Quay như đèn cù với những vụ kiện tụng liên tục mà đoàn thể thao VN “dành” cho BTC, tướng Hoàng Vĩnh Giang đã tâm sự rất thật trong tiếng thở dài: “Ở SEA Games ngoài luật còn có lệ, đành phải “chiến đấu” cả trong lẫn ngoài sân thôi chứ biết làm sao!”.
Ông Giang nói câu này với tư cách của một người quá hiểu thể thao Đông Nam Á và quá tài trong cách tìm “cửa” lấy HC trong hoàn cảnh nước chủ nhà đang vào vụ gặt. Trước và Ngay sau ngày khai mạc hoành tráng với những lời tuyên thệ rình rang về tinh thần thể thao, thượng võ và đoàn kết, SEA Games 24 đã quay cuồng với những vụ lùm xùm không đáng có. Vụ chiếc HCV nhọc nhằn của cặp Thu Hà - Bá Đông suýt bị “cướp” trắng trên tay còn chưa nguôi sức nóng thì đến chiếc HCĐ đổ đèo của Thuỳ Trang bị BTC lăm le giữ làm “của riêng”. Cách lý giải cho điều này thật đơn giản, luật của SEA Games khác với luật quốc tế và đã chơi SEA Games thì phải theo luật SEA Games. Chỉ có điều, cái gọi là luật SEA Games đó lại thay đổi xoành xoạch theo từng kỳ đại hội và theo ý muốn của nước tổ chức sao cho quyền lợi của nước chủ nhà được tối ưu hoá. Bằng chứng là cặp Thu Hà - Bá Đông đã trình diễn rất “đỉnh” nhưng suýt mất HCV (nếu chiều theo đúng luật quốc tế) vì kém cặp của nước chủ nhà ở chỉ số phụ. Nhưng sau 1 hồi tranh cãi, “vận động hành lang”, đoàn VN đã lấy được chiếc HCV dù phải chấp nhận “cưa đôi” vinh quang với đội chủ nhà. Cái đó chưa hề có trong luật, và cũng chưa hề có tiền lệ, nhưng cả hai bên đều chấp nhận vì nó làm hài lòng cả hai. Chính sự nhập nhằng của cuộc chơi SEA Games đã tạo khe hở cho những cuộc cãi cọ, tranh chấp và cả sự… giận dỗi. Mới hôm qua, đội cầu mây SEA Games là cuộc chơi có luật nhưng nhiều khi lại thành phi luật, vì luật đó được “nắn” sao cho hài lòng nước chủ nhà mà ít gây tổn thương nhất cho phần còn lại của cuộc chơi. SEA Games được quảng cáo là cuộc chơi của tình đoàn kết trong khu vực, nhưng lắm lúc lại bị các bên vì quyền lợi mà đi đến dàn xếp như người Việt SEA Games có 475 bộ HCV và mỗi nước đều khoanh vùng nhằm “gặt” càng nhiều càng tốt, nên có những nội dung quan trọng của điền kinh, bơi lội (vốn là những môn “vàng” của Olympic) chẳng kiếm nổi 3 nước tham gia vì trình độ quá chênh lệch. SEA Games không mang lại niềm vinh dự nếu không có huy chương, không như Olympic - nơi các nước chắt chiu từng suất góp mặt dù biết có tham dự cũng chẳng hy vọng gì. SEA Games không có sự công bằng ở vạch xuất phát, nên lắm khi VĐV thi trong sân, còn quan chức và HLV phải “đấu” ngoài sân để bảo vệ quyền lợi cho mình. Chỉ có điều, chưa thấy ai đấu tranh cho sự phát triển của SEA Games như đấu tranh cho quyền lợi của mình, nên cái ngày thể thao ĐNÁ bước qua “cổng làng” để cất cánh trong cuộc chơi chung xem ra vẫn còn xa lắm…
(Theo Dân Trí)