Trọng tài và El Clasico: Áp lực không tưởng!

Tác giả Fussballgott - Chủ Nhật 01/03/2020 09:28(GMT+7)

Zalo

Trước trận El Clasico rạng sáng mai, phóng viên Sid Lowe có buổi trao đổi với cựu trọng tài Eduardo Iturralde Gonzalez, người đã bắt 3 trận đấu giữa Barcelona và Real Madrid trong 17 năm làm việc của mình.

Trước trận El Clasico rạng sáng mai, phóng viên Sid Lowe có buổi trao đổi với cựu trọng tài Eduardo Iturralde Gonzalez, người đã bắt 3 trận đấu giữa Barcelona và Real Madrid trong 17 năm làm việc của mình.

Trọng tài và El Clasico Áp lực không tưởng! hình ảnh
 
“Iker Casillas tiến đến gần rồi nói: ‘Itu, em yêu anh lắm, nhưng đừng bao giờ bắt trận đấu nào của tụi em nữa nha”.
 
Eduardo Iturralde Gonzalez có vẻ thích thú với lời đề nghị đó lắm. Cựu trọng tài phá lên cười ngặt nghẽo. “Anh có biết tụi tôi kết luận rằng điều gì sướng nhất trong cuối tuần có trận Clasico không? Là được bắt một trận khác. Trận nào cũng được. Tuần đó mà được bắt một trong những trận còn lại thì anh có thể làm trò khùng điên tới cỡ nào cũng chả ai quan tâm; tất những gì anh làm, anh không tồn tại trên giấy, không ai thèm đếm xỉa tới anh. Bởi vì trận Clasico làm lu mờ tất cả”.
 
Thời điểm tốt nhất để chôn giấu những tin tức tồi tệ. Hoặc gần giống vậy. Itu hoàn toàn đồng ý.
 
“Còn nếu phải bắt Clasico, truyền thông sẽ chú ý bạn từng ly từng tí một. Áp lực không thể tưởng nổi. Ai cũng muốn gọi xin hỏi chuyện với bạn. Kiểu như ‘Alo, chúng tôi đến từ tờ báo sinh viên của đại học Mexico’. Kiểu vậy rất nhiều. Ai cũng gọi”.
 
Dĩ nhiên với cương vị trọng tài, bạn không thể trả lời những cuộc gọi đó và bạn cũng không thể nói một lời nào. “À tôi thì có” – Iturralde tiết lộ. “Thực ra người tôi có chút chút punk”.

(punk là loại nhạc rock nhanh, sắc bén, thường là với những bài hát ngắn, các nhạc cụ không rườm rà, và chủ đề thường là chính trị, đối lập hẳn với ý thức hệ thời đại đương thời)
 
Itu là trọng tài xuất sắc nhất của Tây Ban Nha trong hơn một thập niên, làm việc 17 năm ở giải đấu hàng đầu đất nước. Vâng, ông ấy cũng là người ưa miệng nữa. Ông ấy có ban riêng luôn, cho nên punk với ông ấy không phải điều gì xa lạ. Trong thời gian làm việc, ông đã bắt 3 trận Clasico: 1999, 2005 và 2010. Lẽ ra nó có thể còn nhiều hơn. Khi mà các trọng tài được chọn lựa bắt trận nào thông qua bốc thăm ngẫu nhiên (hoặc cứ cho là ngẫu nhiên), Itu không có lấy một cơ hội. Khi việc phân công được quyết định bởi hội đồng trọng tài – những người giỏi nhất được chọn lựa – ông đã được họ chọn 3 lần, nhưng ngay cả vậy vẫn chưa có gì đảm bảo cả. Real Madrid đã từ chối khi thấy tên ông trong danh sách 3 trọng tài có thể bắt trận Clasico ở chung kết Copa del Rey. Alberto Undiano Vallencano đã bắt trận đó. Madrid thắng 1-0. Các cLB được phép chọn trọng tài.
 
“Có hệ thống lớp lang rõ ràng để họ được phép chọn lựa một trong số 3 trọng tài có thể bắt chính. ‘Không, tôi không muốn thằng cha này’. Các CLB có thể làm như vậy. Tôi nghĩ họ không ưa cách tôi điều khiển trận đấu lắm”.

Itu
 
Trên thực tế, không ai hài lòng cả. Không ai cảm thấy hạnh phúc. Có một bài báo thế này – kiểu điển hình ở Tây Ban Nha, lấy thống kê kết quả thắng thua ra làm bằng chứng cho việc trọng tài có “thiên vị” trong khi sự thực truyền thông muốn thể hiện sự thiên vị - “Iturralde, có lợi cho Barcelona”.
 
“Yeah” – ông tự giễu. “Điều đó giống như tới Premier League thời điểm này và: “Trọng tài này, trọng tài nọ, có lợi cho Liverpool!”. Anh có thể làm gì? Dĩ nhiên là ‘có lợi cho Barcelona’ chứ sao, nhất là bắt các trận đấu của họ trong kỷ nguyên Guardiola”.
 
“Nghe giận hết sức đúng không?”. “Nhưng chúng tôi đã quen với việc đó rồi”.
 
Khi nói về những trận Clasico, quả thật sự có mặt của Iturralde báo hiệu thắng lợi cho Barcelona. Ông đã bắt lần lượt các trận mà Barcelona thắng 3-1, 3-0 và 5-0. Tất cả là tại trọng tài. Không có trận nào thua sít sao cả. Tổng tỉ số lên đến 11-1, gợi nhớ một tỉ số nổi tiếng trong lịch sử, xảy ra hồi năm 1943. Mọi người vẫn nhắc về nó đến tận bây giờ. Các quyết định của Iturralde đã được đem ra bàn luận và phân tích trước công chúng. Hàng loạt đoạn clip truyền hình được tua đi tua lại để đánh giá và chỉ trích. Nhưng Itu cho rằng tất cả những gì chúng ta thấy trên màn hình, bất kỳ thứ gì chúng ta thấy, đều không giống nhau.

“Tôi không nghĩ có ai xem lại nó mà thấy hứng thú; mọi người quá tập trung vào nó rồi”. “Khi về nhà, anh thấy hàng đống thứ mà anh không thấy trong suốt trận đấu. Nhưng tôi có thể nói như sau: trên truyền hình anh không thể thấy hàng tấn thứ xảy ra trên sân. Trên hết, tốc độ thực tế vượt xa cả dặm. Xem trên truyền hình giống như chúng tôi đang di chuyển rất chậm, nhưng sự thật là rất nhanh, các cách chúng tôi di chuyển rất nhanh. Không có máy thu hình nào trên thế giới có thể truyền tải hay bắt khoảnh khắc đó lại. Nghiêm túc mà nói thì truyền hình không phản ánh chính xác những gì diễn ra, đó là vấn đề xảy ra với VAR, dĩ nhiên rồi. Giảm tốc độ trận đấu là điều hết sức tồi tệ. Thể chất và tinh thần của cầu thủ đều rất rất nhanh”.
 
“Trong trận Clasico đầu tiên, tôi mới 28 tuổi. Trận đó tôi đuổi Roberto Carlos. (Christian) Panucci chạy lại chửi. ‘Cậu còn quá trẻ để bắt trận này!’”. Mười một năm sau, ông bắt trận 5-0 ở Camp Nou. Ông cũng là người điều khiển trận đấu mà Ronaldinho được cổ động viên ở Bernabeu vỗ tay tán thưởng sau khi anh kết liễu họ.
 
Ronaldinho: Ga Brazil ham tiec tung thay doi the gioi bong da (P5)
 
“Hết sức đặc biệt. Tôi lặng im trong một phút và nhìn thấy mọi người vỗ tay. Tôi quay sang cậu ta một lúc rồi mở miệng: ‘coi nào, trở lại giữa sân đi, cho trận đấu bắt đầu’. Cậu ấy cười lớn: ‘eh, anh tài cũng thích mà, đúng không?’. Ronaldinho rất khác biệt, luôn cười toe toét, lúc nào cũng sảng khoái. Nhìn thấy cậu ấy, anh phải nghĩ: ‘mẹ kiếp, gã này cưng hết sức’”.
 
“Nhưng Lionel Messi thì không. Anh nhìn cậu ta tự hỏi liệu cậu ta có vui vẻ không. Có lẽ bên trong Messi rất vui. Nhưng cậu ấy hiếm khi nào mỉm cười”.
 
Không bao giờ nói gì luôn?. “Không một từ. Chưa bao giờ. Rất nhiều cầu thủ cũng không nói chuyện, như Zinedine Zidane cũng không bao giờ hé miệng; Ronaldo cũng vậy. Thật kỳ lạ những người tôi có quen biết lại là những người ‘tồi tệ nhất’ – (Valery) Karpin, (Alekandr) Mostovoi này, những anh chàng này luôn nói chuyện thẳng thắn với tôi. Tôi thích họ. Ít nhất là nói ra trước mặt anh. Tôi không có vấn đề gì với (Jose) Mourinho. Còn Xavi là kiểu không ngừng nói được luôn đó. Mà cậu ấy thì luôn đứng sát bên tôi bởi vì vị trí thi đấu. Tất cả trận đấu đều dài thòng cho nên tôi sẽ trả lời họ. Tôi thử hỏi cầu thủ ‘chuyện gì xảy ra nếu tôi đâm sầm vào người anh làm hỏng đường chuyền?’”.
 
“Các cầu thủ không phản đối vì anh bắt ‘sai’; họ phản đối để lần sau anh bắt ‘đúng’ – nói cách khác là có lợi cho họ”.
 
“Tôi cũng nói nhiều lắm, nhưng nói theo kiểu ngang hàng với cầu thủ. Tôi nói bằng lối của họ, phong cách của họ, không bao giờ dùng kiểu chỉ huy. Mọi người đều nói (Antonio) Mateu Lahoz ưa đối thoại với cầu thủ, nhưng ví dụ nha, ông ấy thích nói nhưng không để cho cầu thủ nói. Đó không phải đối thoại. Đối thoại là cả hai cùng được nói”.
 
Đối thoại cũng không phải đối thoại nếu như đối phương chả thèm nói chuyện với trọng tài. “Messi không hé miệng lấy một câu. Tôi hoàn toàn bất lực khi cố tìm cách nói chuyện với cậu ấy, theo cách đã dùng với những cầu thủ khác. Có lần tôi nhớ cậu ấy ghi một bàn rất đẹp. Tôi nói với cậu ấy: ‘Này đừng có tự cao đấy nhé. Anh đây đã ghi cả đống bàn kiểu vậy’. Cậu ta nhìn tôi sững sờ và có lẽ đang nghĩ: ‘thằng cha đầu buồi này tính làm gì vậy?’. Nhưng cậu ta vẫn im thin thít. Thậm chí không thèm cười”.

Real Madrid vs Barcelona: El Clasico cua danh du
 
Sergio Ramos cũng không nói gì với Iturralde sau khi đá Messi lăn lộn trên sân trong trận Clasico 2010, khi mà Barcelona đã dẫn tới 5-0. Cậu ấy không cần phải nói gì. Quyết định chính xác. Cậu ấy cứ bước đi. Iturralde cảm nhận pha phạm lỗi từ trước.
 
“Đó là điều mà anh có thể ‘ngửi’ thấy được. Tôi thấy cậu ấy chạy sau lưng Messi liền nghĩ: ‘cậu ấy (Ramos) sắp đánh Messi rồi’. Hiểu rõ từng cầu thủ, hệ thống và cách di chuyển của họ rất quan trọng. Anh không thể chỉ biết luật, anh phải nắm bắt được trận đấu. Nếu tôi không ‘ngửi’ thấy, tôi sẽ không đến đúng chỗ để chứng kiến pha phạm lỗi”.
 
“Sau đó là cuộc hỗn chiến. Ramos đối đầu với (Carles) Puyol, Xavi cũng ở đó, hai thủ môn đang lao tới. Mọi người đều có va chạm với nhau. Tôi cố gắng để len vào giữa tách họ ra, nhưng không thể: cánh tay của họ khắp mọi nơi. Người duy nhất trong đứng trong đám đông là (Adreas) Iniesta. Tôi nói: ‘mẹ kiếp, cậu giống cái gì vậy?’. Cậu ấy đáp: ‘anh tài khoái lắm chứ gì!’.
 
Theo Sid Lowe | ESPN
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Đêm huyền ảo ở Munich

Thật không tưởng và kỳ lạ, nhưng giờ tôi có thể nói với bản thân mình, ‘Chúa ơi, thì ra cảm giác vô địch là thế này! Tôi luôn luôn tự hỏi nó sẽ như thế nào, nhưng giờ tôi đã biết rồi!’.

Khiến De Bruyne bực tức nhưng Pep đã cứu được 1 điểm cho Man City như thế nào?

Tuy mọi người thường xuyên bàn tán về chuyện Pep Guardiola có “sở thích” thực hiện những thay đổi kỳ lạ lên đội hình xuất trận của ông và khiến các đối thủ chỉ có thể “đoán mò” về ý đồ của mình, nhưng có một điều thường hay bị bỏ qua là việc ông ít khi tinh chỉnh nhân sự giữa các trận đấu.

Ngày hàng thủ Liverpool vô hiệu hóa mãnh thú Erling Haaland

Virgil Van Dijk phồng má và vòng tay ôm lấy Joe Gomez.Mohamed Salah có thể là người đã chọc thủng lưới Manchester City để giúp Liverpool giành được 3 điểm, nhưng chiến thắng đáng khâm phục mà The Reds có được trước nhà đương kim vô địch đã được xây dựng trên nền tảng là sự vững chắc của hệ thống phòng ngự.

X
top-arrow