Trong một ngày cuối năm 2005, Hà “tí tồ” (nickname của cựu danh thủ Triệu Quang Hà) gặp “bầu” Hiển (Chủ tịch tập đoàn T&T). Họ tâm sự với nhau về tham vọng làm bóng đá và nhanh chóng gặp nhau về quan điểm: có tiền, có đam mê và có chuyên môn bóng đá là làm được tất.
Không làm bóng đá “chụp giật” Cuộc gặp đó chỉ là điểm khởi đầu của nhiều cuộc gặp khác, trong đó ông Đỗ Quang Hiển và Triệu Quang Hà cùng nhau vẽ ra lộ trình và tính chuyện khai sinh đội bóng. Nói là làm, ngay trong năm đó, đội bóng T&T ra đời, kịp tham dự giải hạng Ba 2006 với nòng cốt là nhiều cầu thủ “quá date” của Thể Công, Thanh Hoá, Hà Nội… Là ông chủ tập đoàn kinh tế kinh doanh nhiều ngành, ông Hiển hiểu kinh doanh là phải đi tắt đón đầu, nhưng với ông bóng đá thì không làm thế được.
Hai năm lên hai hạng, thực ra đó chưa phải là điều gì ghê gớm. Nhưng cái khác của T&T là ở chỗ, nhiều “đại gia” nhảy vào bóng đá sẵn sàng vung tiền tỷ mua lại một đội bóng Sở, ngành, còn T&T muốn làm bóng đá theo cách của mình. Bắt đầu từ năm tới, bên cạnh đội 1 bước vào hạng Nhất với mục tiêu lên thẳng V-League, các lứa U của T&T cũng bắt đầu góp mặt tại các giải trẻ trong hệ thống của VFF sau nhiều năm “èo uột” của bóng đá trẻ Hà Nội. Cái quan điểm làm bóng đá từ tuổi U của Hà “tí tồ” bước đầu đã cho thấy hiệu quả: nhiều trụ cột dù đã cống hiến trong 2 năm đầu đã được cho nghỉ, thay vào đó là lứa trẻ được đào tạo tử tế và vừa thắng to tại giải giao hữu Thành Long cũng như “quật” đội hình 2 của Thể Công tới 3 bàn không gỡ. Nếu đem so với Thể Công, T&T còn kém về lực lượng trẻ, còn nếu so với hai đội bóng doanh nghiệp “đàn anh” của Hà Nội là HN.ACB và HP.HN thì thầy trò Hà “tí tồ” chẳng thua, nếu không muốn nói là nhỉnh hơn vài phần. Năm tới, T&T còn định mở một trung tâm đào tạo lớn nhất Hà thành. Sự thật đã chứng minh phần nào, trong khi T&T vững chắc đi lên từng bước một thì hai “đại gia” vốn xây dựng đội bóng theo kiểu “hớt ngọn” và dùng tiền chiêu binh tứ xứ đang vật vã ở đấu trường chuyên nghiệp. Trong bối cảnh bóng đá Việt Nam đang quá độ lên chuyên, khi yếu tố truyền thống đang tạm bị sức mạnh cơm áo, cơ chế làm lu mờ, cơ hội để những đội bóng có tiềm lực và có bước đi đúng hướng bứt lên là rõ rệt. T&T nằm trong số đó. “Đại gia” biết dùng tiền Thầy trẻ, trò trẻ và ông bầu cũng “trẻ” (nếu nói về “tuổi nghề” và sự am tường đường đi của trái bóng trên sân cỏ Việt
Từ trời nam, Hoàng Sơn và Minh Hải cũng bỏ đất Long An, Gia Lai ra bắc với hy vọng tìm được mảnh đất thể hiện mình trong những năm cuối sự nghiệp. Cùng với những cầu thủ được tăng cường từ "người anh em" SHB Đà Nẵng như Văn Học, Hồng Quảng, T&T coi như có một lực lượng “hòm hòm” cho mùa giải mới. Tuy nhiên, để “hút” khán giả thì không thể không có “sao” và để hiện thực hoá tham vọng “nhảy tam cấp” lên thẳng V-League cũng không thể không có “sao”. Chính vì thế, “bầu” Hiển chấp nhận chiêu mộ những tài năng đang vào độ chín dù với mức giá nào. Sau khi mắc hớ với Huy Hoàng (cầu thủ của TCDK.SLNA ký bản ghi nhớ chuyển về T&T với giá xấp xỉ 3 tỷ đồng nhưng lại tiếp tục ở lại xứ Nghệ), T&T đã có được chữ ký của thủ môn Dương Hồng Sơn với ngót nghét 1.7 tỷ và hậu vệ trẻ Văn Thành (Thanh Hoá). Trước khi mùa chuyển nhượng kết thúc, Long Giang cũng chuyển về từ Tiền Giang theo hợp đồng cho mượn (dù không tiết lộ nhưng cũng lên tới hàng trăm triệu) và có nguời còn cho rằng đó chỉ là bước đệm trước khi trung vệ đội Olympic này về đầu quân hẳn. Thông qua kênh môi giới của công ty Đại Nguyên, T&T cũng “bắt” được 2 ngoại binh “thứ dữ” là Cassiano (từng chơi cho Boca Junior) và Cristiano, hậu vệ trái của Benfica. Không còn ở đỉnh cao phong độ, nhưng cặp đôi Brazil này vẫn được đánh giá là “quái thủ” với kỹ năng chơi bóng đẳng cấp và kinh nghiệm chinh chiến đỉnh cao. Thực tế, cặp đôi này đã chứng tỏ mình xứng đáng với đồng tiền bát gạo của “ông chủ” (100.000 USD phí chuyển nhượng cho Cassiano và 80.000 USD cho Cristiano) trong những trận giao hữu trước mùa giải và đuợc giới chuyên môn tấm tắc: “Có hai anh chàng “lắm chiêu” này, khán giả phải đến sân Hàng Đẫy xem T&T”. Cùng với Maxwell từ Đồng Tháp, T&T đã có đủ ba suất ngoại binh chất lượng để bắt đầu cuộc chinh phục. Hỏi “ông” HLV trưởng Triệu Quang Hà rằng lần đầu quản “sao” có sợ “loạn” như người “đàn anh” HP.HN hay không, Hà cười lành nhưng chắc chắn: “Đã vào đội là không có trăng, sao gì hết. T&T có được như hôm nay là nhờ kỷ luật, nên tôi sẽ nắn tất cả vào khuôn phép vì mục tiêu chung”. Sân chơi hạng Nhất là thử thách lớn gấp nhiều lần, và câu trả lời chỉ có ở cuối mùa giải. Nhưng ngó đi ngó lại các đối thủ thực sự “máu ăn thua” ở hạng Nhất cũng không có nhiều, nên đừng nói T&T không có “cửa”!
T&T là con chung của Triệu Quang Hà (trái) và ông Đỗ Quang Hiển
Vừa đá hạng Ba, vừa dạy tuyến trẻ, Hà “tí tồ” đã gọi thêm được nhiều đồng nghiệp tâm huyết như Nguyễn Quốc Trung,
Hồng Sơn và các ngoại binh chất lượng sẽ giúp T&T cất cánh?
Chính vì thế, hai cái đầu lại gật và T&T chấp nhận Tiêu Tiền. Có tiền của ông Chủ tịch, có quan hệ của Hà “tí tồ”, việc chiêu binh của T&T suôn sẻ. Như Thuần sau một năm quen chỗ trên ghế dự bị của HP.HN đã khăn gói về với Hà, cùng lứa còn có Sỹ Sơn - lão tướng xứ Nghệ.
(Theo Dân Trí)