1. Ban nhạc Pop Boney M đến khi tới tuổi cầm sổ hưu mới ghé chân tới Việt Nam, biểu diễn ở trung tâm triển lãm Giảng Võ, Hà Nội. Có một thực tế là những ban nhạc không “rẻ tiền” và có đẳng cấp thực sự nếu đi làm “sô” kiếm cơm hoặc muốn khuếch trương hình ảnh của mình ở thị trường Đông Nam Á, họ sẽ đến Thái Lan, Singapore hoặc Malaysia.
Linkin Park, một trong những ban nhạc Rock trứ danh, khi chọn điểm dừng chân ở Đông Nam Á cũng không đếm xỉa tới các nước khác trong khu vực, ngoài Thái Lan trong chuyến lưu diễn năm 2007.
2. VN là 1 trong những nước có vấn đề về bản quyền do nền kinh tế đang ở thời kỳ chuyển đổi. Công ước Bern được thừa nhận ở Việt Nam từ năm 2004. Mặc dù đã có nhiều cố gắng thực hiện nhưng nạn hàng nhái ở VN, từ thời trang, mĩ phẩm cho tới băng đĩa hiện nay vẫn còn tồn tại.
Porto B chưa phải là một đội bóng đủ mạnh để tạo
Thực trạng này liên quan tới một vấn đề: Nếu một CLB nào đó muốn kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ hay các vật phẩm khác của mình tại VN, có thể họ sẽ thất bại. Lượng hàng lậu và hàng nhái từ Trung Quốc chuyển sang VN rất khó kiểm soát. Chẳng hạn, 1 chiếc áo M.U ở châu Âu giá khoảng 100 USD thì ở VN, người ta có thể mua chỉ với 50 ngàn đồng cho một cái hàng nhái, có hình dáng tương tự và dĩ nhiên là chất lượng kém hơn.
3. Cách nay 2 năm, có một hội nghị về truyền hình trả tiền ở VN. Các con số thống kê đưa ra hết sức ấn tượng. Chỉ trong vòng 2 năm, 2004 và 2005, số đầu thuê bao truyền hình trả tiền đã tăng tới 7 lần, đẩy tổng số thuê bao lên tới hơn 470 ngàn.
Cứ cho là đà phát triển kia trong hơn 1 năm qua đã giảm đi 1 nửa, vì đặc điểm khách hàng truyền hình mang tính ổn định rất cao và khi đã đạt tới ngưỡng thì dễ bão hòa, thì hiện nay có khoảng 1,5 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền.
Thậm chí, VN là một trong những đất nước hiếm hoi mà truyền hình quảng bá (như VTV1-VTV3…) lại hùng mạnh hơn truyền hình trả tiền. Nhưng ngay cả những kênh truyền hình như thế cũng không thể giúp họ cáng đáng công việc làm bầu sô cho những sự kiện tầm cỡ thế giới được tổ chức ngay ở VN được.
Nếu tính riêng trên lĩnh vực bóng đá, để có sóng ở một giải đấu như AFF Cup, người ta chỉ cần bỏ ra khoảng vài chục ngàn USD, là chuyện đơn giản. Nhưng ở World Cup hay EURO, rất khác. World Cup 2006, tiền bản quyền truyền hình ở VN là hơn 2 triệu USD. Còn ở EURO 2008, nó giảm xuống còn hơn 1 nửa, khoảng 1,3 triệu USD. Và nên nhớ, ở World Cup là 64 trận đấu cả thảy. EURO ít hơn, cũng lên tới 31 trận.
Còn đằng này, để mời M.U sang đấy đá 1-2 trận, cần có tới 2 triệu USD!
4. Ba vấn đề nói trên cũng chính là những cản trở tới tiến trình đưa các CLB bóng đá nổi tiếng thế giới đến VN thi đấu. Phải chấp nhận một thực tế: thương hiệu VN không nằm trong số những trường hợp ưu tiên hàng đầu xét trên nhiều bình diện quốc tế. Phải thấy rằng, nạn hàng nhái và thói quen tiêu dùng của người VN không phải là thông số tốt cho những đơn vị kinh doanh thương hiệu. Và cũng phải nói rằng, truyền hình đáng ra phải là nguồn thu nhập lớn nhất cho bóng đá, thể thao thì giờ đây lại mới chỉ đảm bảo ở tiêu chí phục vụ cơ bản.
Nhìn một cách toàn diện như vậy, mới thấy, mời 1 CLB như M.U sang VN không phải là chuyện của riêng lĩnh vực bóng đá. Nó còn phản ánh về một thực trạng của VN chúng ta đến nay vẫn chưa đạt tới tầm vóc phát triển trên nhiều phương diện.
(Theo Thể Thao Văn Hóa)