Chiến thắng tại World Cup 2018 không thể làm mờ vấn đề của bóng đá Pháp nảy sinh từ chính xã hội, đó là sự xuất hiện của những cầu thủ gốc Phi trong màu áo Les Bleus.
Lịch để bàn 2025 - ấn phẩm ĐẶC BIỆT dành riêng cho fan bóng đá. Mang cả thế giới bóng đá đến với bàn làm việc của bạn! Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7 |
Thành công từ "black, blanc, beur"
Sau hai thập kỷ, đội tuyển Pháp một lần nữa đứng trên đỉnh bóng đá thế giới bằng cúp vàng World Cup 2018. "Les Bleus" hạ gục Croatia trong trận chung kết với cả 4 bàn thắng trực tiếp hoặc gián tiếp in dấu giày của những cầu thủ gốc Phi. Trong đội hình của họ cũng có 15/23 cầu thủ gốc Phi.
|
ĐT Pháp vô địch World Cup 2018 với rất nhiều cầu thủ gốc Phi trong đội hình. |
Nhưng không phải cả nước Pháp đều chấp nhận sự hòa hợp ấy, đâu đó vẫn còn những câu hỏi về chủng tộc trong việc lựa chọn các cầu thủ cho đội tuyển.
Điều này nghe có vẻ lạ lùng bởi năm 1998, ĐT Pháp cũng vô địch World Cup với rất nhiều cầu thủ gốc Phi trong đội hình. Cựu đội trưởng tuyển Pháp, Zinedine Zidane gần đây nói về chiến thắng năm 1998: "Đó không phải vấn đề về tôn giáo, màu da, chúng tôi không quan tâm. Cả đội chỉ sát cánh bên nhau và tận hưởng khoảnh khắc vô địch".
Đội tuyển Pháp từ lâu được biết đến với sự đa văn hóa, cũng như pha trộn với thuật ngữ "black, blanc, beur" (đen, trắng và Ả-rập) đã hai lần vô địch bóng đá thế giới. Danh hiệu trên sân cỏ dường như là minh chứng cho sự hài hòa trong xã hội Pháp, cũng như bất kỳ ai có thể vươn lên đến đỉnh cao ngành nghề của mình, bất kể màu da.
|
Thế hệ Zidane vô địch World Cup 1998 cũng với nhiều cầu thủ gốc Phi. |
Zidane, ngôi sao của kỳ World Cup 1998 có bố mẹ gốc Algeria. Zizou lớn lên trong khu "La Castellane" khét tiếng ở Marseille, một trong những khu phố có đời sống khó khăn nhất của thành phố. Hai thập kỷ sau, Kylian Mbappe - ngôi sao trẻ gốc Phi - lớn lên ở Bondy, ngoại ô Paris.
Nhiều người đánh giá thành công của năm 2018 là sự tiếp nối của 1998, cũng là minh chứng cho sự thành công của một xã hội đa văn hóa ở Pháp. Nhiều người Pháp khẳng định họ việc có quá nhiều cầu thủ gốc Phi trong đội hình vô địch chẳng thành vấn đề, bởi họ đã lớn lên ở Pháp từ nhỏ cho tới lớn.
Còn đó những tranh cãi
Bất chấp thành công đến từ một xã hội đa văn hóa, một số thành viên chính trường Pháp vẫn nhìn đội tuyển với ánh mắt phân biệt chủng tộc. Câu hỏi về chủng tộc trong đội tuyển Pháp đã xuất hiện ngay trước thềm World Cup 1998.
Người đứng đầu cánh tả của "Mặt trận quốc gia" (FN), Jean-Marie Le Pen từng gây xôn xao khi nhận xét một số cầu thủ là "người nước ngoài", những người chẳng biết hát quốc gia. Khi Le Pen bước vào vòng 2 của đợt tranh cử Tổng thống năm 2002, nhiều thành viên của đội hình vô địch năm 1998, bao gồm cả Marcel Desailly từng kêu gọi một chiến dịch chống lại ông này.
|
Marcel Desailly và nhiều cựu tuyển thủ Pháp đang đấu tranh chống lại sự phân biệt chủng tộc ở Pháp. |
Năm 2010, ĐT Pháp gây thất vọng trong kỳ World Cup diễn ra ở Nam Phi khi bị loại ngay từ vòng bảng, không thắng nổi trận nào. HLV trưởng Raymond Domenech được chỉ ra là tạo ra sự mâu thuẫn với các cầu thủ, đội trưởng Patrice Evra suýt tẩn nhau ngay trên sân tập với HLV thể lực, Robert Duverne.
Sau tất cả, thay vì đặt câu hỏi về năng lực quản lý của hai huấn luyện viên da trắng, công chúng chỉ biết đến những lời chỉ trích cho các cầu thủ của đội tuyển. Đặc biệt là Patrick Evra, một cầu thủ da màu.
Những lời chỉ trích bị đi quá đà khi nhà triết học Alain Finkielkraut gọi đội tuyển là "băng đảng của những tên trộm cướp với chất xã hội đen". Một số người còn đề cập đến việc các cầu thủ lớn lên từ những khu ngoại ô nghèo của Pháp, nơi được đánh giá là đầy rẫy tội phạm và những tệ nạn xã hội.
Marine Le Pen, lãnh đạo mới của FN cho rằng vấn đề của "Les Bleus" là những cầu thủ gốc Phi "có quốc gia khác trong tim họ".
|
15 trong số 23 cầu thủ của ĐT Pháp tại World Cup 2018 có gốc châu Phi. |
Kể từ đó, những cuộc tranh cãi chưa bao giờ dứt. Thậm chí, một số chính trị gia còn kêu gọi hạn chế suất lên tuyển của những cầu thủ da màu và Ả-rập. Họ đưa ra cách giải quyết cho những cầu thủ được sản sinh bởi hệ thống đào tạo trẻ Pháp là cho phép thi đấu ở một quốc gia khác.
Lập luận này còn đi xa hơn với khuôn mẫu phân biệt chủng tộc rằng các cầu thủ da trắng chơi dựa trên cái đầu nhiều hơn, còn các cầu thủ châu Phi và Ả-rập chơi theo phong cách "nhanh và mạnh mẽ".
Cúp vàng chưa thể xóa mờ
Thành công ở World Cup 2018 dù giúp củng cố thuật ngữ "black, blanc, beur" nhưng chưa đủ sức để thay đổi sự kỳ thị chủng tộc với nhiều người Pháp. Sau 20 năm kể từ chức vô địch World Cup lần đầu tiên của ĐT Pháp, khu nhà Zidane sống hồi còn nhỏ ở Marseille vẫn không có gì thay đổi.
Giống với nhiều khu vực dành cho người gốc nước ngoài sinh sống tại Pháp, nơi đây vẫn tồn tại nhiều vấn đề. La Castellane tiếp tục gây chú ý với bạo lực và nạn buôn bán ma túy.
|
Chiến thắng của ĐT Pháp tại World Cup 2018 làm người Pháp trở nên đoàn kết hơn nhưng chưa thể xóa mờ sự phân biệt chủng tộc.. |
Thành công của năm 1998 và 2018 chứng minh rằng những cầu thủ gốc Phi như Zidane hay Mbappe vẫn có thể bước lên đỉnh cao nghề nghiệp trong xã hội Pháp. Nhiều cầu thủ thậm chí còn lấn sân sang lĩnh vực chính trị như Lillian Thuram.
Thuram là một thành viên tích cực trong phong trào chống lại sự phân biệt chủng tộc ở Pháp. Cựu hậu vệ này thậm chí còn từ chối lời mời vào một vị trí trong chính phủ của cựu Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy vì những khác biệt quan điểm về vấn đề xã hội.
Dù "Les Bleus" đang hưởng trái ngọt từ chính sách "black, blanc, beur" nhưng bóng đá Pháp, hay xã hội Pháp vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng từ những định kiến phân biệt chủng tộc đang âm ỉ cháy.
Xem thêm những bài viết trên Xsbandinh.com về ĐT Pháp tại World Cup 2018:
Như Đạt (TTVN)