Thứ Bảy, 28/12/2024 Mới nhất
Zalo

Góc nhìn: Bóng đá Nam Mỹ và xu hướng thực dụng hóa

Thứ Sáu 19/06/2015 16:17(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Xsbandinh.com) – Copa America 2015 đang đi theo vết xe đổ của 4 năm về trước khi trải qua tình cảnh tương tự về khô hạn bàn thắng. Phải chăng bóng đá tấn công rực lửa ở Nam Mỹ đã chết và thay vào đó là xu hướng chơi bóng thực dụng?

Trước đây, khi nhắc đến nền bóng đá Nam Mỹ là nhắc tới phong cách tấn công rực lửa. Ở một nơi luôn đào tạo ra những siêu sao tấn công hàng đầu thế giới thay vì những trung vệ đẳng cấp, ở một nơi mà bạn luôn thi đấu với triết lý “lấy công bù thủ” mà không mấy quan tâm đến phòng ngự. Không có bất cứ sự tính toán nào, đến với Nam Mỹ là NHM được chứng kiến những bữa tiệc bàn thắng hoành tráng. Dễ dàng nhận ra, những ông lớn như Argentina, Brazil hay Uruguay là đại diện cho trường phái ấy.

Goc nhin Bong da Nam My va xu huong thuc dung hoa hinh anh
Uruguay là đại diện tiêu biểu cho lối chơi thực dụng.

Tuy nhiên, 4 năm trở lại đây thì bóng đá Nam Mỹ đã thay đổi một cách chóng mặt. Năm 2011, khi Copa America được tổ chức tại Argentina, số lượng bàn thắng ở giải đấu năm đó chỉ là 54 bàn/26 trận, tính trung bình mỗi trận là 2.08 bàn/trận. Đương nhiên, giải đấu năm đó có số lượng bàn thắng thấp thứ 2 trong lịch sử giải đấu, sau Copa America 1922 (2 bàn/trận). Đại diện cho trường phái thi đấu thực dụng đó là Paraguay, họ thẳng tiến vào trận chung kết mà không thể giành nổi bất cứ một thắng lợi nào mà dựa vào loạt đá penalty sau hai trận knock – out. Hòa cả 3 trận vòng bảng, vượt qua Brazil và Venezuela nhờ loạt đá penalty cân não.

Khi Copa America 2015 khởi tranh tại Chile, nhiều NHM hy vọng rằng cơn khô hạn về bàn thắng sẽ không lặp lại tại giải đấu năm nay. Có quá nhiều lý do để tin rằng Giải bóng đá Nam Mỹ năm nay là cuộc so tài của những trọng pháo hàng đầu thế giới. Dễ dàng nhận ra, giải đấu đã quy tụ được những chân sút vừa trải qua một mùa giải đại thành công tại cấp CLB ở châu Âu. Đơn cử như Lionel Messi, cầu thủ đã ghi tới 58 bàn thắng sau 62 trận và giúp Barca giành cú ăn 3 lịch sử. Neymar dù mới 23 tuổi nhưng cũng kết thúc mùa giải với 40 bàn thắng. Hay Sergio Aguero – Vua phá lưới của Premier League với 26 bàn (40 bàn trên mọi đấu trường), Edinson Cavani – cầu thủ cũng đang có phong độ ghi bàn rất ấn tượng với PSG với 34 bàn... Và còn rất nhiều những ngôi sao tấn công đang thể hiện được phong độ ghi bàn hủy diệt.

Tuy nhiên, những con số, những thống kê trên đều là vô nghĩa. Khi mà Copa America 2015 trải qua được gần một nửa chặng đường thì cơn “khô hạn” về bàn thắng tiếp tục lặp lại tại các quốc gia Nam Mỹ này. Theo thống kê, chỉ có 26 bàn thắng được ghi sau 12 trận đấu đầu tiên, tỉ lệ bàn thắng trung bình là 2.16 bàn/ trận. Nó cũng không hơn là mấy so với con số 2.08 bàn/trận ở giải đấu năm 2011. Nên nhớ rằng, trước mắt sẽ là những trận đấu có tính chất quan trọng ở lượt trận cuối cùng vòng bảng và xa hơn nữa là vòng tứ kết, bán kết rồi chung kết, liệu số bàn thắng trên còn được duy trì hay nó cứ ít dần đi bởi tính chất của một trận knock – out? Dễ dàng nhận ra, một nhà ĐKVĐ Uruguay dù được đánh giá rất cao nhưng cũng mới ghi được vỏn vẹn 1 bàn thắng sau 2 trận đấu vòng bảng, đó là trận thắng 1-0 trước đối thủ yếu Jamaica. Một Argentina sở hữu hàng công siêu khủng với những Messi, Aguero, Tevez hay Di Maria cũng mới chỉ ghi được 3 bàn thắng. Hay đội bóng luôn nổi tiếng với lối chơi tấn công rực lửa như Brazil cũng chỉ có được 2 pha lập công.

Copa America 2015 tiep tuc trai qua con kho han ban thang hinh anh 2
Argentina dù sở hữu hàng công siêu khủng cũng mới ghi được 3 bàn/ 2 trận.

Tất cả những con số trên nói lên điều gì? Không phải vì Copa America là giải đấu không chất lượng, không phải vì giải đấu này thiếu những chân sút giỏi. Có hai cách để lý giải việc giải đấu Nam Mỹ đang khô hạn bàn thắng. Thứ nhất, trình độ bóng đá tại Nam Mỹ đang dần bị thu hẹp. Đó là sự trỗi dậy của các quốc gia không được đánh giá cao như Bolivia, Peru hay Venezuela… Đây đều là những đội bóng đang thể hiện được phong độ thi đấu ấn tượng sau hai lượt trận đầu tiên tại vòng bảng. Nên nhớ rằng, cả Peru và Venezuela đều là hai đội bóng đã lọt vào tới bán kết Copa America sau khi hạ Colombia và Chile. Bên cạnh đó, cần phải nói đên sự suy yếu của nền bóng đá Brazil hay cỗ máy tấn công chưa hoàn thiện khâu lắp ráp như Argentina.

Thứ hai, phong cách tấn công rực lửa của nền bóng đá Nam Mỹ đã chết thay vào đó là xu hướng thực dụng hóa. Đây là phong cách bóng đá hiện đại với triết lý lấy phòng ngự là nền tảng để thực hiện những đòn phản công. Dù giải thích bằng cách nào đi chăng nữa thì NHM đã không còn được chứng kiến những bữa tiệc bàn thắng mãn nhãn khi theo dõi Copa America. Thay vào đó là những trận cầu nhàm chán, tính toán và đôi khi là kết thúc với một kết quả siêu nhạt. Phải chăng, xu hướng thực dụng hóa đã lan tràn khắp thế giới, ngay cả nền bóng đá nổi tiếng tấn công như Nam Mỹ cùng không thể tránh khỏi được sự ảnh hưởng này?

Xem thêm video trận Uruguay 1-0 Jamaica: 

Hữu Trưởng

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X