Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
ĐT Đức

Allianz Arena

Official Website: www.dfb.de

ĐT Đức

Chân dung Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức - "cỗ xe tăng" hủy diệt

Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức (tiếng Đức: Die deutsche Fußballnationalmannschaft) là đội tuyển bóng đá nam quốc gia đại diện cho nước Đức trong các giải đấu môn thể thao bóng đá nam quốc tế kể từ năm 1908.

1. Tổng quan


Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức

Tên khác

Nationalelf (Mười một tuyển thủ)

DFB-Elf (Mười một DFB)

Die Adler (Đại bàng)

(Die) Mannschaft (Đội tuyển)

Những cỗ xe tăng Đức

Hiệp hội

Hiệp hội bóng đá Đức
(Deutscher Fußball-Bund – DFB)

Liên đoàn châu lục

UEFA (Châu Âu)

Huấn luyện viên

Joachim Löw

Đội trưởng

Manuel Neuer

Thi đấu nhiều nhất

Lothar Matthäus (150)

Ghi bàn nhiều nhất

Miroslav Klose (71)

Mã FIFA

GER

Xếp hạng FIFA

15 Giữ nguyên (16.7.2020)

Cao nhất

1 (12.1992, 8.1993, 12.1993, 2.1994 – 3.1994, 6.1994, 7.2014 – 6.2015, 7.2017)

Thấp nhất

22 (3.2006)

Hạng Elo

11 Giảm 3 (1.8.2020)

Elo cao nhất

1 (1990–92, 1993–94, 1996–97, 7.2014 – nay)

Elo thấp nhất

17 (1923)

Trận quốc tế đầu tiên

Thụy Sĩ 5–3 Đức 
(Basel, Thụy Sĩ; 5.4.1908)

Trận thắng đậm nhất

Đức 16–0 Nga 
(Stockholm, Thụy Điển; 1.7.1912)

Trận thua đậm nhất

Nghiệp dư Anh 9–0 Đức 
(Oxford, Anh; 13.3.1909)

Giải Thế giới

Số lần tham dự

19 (lần đầu vào năm 1934)

Kết quả tốt nhất

Vô địch, 1954, 1974, 1990 và 2014

Cúp Liên đoàn các châu lục

Số lần tham dự

3 (lần đầu vào năm 1999)

Kết quả tốt nhất

Vô địch, 2017

Giải vô địch bóng đá châu Âu

Số lần tham dự

13 (lần đầu vào năm 1972)

Kết quả tốt nhất

Vô địch, 1972, 1980 và 1996

Hiệp hội bóng đá Đức (Deutscher Fußball-Bund) được thành lập năm 1900, là cấp quản lý của đội tuyển. Kể từ khi DFB được tái lập năm 1949, đội tuyển đại diện cho Cộng hòa liên bang Đức. Trong thời kỳ Đồng Minh chiếm đóng Đức, đã có hai đội tuyển quốc gia được FIFA công nhận: Đội tuyển Saarland đại diện cho Saarland (1950–1956) và Đội tuyển Đông Đức đại diện cho Cộng hòa Dân chủ Đức (1952–1990). Thành tích của cả hai đều được ghép vào lịch sử đội tuyển quốc gia Đức hiện tại. Tên gọi chính thức và mã hiệu "Germany FR (FRG)" được viết gọn thành "Germany (GER)" sau khi nước Đức tái thống nhất năm 1990.

Đức là một trong những đội tuyển thành công nhất trên đấu trường quốc tế với khối thành tích: 4 lần vô địch World Cup (1954, 1974, 1990 và 2014), 1 lần vô địch Cúp Liên đoàn các châu lục 2017 và 3 lần vô địch Euro (1972, 1980 và 1996). Họ cũng từng 3 lần giành vị trí thứ hai ở Euro, và 4 lần xếp thứ hai ở World Cup cũng như 4 lần ở vị trí thứ ba. Còn ở đấu trường Olympic, tuyển Đông Đức từng giành huy chương vàng vào năm 1976.

Sau khi bế mạc World Cup 2014, đội tuyển Đức giành hệ số Elo cao nhất trong lịch sử của tất cả các đội tuyển quốc gia, với kỷ lục 2200 điểm. Đức cũng là quốc gia duy nhất có cả đội tuyển nam và đội tuyển nữ đều giành chức vô địch thế giới và ngoài đội tuyển quốc gia ra, đội tuyển trẻ của Đức cũng từng giành danh hiệu vô địch thế giới. Sau khi giành Cúp Liên đoàn các châu lục 2017, đội trở thành một trong bốn - cùng với Brazil, Argentina và Pháp - giành được 3 danh hiệu bóng đá nam quan trọng nhất mà FIFA công nhận: World Cup, Confederations Cup và Olympic. Các đội này cũng đều đã giành chức vô địch lục địa (Euro/Copa América) tương ứng với họ.

Đội tuyển Đức cũng là đội tuyển thuộc Liên đoàn bóng đá châu Âu đầu tiên và duy nhất từ trước đến nay giành chức vô địch World Cup trên đất Nam Mỹ. Đức cũng là đội tuyển châu Âu duy nhất đã tham dự mọi kỳ World Cup từ trước tới nay khi họ được cho phép, với chỉ một lần bị cấm tham dự năm 1950 do ảnh hưởng chính trị từ chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đảm nhận công tác huấn luyện đội tuyển từ năm 2006 là ông Joachim Löw.

2. Lịch sử

2.1 Những năm đầu

Giữa các năm 1899 và 1901, trước khi hình thành đội tuyển quốc gia, đã có 5 trận đấu quốc tế không chính thức giữa các đội bóng khác nhau của Đức và Anh, mà kết quả là đa phần đội Đức bị đánh bại với tỉ số đậm. 8 năm sau khi thành lập Hiệp hội bóng đá Đức (DFB), trận đấu chính thức đầu tiên của đội tuyển quốc gia Đức diễn ra ngày 5 tháng 4 năm 1908 gặp Thụy Sĩ tại Basel, với kết quả Thụy Sĩ thắng 5–3. Có một điều trùng hợp là, trận bóng của đội Đức đầu tiên sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1920, trận đấu đầu tiên sau chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1950 khi Đức vẫn còn bị cấm tham dự các trận bóng quốc tế, và trận bóng đầu tiên năm 1990 với các cầu thủ Đông Đức, tất cả đều là các trận đá với Thụy Sĩ. Chức vô địch thế giới lần đầu tiên của Đức cũng là trên đất Thụy Sĩ.

Trong thời gian đầu các cầu thủ đều do DFB lựa chọn, và không có một huấn luyện viên chính thức nào. Huấn luyện viên đầu tiên của đội tuyển Đức là Otto Nerz, một giáo viên thể thao đến từ Mannheim, người lãnh đạo đội bóng từ 1926 tới 1936. Hiệp hội bóng đá Đức đã không thể đến được Uruguay để tham dự World Cup đầu tiên vào năm 1930 vì ảnh hưởng của cuộc Đại Suy thoái, nhưng đội tuyển đã giành được vị trí thứ ba tại World Cup 1934 trong lần đầu tiên họ tham dự. Sau khi có màn trình diễn nghèo nàn tại thế vận hội Mùa hè 1936 ở Berlin, Sepp Herberger được cử làm huấn luyện viên. Năm 1937 ông cùng với đội bóng nhanh chóng được đặt biệt danh là Breslau Elf (mười một cầu thủ Breslau) khi họ có trận thắng 8–0 trước Đan Mạch tại thành phố mà thời đó thuộc Đức là Breslau, Hạt Silesia (nay là Wrocław, Ba Lan).
Sau khi Áo trở thành một phần của Đức trong lần Anschluss (sáp nhập) tháng 3 năm 1938, lúc đó đội tuyển Áo – một trong những đội bóng mạnh của châu Âu vào thời điểm đó vì cách thức hoạt động chuyên nghiệp – đã bị giải thể mặc dù đã vượt qua vòng loại của World Cup 1938. Do yêu cầu của các chính trị gia Đức Quốc xã, năm hay sáu cầu thủ người Áo, đến từ các câu lạc bộ Rapid Wien, Austria Wien, First Wien FC, đã được gọi vào đội tuyển Đức với mục đích thống nhất quốc gia trên mọi phương diện bởi các lý do chính trị. Trong giải vô địch thế giới 1938 khởi tranh từ 4 tháng 6, tuyển Đức thống nhất này chỉ có một trận hòa 1–1 với Thụy Sĩ, và thua 2–4 trước chủ nhà với nhiều khán giả tại Paris. Kết quả bị loại ngay ở vòng đầu tiên là một trong những kết quả tồi tệ nhất của đội tuyển Đức trong lịch sử tham dự World Cup (ngoại trừ các năm 1930 và 1950 khi họ không được phép tham gia).
Trong thế chiến lần hai, đội bóng đã có 30 trận thi đấu quốc tế từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 11 năm 1942, khi đội tuyển bị ngừng hoạt động do đa số các cầu thủ bị buộc gia nhập quân đội. Nhiều cầu thủ quốc gia đã được quy tụ về với huấn luyện viên Herberger biệt danh Rote Jäger với nhiệm vụ là các nhân viên không quân nhằm bảo vệ các cầu thủ tránh khỏi lửa đạn chiến tranh.

2.2 2 đội bóng Đức(1949-1990)

Sau chiến tranh thế giới lần hai, Đức bị cấm tham dự các sự kiện thể thao quốc tế cho đến tận năm 1950 DFB không là thành viên đầy đủ của FIFA, và không một trong 2 đội bóng Đức nào —Tây Đức và Đông Đức—được tham dự World Cup 1950 khi 2 chính quyền của đất nước bị FIFA cấm vì trừng phạt chiến tranh.
Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức hay còn gọi là Tây Đức, tiếp tục duy trì sự hoạt động của DFB.Khi FIFA và UEFA công nhận, DFB đã bắt đầu và tiếp tục những thành tích của đội tuyển có từ trước thời gian chiến tranh. Đội tuyển Thụy Sĩ một lần nữa là đội đầu tiên gặp Đức vào năm 1950. Và Tây Đức đã vượt qua vòng loại và được tham dự World Cup 1954.
Năm 1949, những người cộng sản đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức). Năm 1952, Hiệp hội bóng đá Cộng hòa Dân chủ Đức (Deutscher Fußball-Verband der DDR-DFV) và đội bóng quốc gia đầu tiên được thành lập. Họ là đội duy nhất đánh bại đội vô địch Tây Đức tại FIFA World Cup 1974 trong trận bóng duy nhất giữa hai đội cùng 1 quốc gia và trong lịch sử nước Đức thời Chiến tranh Lạnh. Đông Đức giành huy chương vàng môn bóng đá nam tại thế vận hội Mùa hè 1976. Sau khi tái thống nhất nước Đức bởi 2 nhà nước tại 2 miền vào 3-10 ở năm 1990, Liên đoàn bóng đá Đông Đức được sáp nhập về DFB.

2.3 Vô địch World Cup 1954

Chân dung Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức - cỗ xe tăng hủy diệt  hình ảnh
Helmut Rahn ghi bàn ấn định trong trận chung kết FIFA World Cup 1954.

Đội tuyển Tây Đức với người đội trưởng Fritz Walter, gặp các đội Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Tư và Áo. Khi gặp Hungary ở vòng bảng, Đức bị thua 3–8. Tây Đức gặp lại tuyển Hungary trong trận chung kết với sức mạnh của đội Hungary lúc đó đã không bị đánh bại trong 32 trận liên tiếp. Với diễn biến kịch tính, đội Tây Đức đã giành chiến thắng 3–2 khi Helmut Rahn ghi bàn thắng quan trọng ở phút 84. Chiến thắng này còn được gọi là "Sự kỳ diệu ở Bern" (Das Wunder von Bern).

2.4 Những kỷ niệm chiến bại: bàn thắng trên sân Wembley và trận bóng thế kỷ

Sau khi xếp thứ tư ở World Cup 1958 và chỉ vào tới vòng tứ kết tại World Cup 1962, hiệp hội DFB đã có sự thay đổi. Họ đưa ra và khuyến khích cách làm bóng đá chuyên nghiệp, những câu lạc bộ chơi tốt nhất được quy tụ trong giải đấu mới là Bundesliga. Năm 1964, Helmut Schön trở thành huấn luyện viên trưởng thay cho Herberger khi ông đã tại vị trong 28 năm.
Ở World Cup 1966, Tây Đức vào trận chung kết gặp chủ nhà Anh sau khi đánh bại Liên Xô ở bán kết. Trong thời gian đá bù giờ, bàn thắng đầu tiên của Geoff Hurst trở thành một trong những bàn thắng gây tranh cãi nhất trong lịch sử World Cup: trọng tài biên đã căng cờ báo hiệu bóng đã lăn qua vạch vôi khung thành và bàn thắng được tính, sau khi bóng nẩy từ xà ngang. Nhưng các thước phim ghi lại cho thấy dường như bóng chưa lăn qua vạch khung thành. Hurst sau đó ghi thêm một bàn thắng nữa giúp đội tuyển Anh giành chiến thắng chung cuộc 4–2.
Đội tuyển Tây Đức gặp lại tuyển Anh ở tứ kết tại World Cup 1970 và đã trả được món nợ khi chiến thắng 3–2, trước khi họ bị thua 4–3 trong thời gian hiệp phụ của trận bán kết gặp Italia. Trận này có tới 5 bàn thắng trong hiệp phụ và là một trong những trận bóng kịch tính nhất trong lịch sử giải vô địch bóng đá thế giới, và thường được gọi là "Trận bóng thế kỷ" đối với cả Đức và Ý. Tây Đức cuối cùng giành được vị trí thứ ba của giải sau khi chiến thắng Uruguay 1–0. Gerd Müller với 10 bàn thắng trở thành vua phá lưới của giải.

2.5 Vô địch World Cup 1974 trên sân nhà

Chân dung Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức - cỗ xe tăng hủy diệt  hình ảnh 2
Trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 1974 diễn ra ngày 7 tháng 7 năm 1974, ở Munich (Olympiastadion).

Năm 1971, Franz Beckenbauer trở thành đội trưởng của đội tuyển quốc gia. Ông đã dẫn dắt đội tuyển đoạt chức vô địch châu Âu Euro 1972, khi đánh bại Liên Xô 3–0 trong trận chung kết.
Là chủ nhà của World Cup 1974, họ đã giành chức vô địch lần thứ hai khi thắng Hà Lan 2–1 trong trận chung kết ở thành phố Munich. Có hai trận đấu đáng nhớ của tuyển Tây Đức tại giải năm 1974. Ở vòng đấu bảng thứ nhất họ gặp tuyển Đông Đức và để thua 0-1. Tây Đức vào trận chung kết gặp đội Hà Lan có lối chơi "Bóng đá tổng lực" khi đó của đội trưởng Johan Cruijff. Hà Lan dẫn trước từ một quả phạt đền. Tuy nhiên, Tây Đức đã dồn lên tấn công và nhận được một quả phạt đền với bàn thắng của Paul Breitner trước khi Gerd Müller ghi bàn ấn định chiến thắng.

2.6 Cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980

Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức hình ảnh 4
Gerd Müller, ảnh chụp năm 2006.

Tây Đức đã không bảo vệ được các chức vô địch của họ ở hai sự kiện thể thao lớn tiếp theo. Họ thua đội tuyển Tiệp Khắc trong trận chung kết Euro 1976 ở loạt sút luân lưu với kết quả chung cuộc 5–3.
Tại World Cup 1978, Đức bị loại ở vòng đấu loại trực tiếp sau khi thua đội tuyển Áo 2–3. Sau đó Schön nghỉ hưu và người trợ lý của ông, Jupp Derwall, lên thay thế.
Giải đấu đầu tiên của Tây Đức dưới quyền chỉ đạo của Derwall đã thành công, khi họ đoạt chức vô địch châu Âu lần thứ hai tại Euro 1980 khi đánh bại Bỉ 2–1 ở trận chung kết. Tây Đức vào tới trận chung kết của World Cup 1982 với nhiều trận đấu khá vất vả trước đó. Họ để thua 1–2 trước Algeria trong trận đầu ra quân, nhưng đã vào được vòng đấu loại trực tiếp bằng chiến thắng gây tranh cãi 1–0 trước tuyển Áo. Ở bán kết họ gặp Pháp, với kết quả hòa 3–3 trong 120 phút thi đấu và chiến thắng 5–4 ở loạt đá luân lưu. Tại trận chung kết, Tây Đức thua 1–3 trước đội Ý.
Trong giai đoạn này, cầu thủ Gerd Müller ghi được tổng cộng 14 bàn thắng ở hai kỳ World Cup (1970 và 1974). Ông có 10 bàn thắng ở giải năm 1970 và là vua phá lưới của giải. (Kỷ lục tổng số 14 bàn thắng của Müller tại World Cup bị Ronaldo phá vỡ vào năm 2006 và sau đó đến lượt Miroslav Klose phá vỡ vào năm 2014 với 16 bàn thắng).

2.7 Triều đại Beckenbauer

Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức hình ảnh 4
Gerd Müller, ảnh chụp năm 2006.

Sau khi Tây Đức bị loại ở vòng bảng của Euro 1984, Franz Beckenbauer trở lại làm huấn luyện viên đội tuyển quốc gia thay thế cho Derwall. Tại World Cup 1986, Tây Đức đứng ở vị trí á quân trong lần thứ hai liên tiếp sau khi đánh bại Pháp 2–0 ở bán kết, nhưng thua Argentina của Diego Maradona ở trận chung kết với tỷ số 2–3. Tại Euro 1988, niềm hi vọng của đội Tây Đức khi vô địch trên sân nhà bị tan vỡ khi họ để thua Hà Lan 1-2 ở bán kết.
Ở giải vô địch bóng đá thế giới 1990, Tây Đức lần thứ ba vô địch World Cup, và cũng lập lên kỷ lục với ba lần liên tiếp họ vào chung kết. Với Lothar Matthäus là đội trưởng, họ đánh bại Nam Tư (4–1), Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (5–1), Hà Lan (2–1), Tiệp Khắc (1–0), và Anh (1–1, 4–3 sút luân lưu) trên con đường vào trận chung kết gặp Argentina. Tây Đức thắng 1–0, với bàn thắng duy nhất ở phút 85 lập bởi Andreas Brehme nhờ quả phạt đền. Beckenbauer, người giành chức vô địch World Cup 1974 với tư cách là đội trưởng, do đó trở thành cầu thủ thứ 2 vô địch World Cup với vai trò là đội trưởng và huấn luyện viên.

2.8 Tham dự Thế vận hội

Trước năm 1984, bóng đá tại các kỳ Thế vận hội được coi là sự kiện nghiệp dư, có nghĩa rằng chỉ có những cầu thủ nghiệp dư mới được phép tham gia. Vì điều này nên Tây Đức chưa từng đạt được thành công lớn tương tự như ở giải vô địch bóng đá thế giới, mà họ mới chỉ đạt được huy chương đồng tại Thế vận hội Mùa hè 1988. Từ đó chưa một đội Đức nào giành quyền vào chơi môn bóng đá tại Thế vận hội, ngay cả khi nguyên tắc cấm các cầu thủ chuyên nghiệp được phép tham dự bị dỡ bỏ hoặc cho phép có ba vận động viên có tuổi trên 23. Tây Đức cũng từng lọt vào vòng 2 ở cả Thế vận hội Mùa hè 1972 và Thế vận hội Mùa hè 1984. Mặt khác, đội Đông Đức có kết quả tốt hơn, khi họ giành được một huy chương vàng, một huy chương bạc và hai huy chương đồng (tính cả thời điểm đội Đông Đức và Tây Đức thống nhất làm một).

2.9 Thời kỳ Berti Vogts (1990–1998)

Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức hình ảnh 5
Berti Vogts.

Tháng 2 năm 1990, vài tháng sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, hai đội tuyển Đông Đức và Tây Đức được sáp nhập lại và đội tuyển Đức tham gia vòng loại Giải vô địch bóng đá châu Âu 1992. Sau khi Tây Đức giành vô địch World Cup 1990, trợ lý huấn luyện viên Berti Vogts lên thay thế huấn luyện viên về hưu Beckenbauer. Các thành viên của hiệp hội Đông Đức Deutscher Fußball-Verband chấp nhận trở về gia nhập DFB trong tháng 11, trong khi mùa giải 1990–91 vẫn tiếp tục diễn ra với sự tái cấu trúc giải đấu được tiến hành trong năm 1991–92. Trận bóng đầu tiên của đội Đức thống nhất là với đội tuyển Thụy Sĩ diễn ra ngày 19 tháng 12.
Tại Euro 1992, Đức vào tới chung kết nhưng để thua 0–2 trước Đan Mạch. Ở World Cup 1994, họ bị loại ở tứ kết trong trận thua 1–2 trước Bulgaria.
Đội Đức sau khi đất nước thống nhất giành được danh hiệu lớn đầu tiên khi họ vô địch Euro 1996, trở thành đội bóng châu Âu đầu tiên vô địch lần thứ ba. Họ thắng đội chủ nhà Anh ở bán kết, và thắng đội Séc 2–1 nhờ luật bàn thắng vàng trong thời gian hiệp phụ ở trận chung kết.
Tuy nhiên tại World Cup 1998, Đức bị loại ở tứ kết trong trận thua 0–3 trước Croatia, tất cả bàn thắng đều được ghi sau khi hậu vệ Christian Wörns nhận thẻ đỏ trực tiếp. Vogts từ chức sau trận đấu và Erich Ribbeck thay thế vị trí của ông.

2.10 2000–2006: Thời kỳ Oliver Kahn/Michael Ballack

Ở Euro 2000, trong vòng đấu bảng tại trận đầu tiên Đức hòa Rumani, sau đó thua 0-1 trước Anh và cuối cùng xếp cuối bảng sau trận thua 0-3 trước Bồ Đào Nha (đội đã vào vòng sau trước đó và chỉ sử dụng đội hình phụ trong trận đấu đó).Kết thúc giải đấu, Ribbeck tuyên bố từ chức ngay lập tức và Rudi Völler thay thế vào chiếc ghế nóng.
Tham dự World Cup 2002, những kỳ vọng của người hâm mộ đối với Đức là thấp do các kết quả thi đấu "nghèo nàn" của đội bóng tại vòng đấu loại và lần đầu tiên họ không giành được tấm vé trực tiếp mà phải thi đấu với Ukraina. Đức xếp thứ nhất sau vòng bảng, và lần lượt thắng 1–0 ba lần liên tiếp trước các đội tuyển Paraguay ở vòng đấu loại trực tiếp, đội tuyển Hoa Kỳ ở tứ kết, và đồng chủ nhà với Nhật Bản là Hàn Quốc tại bán kết, trong đó Michael Ballack ghi hai bàn, mặc dù thế anh phải nhận thẻ vàng thứ hai trong trận gặp Hàn Quốc và bị treo giò ở trận chung kết. Tại chung kết họ gặp Brasil, cũng là trận đầu tiên mà hai đội gặp nhau trong World Cup. Đức bị thua 0–2 với hai bàn thắng đều do Ronaldo lập công. Cuối giải đấu, thủ môn và đội trưởng Oliver Kahn giành Quả bóng Vàng, và là lần đầu tiên trong lịch sử World Cup một thủ môn đạt được danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải.
Co dong xem tran Duc gap Argentina tai World Cup 2006 tai san Donau o Regensburg.
Cổ động xem trận Đức gặp Argentina tại World Cup 2006 tại sân Donau ở Regensburg.

Đức một lần nữa bị loại ở vòng bảng tại Euro 2004, với hai trận đầu bị cầm hòa và họ để thua trận thứ ba trước Cộng hòa Séc (đội xếp thứ hai sau vòng bảng). Völler từ chức sau đó, và Jürgen Klinsmann được bổ nhiệm làm huấn luyện viên.
Nhiệm vụ chính của Klinsmann là dẫn dắt đội tuyển quốc gia có một lối chơi tốt ở World Cup 2006 trên đất Đức. Klinsman quyết định sẽ thôi không cho Kahn giữ băng đội trưởng và tuyên bố rằng Kahn và thủ môn dự bị trong một thời gian Jens Lehmann sẽ cạnh tranh trực tiếp cho vị trí thủ môn chính thức. Quyết định này làm Kahn nổi giận và cuối cùng Lehmann đã giành được chiến thắng. Hi vọng cho đội nhà cũng không có nhiều, với sự không có mặt của hậu vệ Christian Wörns (sau khi Wörns phê phán Klinsmann đã coi cầu thủ này như người dự bị trong đội tuyển), một lựa chọn gây nhiều tranh cãi ở Đức vào thời điểm đó. Đội Italia thắng Đức 4–1 trong tháng 3 ở trận giao hữu, và Klinsmann bị phê phán dữ dội khi đội tuyển chỉ xếp hạng 22 thế giới khi bước vào FIFA World Cup 2006.
Là chủ nhà, Đức giành chiến thắng cả ba trận vòng bảng và đứng đầu bảng. Họ thắng Thụy Điển 2–0 ở vòng 16. Đức gặp Argentina ở tứ kết. Trận đấu có tỉ số hòa 1–1 trong 90 phút, và Đức giành chiến thắng 4–2 ở loạt sút luân lưu. Tại bán kết, một lần nữa họ gặp Italia, trận đấu không có tỉ số trong 90 phút chính thức và cho đến gần cuối thời gian hiệp phụ thứ hai đội Đức bị thủng lưới hai bàn. Ở trận tranh giải ba, Đức thắng Bồ Đào Nha với tỉ số 3–1. Miroslav Klose nhận Chiếc giày Vàng nhờ danh hiệu vua phá lưới của giải.

2.10.1 Jürgen Klinsmann

Jürgen Klinsmann trở thành người thay thế Rudi Völler chỉ vì Liên đoàn bóng đá Đức không tìm được người "dám" ngồi vào chiếc ghế huấn luyện viên trưởng đội tuyển Đức đầy mạo hiểm. Trước đó, Klinsmann - cựu tiền đạo nổi tiếng của đội tuyển Đức đã từng vô địch thế giới (1990) và châu Âu (1996) - chưa từng dẫn dắt bất kỳ đội bóng nào. Lên nắm quyền, Klinsmann đã mời các đồng đội cũ tham gia vào ban huấn luyện, gọi nhiều cầu thủ trẻ vào đội tuyển và thay đổi lối chơi của đội tuyển theo hướng tấn công. Nhiều quyết định của ông gây ra rất nhiều tranh cãi như tước băng đội trưởng của Oliver Kahn rồi trao cho Michael Ballack, sa thải huấn luyện viên thủ môn Sepp Maier, chọn Jens Lehmann là người trấn giữ khung thành thay thế cho Oliver Kahn, thuê các huấn luyện viên thể lực người Hoa Kỳ và chỉ trở về Đức từ Hoa Kỳ khi dẫn dắt đội tuyển thi đấu. Các kết quả giao hữu trước World Cup 2006 không tốt càng làm cho ông bị chỉ trích dữ dội và còn bị yêu cầu từ chức. Tuy nhiên, kết quả (xếp thứ 3) và lối chơi tấn công đầy cống hiến của đội tuyển Đức tại vòng chung kết World Cup 2006 ngay trên sân nhà đã làm sống dậy "tinh thần yêu nước mới" của nước Đức. Sau vòng chung kết, một phong trào đề nghị Jürgen Klinsmann ở lại vị trí huấn luyện viên trưởng đã được phát động nhưng ông đã tuyên bố từ chức ngay sau đó.

2.10.2 Joachim Löw

Trước khi trở thành huấn luyện viên trưởng đội tuyển Đức ngày 12 tháng 7 năm 2006, Joachim Löw là trợ lý của Jürgen Klinsmann. Vòng chung kết Euro 2008 Joachim Löw dẫn dắt đội tuyển Đức khá thành công, lọt vào tới trận chung kết và chỉ chịu thất thủ 0-1 trước Tây Ban Nha.
Tiếp đó ông chỉ huy "Những cỗ xe tăng" vượt qua vòng loại World Cup 2010 khu vực châu Âu một cách đầy ấn tượng. Vòng chung kết World Cup 2010 trên đất Nam Phi, Đức được xem là một trong những ứng viên hàng đầu cho chức vô địch. Thế nhưng do để thua nhà vô địch Tây Ban Nha ở bán kết, nên Đức chỉ xếp thứ ba sau khi thắng Uruguay 3-2 ở trận tranh hạng ba. Dù sao thì chiếc cúp vô địch vẫn đang chờ đợi đội bóng với đội hình trẻ nhất của đội tuyển Đức trong vòng 76 năm trở lại đây, bởi vì trận thắng ngoạn mục 4-1 trước Anh và 4-0 trước Argentina tại World Cup 2010 đã chứng minh được điều đó.
Tại World Cup 2014 trên đất Brasil, Joachim Löw đã đưa đội tuyển Đức vào tới trận chung kết. Trên đường tới trận này đội tuyển Đức đã loại các đội mạnh như Bồ Đào Nha ở vòng bảng và Pháp ở tứ kết, và nhất là đội chủ nhà Brasil với trận thắng khó tin 7-1 ở bán kết và đánh bại đội tuyển Argentina với tỉ số 1-0 ở trận chung kết để lần thứ 4 lên ngôi vô địch. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một đội bóng châu Âu vô địch World Cup trên đất châu Mỹ. Tại Euro 2016, đội tuyển Đức đã dừng bước ở bán kết sau thất bại 0-2 trước tuyển Pháp. Đức có lần đầu tiên giành chức vô địch Cúp Liên lục địa khi đánh bại Chile 1-0 với bàn thắng duy nhất của tiền đạo Lars Stindl để đăng quang tại Confederations Cup 2017 trên đất Nga. Dù phải trải qua hai giải đấu đáng thất vọng và đáng quên là World Cup 2018 và UEFA Nations League 2018-19, đội tuyển Đức đã cải cách, thay đổi được nhân sự, lối chơi của mình một cách khoa học, tiến bộ hơn mà điển hình là việc Joachim Löw đã thẳng tay quyết định loại bỏ 3 trụ cột của đội tuyển Đức là Thomas Müller, Mats Hummels và Jérôme Boateng khỏi danh sách triệu tập cầu thủ lên đội tuyển quốc gia của ông  để tập trung phát triển các cầu thủ trẻ, được giới truyền thông gọi là "cuộc cách mạng trẻ hóa của ĐT Đức" chỉ vì lí do rất đơn giản: Joachim Löw nói rằng lý do ông loại 3 trụ cột này là vì họ chơi không tốt chút nào, nếu không muốn nói là chơi rất tệ ở World Cup 2018 và một số giải đấu sau đó. Đã có khá nhiều người chỉ trích HLV Löw vì họ cho rằng, 3 cầu thủ mà ông đã loại khỏi đội tuyển vẫn còn thi đấu tốt nhưng cuối cùng ông vẫn giữ lại quyết định trên. Và ĐT Đức đã giành vé tham dự Euro 2020 sau khi vượt qua vòng loại cũng một phần nhờ sự cải cách đó của HLV Joachim Löw khi ông đã tạo dựng được một môi trường lành mạnh cho các cầu thủ trẻ mới được gọi lên tuyển và tạo dựng cơ hội cho họ thể hiện tài năng của mình.

2.11 FIFA World Cup 2010

Đức tranh vé vào Euro 2008 với sự dẫn dắt của huấn luyện viên mới là Joachim Löw từ khi Klinsmann nghỉ hưu. Tại giải đấu, họ thắng hai trong ba trận ở vòng bảng và tiến vào vòng đấu loại trực tiếp. Ở tứ kết, Đức thắng 3–2 trước Bồ Đào Nha, và thắng Thổ Nhĩ Kỳ với cùng tỉ số ở bán kết. Họ để thua 0–1 trước Tây Ban Nha ở chung kết và giành ngôi á quân.
Tại World Cup 2010 trên đất Nam Phi, Đức đứng đầu vòng bảng và tiến vào vòng đấu loại trực tiếp. Tại vòng 16 đội, Đức thắng Anh 4–1. Trận đấu có nhiều tranh cãi khi bàn thắng hợp lệ của tiền vệ Frank Lampard đã không được công nhận do trọng tài chính đã không nhìn thấy bóng lăn qua vạch vôi của khung thành. Trong trận tứ kết, Đức thắng Argentina 4–0, cũng như Miroslav Klose phá kỷ lục của Gerd Müller với 14 bàn thắng tại World Cup. Đức gặp Tây Ban Nha ở bán kết và thua với tỉ số 1–0. Họ đánh bại Uruguay 3–2 và giành vị trí thứ ba của giải đấu. Tuyển thủ Thomas Müller giành danh hiệu Chiếc giày Vàng và cầu thủ trẻ xuất sắc nhất.

2.12 FIFA World Cup 2014 – Chức vô địch lần thứ tư

Doi tuyen Duc tai vong loai Euro 2012.
Đội tuyển Đức tại vòng loại Euro 2012.

Tại Euro 2012, Đức nằm ở bảng B cùng với Bồ Đào Nha, Hà Lan, và Đan Mạch. Đức đã thắng cả ba trận ở vòng bảng. Đức thắng tiếp Hy Lạp ở tứ kết và lập kỷ lục 15 trận thắng liên tiếp ở mọi trận bóng quốc tế. Ở bán kết, Đức thua Ý sát nút với tỉ số 1–2.
Cac cau thu Duc nang cao chiec cup vo dich World Cup 2014.
Các cầu thủ Đức nâng cao chiếc cúp vô địch World Cup 2014.

Đức giành vị trí nhất bảng trong vòng loại World Cup 2014. Kết quả bốc thăm chia bảng FIFA World Cup 2014 đưa Đức nằm ở bảng G, cùng với Bồ Đào Nha, Ghana, và Hoa Kỳ. Trận ra quân họ gặp Bồ Đào Nha mà được người hâm mộ đặt cho biệt danh là "trận bóng của đội có mọi tài năng chống lại đội của Siêu sao thế giới (Cristiano Ronaldo)", với kết quả Bồ Đào Nha để thua 4–0 với cú hat-trick của Thomas Müller và một bàn thắng của Mats Hummels. Trong trận gặp Ghana, Đức dẫn trước với pha ghi bàn của Mario Götze ở hiệp hai, nhưng sau đó họ bị thủng lưới hai bàn liên tiếp, tuy vậy rồi ở phút thứ 71 Miroslav Klose kịp thời ghi bàn thắng gỡ hòa giúp Đức có trận hòa 2–2 với Ghana và tránh được khỏi một trận thua. Với bàn thắng này, Klose san bằng kỷ lục ghi 15 bàn thắng ở World Cup của cựu tiền đạo Brasil Ronaldo. Ở trận cuối vòng bảng họ thắng nhẹ nhàng Hoa Kỳ với tỉ số 1–0 do công của Thomas Müller đều giúp cho cả hai đội đi tiếp, và Đức bước vào vòng 16 đội gặp đội tuyển Algeria.
Ở vòng 16 đội (hay còn gọi là vòng đấu loại trực tiếp) gặp Algeria, trận đấu không có bàn thắng trong 90 phút thi đấu chính thức và hai đội phải bước vào hiệp phụ. Ở phút thứ 92 của hiệp phụ thứ nhất, André Schürrle ghi bàn từ đường chuyền của Thomas Müller, và Mesut Özil ghi bàn thứ hai ở phút thứ 120. Mặc dù Algeria ghi được một bàn gỡ danh dự nhưng không đủ giúp họ đi tiếp vào tứ kết và kết thúc trận đấu Đức giành chiến thắng 2–1 và bước vào tứ kết, gặp đội tuyển Pháp.
Ở trận tứ kết gặp đội tuyển Pháp, Mats Hummels ghi bàn duy nhất ở phút thứ 13 bằng một cú đánh đầu tung nóc lưới thủ môn Hugo Lloris từ pha đá phạt của Toni Kroos giúp Đức giành chiến thắng 1–0 và lập kỷ lục bốn lần liên tiếp vào bán kết.
Chiến thắng 7–1 ở bán kết trước Brasil là một thời điểm lịch sử đối với cả hai đội và World Cup. Đức trở thành đội đầu tiên trong lịch sử ghi được 5 bàn trong vòng 18 phút ở hiệp một. Họ ghi được 4 bàn chỉ trong vòng 400 giây và tỷ số là 5–0 cho đến hết hiệp một với các bàn thắng của Thomas Müller, Miroslav Klose, Sami Khedira và 1 cú đúp của Toni Kroos. Miroslav Klose cũng ghi bàn thứ 16 của anh trong lịch sử World Cup ở phút thứ 23 và trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn nhất của giải vô địch bóng đá thế giới, phá vỡ kỷ lục của Ronaldo.
Doi tuyen Duc chup anh cung chiec cup vo dich tai tran chung ket World Cup 2014.
Đội tuyển Đức chụp ảnh cùng chiếc cúp vô địch tại trận chung kết World Cup 2014.
Trong hiệp hai, cầu thủ vào thay André Schürrle ghi thêm hai bàn và Đức dẫn trước 7–0, tỷ số lớn nhất đối với đội tuyển Brasil trong một trận đấu. Brasil ở những phút cuối cùng có được bàn thắng danh dự của cầu thủ Oscar. Đây là trận thua tồi tệ nhất của Brasil trong lịch sử World Cup từ trước tới nay, trong khi đó Đức cũng lập lên nhiều kỷ lục ở World Cup với chiến thắng này, bao gồm kỷ lục của Klose, đội đầu tiên vào bán kết bốn lần liên tiếp, đội đầu tiên ghi 7 bàn thắng ở trận đấu thuộc vòng loại trực tiếp của World Cup, 5 bàn thắng liên tiếp nhanh nhất trong lịch sử World Cup (bốn bàn được ghi chỉ trong 400 giây), đội bóng đầu tiên ghi 5 bàn trong hiệp một của bán kết cũng như trở thành chủ đề nóng nhất được cập nhật trên trang Twitter sau khi các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa tin Đức ghi bàn thắng thứ tư.
Trận chung kết diễn ra tại sân Maracana ở Rio de Janeiro ngày 13 tháng 7, và được giới truyền thông đưa tin là trận đấu giữa cầu thủ hay nhất thế giới (Lionel Messi) đối đầu với đội bóng hay nhất thế giới (Đức). Bàn thắng của Mario Götze ở phút thứ 113 của hiệp phụ đưa Đức giành chiến thắng trước Argentina với tỉ số 1–0, trở thành đội bóng châu Âu đầu tiên vô địch FIFA World Cup trên đất Nam Mỹ như 1 vinh dự lịch sử bóng đá thật rất, rất là to lớn. Thủ môn Manuel Neuer giành được danh hiệu Găng tay Vàng và Thủ môn xuất sắc nhất giải đấu.

2.13 Euro 2016

Tại Euro 2016, Đức nằm ở bảng C với sự góp mặt của Ba Lan, Bắc Ireland và Ukraina. Đức vượt qua vòng bảng suôn sẻ với 2 trận thắng và 1 trận hòa. Bước vào vòng 16 đội (hay còn gọi là vòng đấu loại trực tiếp), Đức tiếp tục thể hiện sức mạnh của mình khi loại Slovakia với tỉ số 3-0 do công của Jérôme Boateng, Mario Gómez và Julian Draxler. Vào vòng tứ kết, Đức để hòa Ý với tỉ số 1-1 trong suốt 120 phút thi đấu. Đầu tiên, Mesut Özil mở tỉ số trận đấu ở phút thứ 65. Tuy vậy, Ý kịp thời gỡ hòa với bàn thắng trên chấm phạt đền do công của Leonardo Bonucci ở phút thứ 78. Nhưng một lần nữa Cỗ xe tăng Đức lại thị uy sức mạnh vượt trội của mình khi đả bại Màu áo thiên thanh trên loạt sút luân lưu 11m với tỉ số 6-5. Nhưng vào đến bán kết, Đức đã gục ngã trước Pháp với tỉ số 2-0, qua đó chính thức về nước sớm và nhìn "Những chú gà trống Pháp" vào chung kết đối đầu với Bồ Đào Nha.

2.14 FIFA World Cup 2018

Mặc dù cường quốc Đức chiến thắng tất cả các trận đấu ở vòng loại World Cup 2018 và Confederations Cup năm trước, Đức đã bắt đầu chiến dịch World Cup 2018 của họ bằng trận thua Mexico lần đầu tiên trong lịch sử các kỳ World Cup tại bảng F. Đây là trận thua đầu tiên của họ trong một trận đấu vòng bảng kể từ World Cup 2010 và thất bại đầu tiên của họ trong một trận mở màn kể từ World Cup 1982. Đức sau đó đã đánh bại Thụy Điển 2–1 trong trận đấu kế tiếp nhờ bàn thắng gỡ hòa của Marco Reus và cú đá phạt tung nóc lưới Thụy Điển phút bù giờ của Toni Kroos để sống lại hi vọng đi tiếp. Tuy nhiên, Đức lại bất ngờ thua sốc Hàn Quốc 0-2 ở tại lượt cuối, dẫn đến lần đầu tiên kể từ năm 1938 đội bị loại ngay từ vòng bảng và dĩ nhiên, họ không thể lọt vào vòng đấu loại trực tiếp kỳ World Cup năm đó. Trong trận thua này, Đức đã tung ra tổng cộng 28 cú dứt điểm với 6 lần trúng khung thành của Hàn Quốc, nhưng hàng phòng ngự của Hàn Quốc, mà tiêu biểu là thủ môn Cho Hyun-woo, đã thi đấu kiên cường và không một lần để thủng lưới. Còn thủ môn và là đội trưởng của ĐT Đức, Manuel Neuer, anh đã có 1 kỳ World Cup đáng quên nhất trong lịch sử, trong đó vào những phút cuối cùng của trận đấu, Neuer đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi anh đã quyết định tham gia tấn công lên giữa sân cùng đồng đội trong khi Hàn Quốc đang ào ạt tấn công, gây khó dễ cho hàng phòng ngự của Đức khiến cho Son Heung-min dễ dàng đưa bóng vào lưới trống sau khi nhận đường chuyền dài từ hàng hậu vệ. Đội tuyển Hàn Quốc đã chơi tốt tại vòng chung kết World Cup 2018 và đánh bại nhà đương kim vô địch Đức là 1 danh dự và kỳ tích lớn đối với đội bóng của siêu sao đội trưởng Son Heung-min và người mở tỷ số Kim Young-gwon và cũng là 1 kỳ World Cup tồi tệ nhất (1 thảm hoạ bóng đá) của toàn thể người dân nước Đức khi phải chứng kiến việc đội nhà phải trắng tay về nước sớm là sự thật và càng sốc hơn nữa khi một trong những đội tuyển hùng mạnh nhất châu Âu lại để thua thảm một đội tuyển được coi là cửa dưới với Đức đến từ châu Á.

3. Sân vận động


San van dong Olympic (Berlin)
Sân vận động Olympic (Berlin)

Đức không có sân vận động quốc gia duy nhất, do vậy đội tuyển bóng đá quốc gia của họ thường chơi trên các sân vận động khác nhau trong toàn nước Đức. Họ đã chơi các trận đấu trên sân nhà ở 39 thành phố khác nhau, bao gồm các trận khi đội Đức chơi ở sân Vienna, Áo trong giai đoạn giữa 1938 và 1942.
Đội tuyển quốc gia Đức thường hay chơi tại (cho tới nay đã 42 lần) ở sân vận động ở thành phố Berlin, và cũng là nơi mà lần đầu tiên đá trên sân nhà gặp đội tuyển Anh năm 1908. Những thành phố khác bao gồm: Hamburg (34 trận), Stuttgart (29), Hanover (24) và Dortmund. Những thành phố nổi bật khác bao gồm Munich, cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện thể thao lớn cũng như của bóng đá Đức, bao gồm trận chung kết FIFA World Cup 1974 nơi đội tuyển Đức lên ngôi vô địch trước đội tuyển Hà Lan.

4. Logo và áo thi đấu


Logo chính thức của Đội tuyển Đức là hình chim Đại bàng đen Bundesadler từ Quốc huy, bao ngoài bởi 3 lớp hình tròn, với cung phía dưới hình tròn ngoài cùng được cách điệu theo ba màu đen-đỏ-vàng của Quốc kỳ. Giữa hai hình tròn trong cùng là dòng chữ Deutscher Fussball-Bund ("Hiệp hội Bóng đá Đức" trong tiếng Đức nhưng chữ "ß" được thay bằng "ss"). Tại các kỳ World Cup, 4 ngôi sao vàng sẽ đựoc in lên trên cùng để tượng trưng cho 4 lần vô địch.
Cac co dong vien vay quoc ky tai World Cup 2006.
Các cổ động viên vẫy quốc kỳ tại World Cup 2006.
Adidas là nhà sản xuất trang phục lâu năm nhất cho đội tuyển Đức, nhà tài trợ này bắt đầu cung cấp cho đội tuyển từ năm 1954 và hợp đồng vẫn còn kéo dài. Trong những năm 1970, đội tuyển Đức mặc áo đấu của hãng Erima (một thương hiệu của Đức, cũng từng là chi nhánh của Adidas).
Trang phục chính của đội tuyển luôn có áo phông màu trắng, quần đùi màu đen cùng với tất trắng. Những màu này giống với màu của cờ thế kỷ 19 của Vương quốc Phổ. Từ 1988, các nhà thiết kế áo thi đấu đã kết hợp thêm các chi tiết của cờ Đức (với một ngoại lệ tại World Cup 2002, khi trang phục của đội tuyển có thuần túy màu đen và trắng). Màu sắc của trang phục phụ có một vài sự thay đổi theo thời gian. Tại World Cup 2014, trang phục chính của đội tuyển với áo và quần đều màu trắng, khác so với trang phục truyền thống, lý do này là màu sắc của bộ quần áo không phù hợp với các quy định của FIFA trong suốt cả giải đấu này. Vào những năm 1954 và 2016, tất của đội tuyển Đức được đổi thành màu đen (ngoại trừ trận tứ kết Euro 2016 gặp đội tuyển Ý, đội tuyển Đức đã đi tất màu trắng). Tại UEFA Nations League 2018-19, trang phục của tuyển Đức từ áo, quần đến tất đều được đổi thành màu trắng nguyên vẹn như tại World Cup 2014. Về mặt lịch sử, trang phục phụ với áo màu xanh và quần trắng thường được sử dụng hơn so với các bộ khác, với màu xanh giống với màu của logo DFB – mặc dù đôi khi người ta hiểu nhầm rằng màu xanh giống với màu áo của đội tuyển Ireland, đội đầu tiên gặp tuyển Đức trong trận đấu giao hữu sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, đội bóng đầu tiên đá với đội tuyển sau chiến tranh thế giới lần thứ hai lại là đội Thụy Sĩ. Các màu khác như đỏ, xám, xanh,... cũng thường được sử dụng.
Màu sắc thay đổi từ đen sang đỏ bắt đầu từ năm 2005 khi Jürgen Klinsmann đã kiến nghị thay đổi màu áo, nhưng đội tuyển Đức vẫn sử dụng trang phục màu trắng truyền thống khi đội tuyển chơi trên sân nhà tại World Cup 2006. Năm 2010, trang phục thay đổi sang quần màu trắng và áo màu đen xám, mặc dù vậy đội tuyển vẫn mặc trang phục chính với quần đen và áo trắng lúc thi đấu. Trang phục phụ của đội tuyển thay đổi sang áo có dải màu đỏ và đen với chữ màu trắng, quần màu đen.

5. Danh hiệu


Vô địch thế giới: 4
  • Vô địch (4): 1954; 1974; 1990; 2014
  • Á quân (4): 1966; 1982; 1986; 2002
  • Hạng ba (4): 1934; 1970; 2006; 2010
  • Hạng tư (1): 1958
Cúp Liên đoàn các châu lục: 1
  • Vô địch (1): 2017
  • Hạng ba (1): 2005
Vô địch châu Âu: 3
  • Vô địch (3): 1972; 1980; 1996
  • Á quân (3): 1976; 1992; 2008
  • Bán kết (3): 1988; 2012; 2016
Bóng đá nam tại Olympic:
  • Huy chương vàng: 1976
  • Huy chương bạc: 1980; 2016
  • Huy chương đo· 1964; 1972; 1988
  • Hạng tư: 1952


6. Thành tích quốc tế

6.1 Giải vô địch bóng đá thế giới

Năm

Chủ nhà

Kết quả

St

T

H

Thua

Bt

Bb

1930

Uruguay

Không tham dự

1934

Ý

Hạng 3

4

3

0

1

11

8

1938

Pháp

Vòng 1

2

0

1

1

3

5

1950

Brasil

Bị cấm thi đấu

1954

Thụy Sĩ

Vô địch

5

4

0

1

25

14

1958

Thụy Điển

Hạng 4

6

2

2

2

12

14

1962

Chile

Tứ kết

4

2

1

1

4

2

1966

Anh

Á quân

6

4

1

1

15

6

1970

México

Hạng 3

6

5

0

1

17

10

1974

Đức

Vô địch

7

6

0

1

13

4

1978

Argentina

Vòng 2

6

1

4

1

10

5

1982

Tây Ban Nha

Á quân

7

4

1

2

17

14

1986

México

Á quân

7

4

1

2

13

7

1990

Ý

Vô địch

7

5

2

0

15

5

1994

Hoa Kỳ

Tứ kết

5

3

1

1

9

7

1998

Pháp

Tứ kết

5

3

1

1

8

6

2002

Hàn Quốc, Nhật Bản

Á quân

7

5

1

1

14

3

2006

Đức

Hạng 3

7

6

0

1

14

6

2010

Cộng hòa Nam Phi

Hạng 3

7

5

0

2

16

5

2014

Brasil

Vô địch

7

6

1

0

18

4

2018

Nga

Vòng 1

3

1

0

2

2

4

2022

Qatar

Chưa xác định

2026

Canada/México/Hoa Kỳ

Tổng cộng

18/20
4 lần: Vô địch

108

66

20*

20

242

130

6.2 FIFA Confederations Cup

Năm

Chủ nhà

Kết quả

St

T

H

B

Bt

Bb

1992

Ả Rập Xê Út

Không giành quyền tham dự

1995

Ả Rập Xê Út

1997

Ả Rập Xê Út

Không tham dự

1999

México

Vòng 1

3

1

0

2

2

6

2001

Hàn Quốc, Nhật Bản

Không giành quyền tham dự

2003

Pháp

Không tham dự

2005

Đức

Hạng ba

5

3

1

1

15

11

2009

Cộng hòa, Nam Phi

Không giành quyền tham dự

2013

Brasil

2017

Nga

Vô địch

5

4

1

0

12

5

Tổng cộng

3/10 1 lần: Vô địch

13

8

2

3

29

22

6.3 Giải vô địch bóng đá châu Âu

Năm

Chủ nhà

Kết quả

St

T

H

B

Bt

Bb

1960

Pháp

Không tham dự

1964

Tây Ban Nha

1968

Ý

1972

Bỉ

Vô địch

2

2

0

0

5

1

1976

Cộng hòa Liên Bang

Á quân

2

1

0

1

6

4

1980

Ý

Vô địch

4

3

1

0

6

3

1984

Pháp

Vòng 1

3

1

1

1

2

2

1988

Đức

Bán kết

4

2

1

1

6

3

1992

Thụy Điển

Á quân

5

2

1

2

7

8

1996

Anh

Vô địch

6

4

2

0

10

3

2000

Bỉ Hà Lan

Vòng 1

3

0

1

2

1

5

2004

Bồ Đào Nha

Vòng 1

3

0

2

1

2

3

2008

Áo Thụy Sĩ

Á quân

6

4

0

2

10

7

2012

Ba Lan Ukraina

Bán kết

5

4

0

1

10

6

2016

Pháp

Bán kết

6

3

2

1

7

3

2020

Liên minh châu Âu

Vượt qua vòng loại

2024

Đức

Chủ nhà

Tổng cộng

13/16
3 lần: Vô địch

48

26

12

11

72

48

7. Cầu thủ

7.1 Kỷ lục

Miroslav Klose la cau thu ghi nhieu ban thang nhat cho doi tuyen Duc voi 71 ban.
Miroslav Klose là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển Đức với 71 bàn.


Cầu thủ in đậm vẫn còn thi đấu ở đội tuyển quốc gia.

Số bàn thắng

(tính đến ngày 19 tháng 11 năm 2018)

#

Cầu thủ

Thời gian

Bàn thắng

Số trận

Kỷ lục

1

Miroslav Klose

2001–2014

71

137

0.52

2

Gerd Müller

1966–1974

68

62

1.1

3

Lukas Podolski

2004–2017

49

130

0.37

4

Rudi Völler

1982–1994

47

90

0.52

Jürgen Klinsmann

1987–1998

108

0.44

6

Karl-Heinz Rummenigge

1976–1986

45

95

0.47

7

Uwe Seeler

1954–1970

43

72

0.6

8

Michael Ballack

1999–2010

42

98

0.43

9

Thomas Müller

2010–

38

100

0.38

10

Oliver Bierhoff

1996–2002

37

70

0.53

Cầu thủ in đậm vẫn còn thi đấu ở đội tuyển quốc gia.

Số lần khoác áo đội tuyển quốc gia

(tính đến ngày 22 tháng 3 năm 2017)

Lothar Matthäus la cau thu khoac ao doi tuyen Duc nhieu nhat voi 150 tran.
Lothar Matthäus là cầu thủ khoác áo đội tuyển Đức nhiều nhất với 150 trận.

#

Cầu thủ

Thời gian

Số trận

Bàn thắng

1

Lothar Matthäus

1980–2000

150

23

2

Miroslav Klose

2001–2014

137

71

3

Lukas Podolski

2004–2017

130

49

4

Bastian Schweinsteiger

2004–2016

121

24

5

Philipp Lahm

2004–2014

113

5

6

Jürgen Klinsmann

1987–1998

108

47

7

Jürgen Kohler

1986–1998

105

2

8

Per Mertesacker

2004–2014

104

4

9

Franz Beckenbauer

1965–1977

103

14

10

Thomas Häßler

1988–2000

101

11

7.2 Các kỷ lục khác

  • Cầu thủ tham dự nhiều kỳ World Cup nhất: Lothar Matthäus - 5 lần (cũng là kỉ lục thế giới cùng với thủ môn Mexico Antonio Carbajal và thủ môn Ý Gianluigi Buffon)
  • Cầu thủ tham dự nhiều trận đấu tại World Cup nhất: Lothar Matthäus - 25 trận (kỉ lục thế giới)
  • Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng tại World Cup nhất: Miroslav Klose - 16 bàn
  • Cầu thủ tham dự nhiều trận đấu tại Euro nhất: Thomas Häßler và Jürgen Klinsmann - 13 trận
  • Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng tại Euro nhất: Jürgen Klinsmann - 5 bàn

Tính tại các vòng chung kết World Cup và Euro

8. Đội trưởng và huấn luyện viên trưởng


Danh sách các đội trưởng và huấn luyện viên trưởng đội tuyển Đức

Đội trưởng

1934–1939: Fritz Szepan (30 trận)

1939–1942: Paul Janes(31 trận)

1951–1956: Fritz Walter* (30 trận)

1957–1962: Hans Schäfer  (16 trận)

1958–1959: Helmut Rahn (8 trận)

1959–1962: Herbert Erhardt (18 trận)

1962–1970: Uwe Seeler* (40 trận)

1970–1971: Wolfgang Overath (14 trận)

1971–1977: Franz Beckenbauer* (50 trận)

1977–1978: Berti Vogts (20 trận)

1978–1981: Bernard Dietz (19 trận)

1981–1986: Karl-Heinz Rummenigge (51 trận)

1986–1986: Harald Schumacher (14 trận)

1986–1988: Klaus Allofs (8 trận)

1988–1994: Lothar Matthäus* (75 trận)

1994–1998: Jürgen Klinsmann (36 trận)

1998–2001: Oliver Bierhoff (23 trận)

2001–2004: Oliver Kahn (49 trận)

2004–2010: Michael Ballack (55 trận)

2010–2014: Philipp Lahm (21 trận)

2014–2016: Bastian Schweinsteiger

2016–: Manuel Neuer

Huấn luyện viên trưởng

1908–1927: Hội đồng của DFB

1927–1936: Otto Nerz

1936–1964: Sepp Herberger

1964–1978: Helmut Schön

1978–1984: Jupp Derwall

1984–1990: Franz Beckenbauer

1990–1998: Berti Vogts

1998–2000: Erich Ribbeck

2000–2004: Rudi Völler

2004–2006: Jürgen Klinsmann

Ghi chú

* Đội trưởng danh dự.

9. Thống kê huấn luyện viên

Tên

Thời gian

Số trận

Thắng

Hòa1

Thua

Tỉ lệ thắng %

Danh hiệu

Hội đồng DFB

1908–1926

58

16

12

30

27.6

Otto Nerz

1926–1936

70

42

10

18

60

Hạng ba World Cup 1934

Sepp Herberger2

1936–1942
1950–1964

167

94

27

46

56.3

Vô địch World Cup 1954, hạng tư World Cup 1958

Helmut Schön

1964–1978

139

87

31

21

62.6

Á quân World Cup 1966, hạng ba World Cup 1970,
vô địch Euro 1972, vô địch World Cup 1974, á quân Euro 1976

Jupp Derwall

1978–1984

67

44

12

11

65.7

Vô địch Euro 1980, á quân World Cup 1982

Franz Beckenbauer

1984–1990

66

34

20

12

51.5

Á quân World Cup 1986, vô địch World Cup 1990

Berti Vogts

1990–1998

102

66

24

12

64.7

Á quân Euro 1992, vô địch Euro 1996

Erich Ribbeck

1998–2000

24

10

6

8

41.7

Rudi Völler

2000–2004

53

29

11

13

54.7

Á quân World Cup 2002

Jürgen Klinsmann

2004–2006

34

20

8

6

58.8

Hạng ba Confed Cup 2005, hạng ba World Cup 2006

Joachim Löw3

2006–

143

95

25

23

66.4

Á quân Euro 2008, hạng ba World Cup 2010, vô địch World Cup 2014, vô địch Confed Cup 2017

Tổng cộng3

923

537

186

200

58.2

 

Chú thích

  1. Tính cả thắng trên loạt sút luân lưu.
  2. Tính cả thành tích trước khi Đức chia cắt (1936–1942 – 70 trận: 42 thắng, 13 hòa, 15 thua) và Tây Đức (1950–1964 – 97 trận: 52 thắng, 14 hòa, 31 thua; không thi đấu và không có huấn luyện viên từ 1942 tới 1950).
  3. Tính đến ngày 27 tháng 7 năm 2014.

10. Áo đấu


Áo đấu chính


10.1 Đội ngũ kĩ thuật

Chức vụ

Tên

Quốc tịch

Huấn luyện viên trưởng (huấn luyện viên)

Joachim Löw

Đức

Trợ lý huấn luyện viên

Hans-Dieter Flick

Đức

Huấn luyện viên thủ môn

Andreas Köpke

Đức

Huấn luyện viên thể lực

Shad Forsythe

Hoa Kỳ

Huấn luyện viên thể lực

Yann-Benjamin Kugel

Đức

Huấn luyện viên thể lực

Masaya Sakihana

Hoa Kỳ

huấn luyện viên thể lực

Tiến sĩ Hans-Dieter Hermann

Đức

Quản lý tài chính

Oliver Bierhoff

Đức

Giám sát viên

Matthias Sammer

Đức

Trinh sát

Urs Siegenthaler

Thụy Sĩ

Trinh sát viên

Christofer Clemens

Đức

Đội ngũ bác sĩ

Giáo sư Tiến sĩ Tim Meyer

Đức

Đội ngũ bác sĩ

Tiến sĩ Hans-Wilhelm Müller-Wohlfahrt

Đức

Đội ngũ bác sĩ

Tiến sĩ Josef Schmitt

Đức

Vật lý trị liệu

Wolfgang Bunz

Đức

Vật lý trị liệu

Klaus Eder

Đức

Vật lý trị liệu

Christian Huhn

Đức

Vật lý trị liệu

Christian Müller

Đức

Joachim Low va tro ly Hans-Dieter Flick nam 2006
Joachim Löw và trợ lý Hans-Dieter Flick năm 2006

11. Đội hình

Đội hình 23 cầu thủ Đức triệu tập tham dự vòng loại Euro 2020 gặp  Bắc Ireland và  Belarus vào các ngày 16 và 19 tháng 11 năm 2019.

Số liệu thống kê tính đến ngày 19 tháng 11 năm 2019 sau trận gặp Bắc Ireland.

#

Vị trí

Cầu thủ

Ngày sinh

Trận

Bt

Câu lạc bộ

1

Thủ môn

Manuel Neuer (Đội trưởng)

27/3/1986

92

0

Bayern Munich

22

Thủ môn

Marc-André ter Stegen

30/4/1992

24

0

Barcelona

12

Thủ môn

Bernd Leno

4/3/1992

6

0

Arsenal

3

Hậu vệ

Jonas Hector

27/5/1990

43

3

Đức 1. FC Köln

4

Hậu vệ

Matthias Ginter

19/1/1994

29

1

Borussia Mönchengladbach

23

Hậu vệ

Emre Can

12/1/1994

25

1

Borussia Dortmund

14

Hậu vệ

Nico Schulz

1/4/1993

10

2

Borussia Dortmund

5

Hậu vệ

Jonathan Tah

11/2/1996

9

0

Bayer Leverkusen

13

Hậu vệ

Lukas Klostermann

3/6/1996

8

0

RB Leipzig

2

Hậu vệ

Robin Koch

17/7/1996

2

0

SC Freiburg

17

Hậu vệ

Niklas Stark

14/4/1995

1

0

Hertha BSC

8

Tiền vệ

Toni Kroos

4/1/1990

96

17

Real Madrid

6

Tiền vệ

Joshua Kimmich

8/2/21995

48

3

Bayern Munich

21

Tiền vệ

İlkay Gündoğan

24/10/1990

37

7

Manchester City

10

Tiền vệ

Julian Brandt

2/5/1996

31

3

Borussia Dortmund

16

Tiền vệ

Sebastian Rudy

28/2/1990

29

1

1899 Hoffenheim

18

Tiền vệ

Leon Goretzka

6/2/1995

25

11

Bayern Munich

11

Tiền vệ

Nadiem Amiri

27/10/1996

3

0

Bayer Leverkusen

15

Tiền vệ

Suat Serdar

11/4/1997

3

0

Schalke 04

9

Tiền đạo

Timo Werner

6/3/1996

29

11

Chelsea

20

Tiền đạo

Serge Gnabry

14/7/1995

13

13

Bayern Munich

19

Tiền đạo

Luca Waldschmidt

19/5/1996

3

0

SC Freiburg

11.1 Triệu tập gần đây

Dưới đây là tên các cầu thủ được triệu tập trong vòng 12 tháng.

Vị trí

Cầu thủ

Ngày sinh

Số trận

Bt

Câu lạc bộ

Lần cuối triệu tập

Hậu vệ

Niklas Süle

3/9/1995

24

1

Đức Bayern Munich

Estonia, 13/10/2019 INJ

Hậu vệ

Marcel Halstenberg

27/9/1991

6

1

Đức RB Leipzig

Estonia, 13/10/2019

Tiền vệ

Marco Reus

31/5/1989

44

13

Đức Borussia Dortmund

Belarus, 16/11/2019 INJ

Tiền vệ

Kai Havertz

11/6/1999

7

1

Đức Bayer Leverkusen

Belarus, 16/11/2019 INJ

INJ: Cầu thủ rút khỏi đội hình do chấn thương.

Thông tin trong bài viết sử dụng tư liệu từ wikipedia.

top-arrow
X