Trước những đổ vỡ của ĐTVN tại cúp bóng đá TP.HCM, nhìn về AFF Cup, rất nhiều ý kiến cho rằng thầy trò ông Calisto đang đi trên một hành trình giống hệt như 4 năm về trước.
4 năm trước, Tavares đã dẫn ĐTVN vào… toạ độ chết, tạo nên một Tiger Cup bê bối nhất trong lịch sử. Thực sự thì ĐT của Tavares ngày đó và của Calisto bât guiừ có gì tương đồng và bất đồng nhau?
Nói về mặt tính cách, cả Tavares và Calisto đều mang trong mình dòng máu nóng Latinh. 4 năm về trước, Tavares nóng nảy quát tháo các cầu thủ như thế nào, rồi nóng nảy “nắn gân” VFF ra sao là những chuyện "cả làng" đều biết.
Nhưng còn những chuyện nóng nảy ngoài công việc của Tavares thì có lẽ không nhiều người biết. Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Dậu, tài xế của Tavares thời điểm đó, thì rất nhiều lần ông thầy Nam Mĩ này đòi ngồi lái xe, và cũng rất nhiều lần chiếc xe do ông điều khiển đã va chạm, suýt gây tai nạn. Những lần như thế, Tavares thường lao xuống đòi đánh người va chạm với mình. Còn với Calisto, sự nóng nảy của ông được thể hiện qua một “Cú tung chân lịch sử”, sút thẳng vào mông người đồng nghiệp Constatine của Ấn Độ tại LG Cup 2002. Và chính sự nóng nảy đã trở thành bản ngã này nên trong hợp đồng ký với Calisto mới đây, VFF đã phải có điều khoản “chế tài tính cách”. Theo đó, nếu Calisto tiếp tục nóng, làm ảnh hưởng đến sức mạnh của ĐT thì ông sẽ bị trừ lương. Tư duy cầm quân Cùng chung một xuất phát điểm nóng nảy nhưng Tavares và Calisto lại thể hiện 2 kiểu tư duy cầm quân rất khác nhau. Tavares mạnh trong những giải đấu Cúp, với một chu kỳ tập luyện ngắn ngày. Điều đó giải thích vì sao trong lần đầu cầm ĐTVN (năm 1995), ông đã tạo nên một ĐT đầy sức sống tại Cúp Độc Lập. Đến lần thứ hai cầm ĐT (năm 2004), ông cũng tạo nên một ĐT rất tưng bừng tại LG Cup, rồi Agribank Cup. Thế nhưng vào đến Tiger Cup thì ĐT… chết. Calisto thì khác. Những gì ông làm được ở ĐTLA và ở chính ĐTQG năm 2002 chứng tỏ đây là một người rất giỏi tính đường xa. Thế nên trong các giải V.League, ĐT.LA của ông thường khởi đầu rất chậm, nhưng càng đá càng hay, và luôn kết thúc mùa giải với thứ hạng cao, trong đó có 2 lần vô địch. Không chỉ khác nhau ở khả năng “tính điểm rơi”, Tavares và Calisto còn khác nhau ở khả năng xây dựng đội hình và đọc trận đấu. Nếu Tavares thích sơ đồ 4-3-3 với thứ bóng đá tấn công, áp đặt đối thủ thì Calisto lại yêu thích sơ đồ 4-2-3-1 với tư tưởng phòng thủ - phản công. Nếu Tavares thường xây dựng một đội hình gần như bất biến thì Calisto lại xây dựng một đội hình động, cái “động” về mặt con người mà từ đó khả năng đọc trận đấu và thay đổi thế trận của ông được phát huy tối đa. Sự am hiểu về bóng đá Việt Nam Tavares có 45 ngày ở Việt
Chính vì điểm này nên chắc chắn Calisto sẽ hiểu BĐVN và cầu thủ VN hơn Tavares. Nhưng cũng chính vì điểm này mà khi ngồi vào ghế thuyền trưởng ĐTVN, cái tư duy vùng miền của Calisto sẽ nặng hơn rất nhiều so với Tavares. Vì Calisto dẫn ĐT.LA, một đội bóng miền Và đấy cũng là lý do mà bây giờ nhìn vào ĐT, người ta không khỏi nghi ngờ về việc ông đã ưu ái với cầu thủ này và nhóm người này, từ đó dẫn đến những cơn “sóng ngầm”. Tương lai màu gì? Rõ ràng giữa Tavares và Calisto có những sự khác biệt rất cơ bản. Tất nhiên sự khác biệt đó không chứng minh rằng, năm 2004 ĐT của Tavares thất bại, còn năm 2008 ĐT của Calisto sẽ thành công. Nhưng ít ra nó - cái sự khác biệt ấy cũng chứng minh rằng ĐT của Calisto không phải là ĐT của Tavares. Và vì thế đừng lấy “bóng ma” Tavares để đè lên Calisto, từ đó nhấn sâu thêm vào cuộc khủng hoảng tâm lý của Calisto. Hiện nay, đây đó đã xuất hiện tình trạng “dậu đổ bìm leo”, khi mà nhất nhất cái sai nào của ĐT cũng bị đổ lên đầu Calisto. Đấy là một cách làm không sòng phẳng. Và đấy cũng là một cách làm rất dễ đưa ông đi vào… “bóng ma Tavares”, chứ không phải tự thân ông và cái bản ngã của ông là một bản sao của “bóng ma Tavares”!
(Theo VTC)