từ bài viết “Sevilla hoping Champions League run can continue Monchi's success, but Dortmund test awaits” của ký giả Graham Hunter, đăng tải trên ESPN.
Vòng đấu thứ 11 giải vô địch quốc gia Italia sẽ khép lại bằng trận thư hùng đỉnh cao trên sân Giuseppe Meazza giữa hai đội đang nắm hai vị trí dẫn đầu bảng Seria hiện nay. Hai nhà vô địch trong hai mùa gần nhất sẽ đá trận giáp lá cà trực tiếp để phân định ngôi thứ đồng thời khẳng định tư cách ứng cử viên hàng đầu của mình. Trong trận quyết đấu, sẽ có những tình cảm dành riêng cho Antonio Conte, người đã từng rất được yêu mến ở Inter Milan.
Mang quân đến Giuseppe Meazza với biết bao bộn bề lo toan đang gặp phải, liệu Mikel Arteta có thể đưa con tàu Arsenal lành lặn trở về sau chuyến viếng thăm hứa hẹn đầy bất trắc đến thủ đô Italia.
Loạt trận thứ 4 Champions League mùa giải năm nay sẽ chứng kiến trận cầu tâm điểm của vòng đấu khi Liverpool sẽ là những người chủ nhà tiếp đón các nhà đương kim vô địch Bundesliga Bayer Leverkusen trên sân Anfield.
Manchester United cùng với HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy đã có chiến thắng tưng bừng hồi giữa tuần trước Leicester City sau khi chia tay Erik ten Hag. Có vẻ như chiếc lò xo hơn hai năm qua bị nén đã bật tung lên sau sự ra đi của chiến lược gia 54 tuổi người Hà Lan.