Thứ Hai, 11/11/2024 Mới nhất
Zalo

Dư âm Champions League: Người Anh đã hết thời?

Thứ Năm 08/04/2010 11:33(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Có 3 điểm chung giữa Louis van Gaal và Jose Mourinho. Đầu tiên, họ là 2 HLV hiếm hoi từng dẫn dắt 3 đội bóng khác nhau vào tới vòng bán kết của Champions League. Thứ hai, họ vừa cùng nhau dập tắt những niềm hy vọng của người Anh tại đấu trường số một Châu Âu ở cấp CLB. Và cuối cùng, họ đã khiến tất cả phải đặt một câu hỏi sau khi vòng tứ kết của Champions League kết thúc: phải chăng thời kỳ đỉnh cao của người Anh đã hết?

>>> "Hiệu ứng" Rooney không thể giúp MU ca vang giai điệu hạnh phúc ở Old Trafford
>>> "Thánh" Lionel Messi nhấn chìm Arsenal tại Nou Camp

Trong giai đoạn 1976-1984, người Anh đã thống trị hoàn toàn nền bóng đá cựu lục địa với 7 chức vô địch trong 8 mùa giải. Đó là những năm đỉnh cao của Liverpool (4 lần đăng quang), Nottingham Forest (2 lần vô địch) và Aston Villa. Thành tích mà những đội bóng Anh có được còn ấn tượng hơn nữa nếu biết rằng trước đó mới chỉ có M.U từng bước lên bục cao nhất tại giải đấu hàng đầu Châu Âu ở cấp CLB (mùa giải 1967/68) trong suốt hơn 2 thập kỷ đầu tiên của European Cup - tiền thân của Champions League ngày nay. Xét trên cả chiều dài lịch sử 55 năm tồn tại của giải đấu danh giá nhất cựu lục địa, chưa có nền bóng đá của quốc gia nào lại tạo dựng được sự thống trị như bóng đá Anh đã làm được trong giai đoạn 1976-1984.

Nhưng ngay sau những ngày nắng đẹp là những ngày mưa buồn ảm đạm. Thảm họa Heysel xảy ra ngay trước trận chung kết European Cup giữa Liverpool và Juventus đã cướp đi sinh mạng của 39 CĐV đồng thời cũng khiến cho bóng đá Anh phải chịu lệnh cấm thi đấu tại các Cúp Châu Âu trong 5 năm kể từ 1985 tới 1990. Đó là thời kỳ thực sự đen tối đối với các CLB Anh nhưng lại mở ra cơ hội cho những nền bóng đá khác.

M.U đánh dấu sự trở lại của bóng đá Anh với chức vô địch Champions League mùa giải 1998/99
sau khi vượt qua Bayern Munich với tỷ số 2-1 trong trận chung kết.

Sau giai đoạn này, các đội bóng Anh phải mất thêm 9 năm chờ đợi mới có thể trở lại với đỉnh cao của bóng đá Châu Âu bằng chiến công của M.U ở mùa giải 1998/99 (vượt qua Bayern Munich trong trận chung kết với 102 giây cuối cùng đầy kỳ diệu). Chức vô địch của M.U cũng đồng thời mở ra một giai đoạn thống trị mới của bóng đá Anh tại đấu trường Châu Âu dù không có được sự áp đảo hoàn toàn như giai đoạn 1976-1984.

Trong 6 mùa giải ở giai đoạn 2003-2009, vòng bán kết của Champions League luôn có sự góp mặt của ít nhất 1 đội bóng đến từ nước Anh. Đặc biệt, trong 3 mùa giải liên tiếp gần đây (từ 2006 tới 2009), 4 đội bóng vào tới bán kết thì có tới 3 đội là những đại diện của Premier League. Trong 6 năm đỉnh cao này, những người Anh đã 5 lần góp mặt trong trận chung kết của Champions League, trong đó có một cuộc đấu nội bộ giữa M.U và Chelsea ở mùa giải 2007/08. 6 năm thống trị của bóng đá xứ sương mù được đánh dấu bằng các chức vô địch của Liverpool ở mùa giải 2004/05 và M.U ở mùa giải 2007/08.

Sự thắng thế của bóng đá Anh có được là nhờ những ưu thế rõ ràng về tài chính khiến các CLB Anh trong một thời gian dài luôn là điểm đến mơ ước của các cầu thủ hàng đầu thế giới thay vì những bến đậu khác tại Tây Ban Nha hay Italia. Thế nhưng, khi người Anh ngỡ họ còn có thể thống trị bóng đá cựu lục địa lâu hơn nữa thì đã có những dấu hiệu vùng lên từ phần còn lại.

Khi M.U gục ngã toàn diện trước một Barcelona tỉnh táo và hiệu quả hơn rất nhiều trong trận chung kết Champions League ở mùa giải 2008/09, người ta bắt đầu đặt câu hỏi về sự trở lại của người Tây Ban Nha và cùng với đó là sự kết thúc một chu kỳ thành công của người Anh. Những cơ sở cho nhận định này dần rõ ràng hơn khi Real Madrid ném vào thị trường chuyển nhượng mùa Hè năm ngoái cả núi tiền để đưa về Bernabeu những tên tuổi như Kaka, Karim Benzema và Cristiano Ronalo - một dấu hiệu cho thấy trung tâm của bóng đá Châu Âu dần dịch chuyển từ Anh về Tây Ban Nha.

Thế rồi, những đội bóng Anh rủ nhau lần lượt quỵ ngã ở mùa giải này như để minh chứng rằng những nghi ngờ về sự hết thời của bóng đá xứ sương mù tại đấu trường Châu Âu là hoàn toàn có cơ sở. Sau khi vòng bảng kết thúc, chỉ còn 3 đội bóng Anh trụ lại vì "Vua đá cúp" Liverpool đã bị loại một cách rất đáng thất vọng. Ở vòng đấu loại trực tiếp đầu tiên, người Anh mất thêm Chelsea sau khi đội bóng này không thể làm gì trước Inter Milan của người cũ Jose Mourinho. Và mới nhất, M.U bị Bayern Munich quật ngã nhờ luật bàn thắng sân khách trong khi Arsenal hoàn toàn lép vế trước một Barcelona với Lionel Messi dường như tới từ... hành tinh khác.

11 năm sau, chính M.U lại đón nhận 1 thất bại trước Bayern Munich và hình ảnh buồn bã của đội
bóng áo đỏ sẽ đánh dấu chấm hết cho một chu kỳ thành công của bóng đá Anh tại đấu trường
Champions League.

Như vậy, lần đầu tiên sau 7 năm liên tiếp, không còn một đại diện nào của Premier League trụ lại tại vòng bán kết của Champions League. Trận chung kết của mùa giải năm nay trên sân Bernabeu cũng sẽ là lần đầu tiên sau 5 năm liên tiếp không có ít nhất 1 đội bóng Anh góp mặt. Đó là một sự thật không hề dễ chịu chút nào nhưng người Anh buộc phải chấp nhận nó cũng giống như chấp nhận việc đội tuyển Anh chưa từng 1 lần vô địch EURO.

Vậy phải chăng người Anh đã hết thời thịnh trị tại đấu trường Champions League?

Sẽ là quá sớm để ngay lập tức đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên, có nhiều cơ sở để nhận định rằng cái ngày người Anh phải chấp nhận chu kỳ thành công của họ đã hết cũng không còn xa nữa. Thực tế là các đội bóng Anh đang có những hạn chế nhất định so với các đối thủ đến từ các nền bóng đá lớn khác, đặc biệt là từ Tây Ban Nha và Italia.

Đầu tiên, các CLB của Anh đang thực sự dậm chân tại chỗ trong công tác đào tạo trẻ. Đã lâu lắm rồi người ta không thấy được sự ra đời của những lứa cầu thủ giàu triển vọng (và thực sự đã thành công vang dội sau đó) như lứa cầu thủ của những David Beckham, Gary Neville, Paul Scholes tại M.U hay lứa Michael Owen, Steve McManaman, Steven Gerrard của Liverpool. Một lò cầu thủ trẻ tiếng tăm một thời như M.U nay chỉ họa hoằn lắm mới cho ra mắt được những sản phẩm tự đào tạo hứa hẹn như Darron Gibson.

Trong những năm qua, các đội bóng Anh đã trở thành mục tiêu nhắm tới của những tỷ phú lắm tiền nhiều của và không ít trong số các đại diện của Premier League đã thuộc sở hữu của những nhân vật có khối lượng tài sản khổng lồ. Tất nhiên, để đáp ứng những tham vọng lớn sau khi bỏ ra những khoản đầu tư không nhỏ, những ông chủ sẽ vung tiền để đưa về thật nhiều ngôi sao nhằm gặt hái thành công một cách nhanh nhất và việc công tác đào tạo trẻ ngày càng bị xem nhẹ là một hệ quả tất yếu.

Hãy xem Barca đang thành công đến thế nào với những sản phẩm từ lò đào tạo La Masia của họ trong khi Sir Alex vẫn tung vào sân những lão tướng quá già cỗi như Paul Scholes, Gary Neville và sau cùng là Ryan Giggs ở trận lượt đi với Bayern Munich. Tổng số tuổi của bộ ba cận vệ già này là 106 trong khi thống kê tương tự của những người đá chính tại lượt về như Darron Gibson, Rafael và Antonio Valencia chỉ là 65. Đó là một sự thức tỉnh nhưng là không đủ để cứu vãn giấc mơ Champions League của M.U. Những mô hình đào tạo cầu thủ trẻ như của Barca không phải là quá hiếm hoi tại Tây Ban Nha và thậm chí là tại Italia. Trong khi đó, tại nước Anh, những lò đào tạo cầu thủ trẻ thành công như West Ham là quá ít ỏi và ngay cả một đội bóng trọng dụng cầu thủ trẻ như Arsenal cũng dựa trên cách lựa "ngọc thô" từ khắp nơi về mài giũa.

Cú sút của Arjen Robben đã loại nốt đại diện của cuối cùng của bóng đá Anh tại Champions
League. Như vậy, sau Jose Mourinho, Robben là người quen cũ thứ hai của bóng đá Anh trực tiếp
góp phần loại các CLB Anh khỏi đấu trường số một Châu Âu.

Không chỉ lép vế ở khâu đào tạo trẻ, bóng đá Anh cũng không còn chiếm thế thượng phong trên thị trường chuyển nhượng nữa. Đã qua rồi cái thời Chelsea đi khắp nơi tuyển mộ nhân tài với những lời đề nghị không thể từ chối bởi ông chủ Roman Abramovich của họ cũng đang bắt đầu phải làm quen với 2 từ "tiết kiệm". Những M.U, Arsenal hay Liverpool cũng không phải là những bến đậu đáng mơ ước hàng đầu so với những Real Madrid hay Barcelona. Ngay cả trong thời kỳ Abramovich còn rộng rãi trong việc chi tiêu, Chelsea cũng không thể tạo nên những thương vụ đình đám kiểu như Florentino Perez đưa bộ ba Kaka - CR7 - Benzema cập bến Bernabeu chỉ trong một kỳ chuyển nhượng.

Người Anh đã thực sự hết thời tại đấu trường Champions League hay chưa, câu hỏi ấy vẫn còn cần thêm thời gian để có câu trả lời thỏa đáng nhất. Ngay từ lúc này, những đại diện hàng đầu của Premier League như nhóm Big Four sẽ phải lên những kế hoạch tự làm mới mình càng nhanh càng tốt để chứng minh rằng những thất bại ở mùa giải này chỉ là những tai nạn. Nếu họ không làm được điều đó, việc tìm câu trả lời cho câu hỏi "Người Anh đã hết thời?" xem ra không quá khó khăn.

Hoàng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Wolves và Brentford cùng khát điểm: Trận đấu căng thẳng ngày 5/10

Wolves và Brentford cùng khát điểm: Trận đấu căng thẳng ngày 5/10

Wolves và Brentford cùng khát điểm: Trận đấu căng thẳng ngày 5/10

Trận đấu ngày 5/10/2024 giữa "Bầy Sói" Wolves và "Bầy Ong" Brentford là cuộc đọ sức quan trọng khi cả hai đội đều gặp khó khăn sau khởi đầu không suôn sẻ. Cả Wolves và Brentford đều cần một chiến thắng để thoát khỏi chuỗi trận thất bại, hứa hẹn một cuộc đấu căng thẳng và đầy kịch tính.

Wolves đối đầu Liverpool: Khát khao điểm số tại Molineux

Wolves đối đầu Liverpool: Khát khao điểm số tại Molineux

Wolves đối đầu Liverpool: Khát khao điểm số tại Molineux

Cuộc đối đầu giữa Wolverhampton (Wolves) và Liverpool vào tối thứ Bảy 28/9 tới hứa hẹn sẽ đầy kịch tính, khi hai đội đang ở hai thái cực trái ngược. Liverpool, với phong độ ấn tượng, tự tin giữ vững vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng. Trong khi đó, Wolves đang gặp khó khăn sau trận thua tại Villa Park, nhưng họ hiểu rằng chiến thắng là điều tối quan trọng để cải thiện thứ hạng. Sân Molineux sẽ là nơi mà “Bầy sói” quyết tâm thể hiện sức mạnh và khát khao giành điểm số. 

Bia Việt đóng góp 3,5 tỷ đồng nhằm chung tay cùng đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

Bia Việt đóng góp 3,5 tỷ đồng nhằm chung tay cùng đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

Bia Việt đóng góp 3,5 tỷ đồng nhằm chung tay cùng đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

Tháng 9 vừa qua, siêu bão Yagi với sức tàn phá kinh hoàng đã đổ bộ miền Bắc Việt Nam kèm theo theo tình trạng lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt sau bão, để lại những hậu quả nặng nề cho nhiều cộng đồng địa phương. Hướng về đồng bào miền Bắc, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp và mạnh thường quân trên khắp mọi miền đất nước đã và đang quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do bão lũ trong những ngày qua.

Xem thêm
top-arrow
X