Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

Tuyển Anh thảm bại tại World Cup: Gánh xiếc rong bị "thần thánh hóa"

Thứ Tư 25/06/2014 11:58(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Tuyển Anh đã chính thức chia tay World Cup 2014, sau trận hòa Costa Rica, trận đấu ‘xuất sắc’ mà Roy Hodgson đã khen ngợi hết lời các học trò.

Gánh xiếc truyền thông Anh quốc

Nước Anh là xứ sở của truyền thông, vì lẽ đó, áp lực, sự kì vọng của dư luận là điều đầu tiên được nhắc đến trước “cái chết” của Tam sư - biệt danh của tuyển Anh mà nhiều người hâm mộ đã đổi thành “Tam miêu”, tại World Cup 2014.  Hãy cùng nhìn lại giai đoạn của mùa giải 2013-14 và trước thềm World Cup của hai ngôi sao trụ cột dưới quyền HLV Roy Hodgson, là Wayne Rooney và Steven Gerrard.

Người Anh đã thất bại đủ để thay đổi chưa?
Người Anh đã thất bại đủ để thay đổi chưa?

Mùa giải 2013-14, Rooney trong màu áo Man Utd bị coi là đã “hết hạn sử dụng” với màn trình diễn không thể tệ hơn, trong khi Gerrard thì từng là chủ đề châm biếm trong sự hả hê của chính truyền thông Anh về cú trượt chân, đá bay cơ hội vô địch Premier League sau 24 năm của Liverpool.

Trái ngược hoàn toàn, trước thềm World Cup, Rooney “lộng lẫy” xuất hiện dày đặc trên các ấn phẩm thể thao xứ sương mù, cùng những dòng tít gieo sự kì vọng to lớn, còn Gerrard thì như “tượng đài bất khuất”, “ngọn hải đăng sừng sững”, soi đèn, chỉ lối cho các đàn em trong giai đoạn chuyển giao thế hệ ở ĐTQG.

Chưa hết, truyền thông Anh cũng rất biết cách “thần thánh hóa” những tài năng trẻ ở Premier League. Trong kì World Cup đầu tiên trong sự nghiệp của mình, những Luke Shaw, Adam Lallana hay Ross Barkley được săn đón có chăng chỉ kém những ngôi sao hạng A, như Cristiano Ronaldo hay Messi.

Thậm chí, sự “thần thánh hóa” ấy còn quá mức đến nỗi có vài người hâm mộ kêu gào bất công cho... Will Hughes. Với lý do tiền vệ sinh năm 1995, đang thi đấu tại Championship (hạng Nhất Anh), nếu được tham dự và đá chính tại World Cup, anh sẽ giúp tuyển Anh dễ dàng vượt qua vòng bảng! Rõ ràng, thành phần tuyển Anh sang Brazil chẳng khác gì những ông hoàng đóng vai hề của gánh xiếc mang tên: “Truyền thông Anh quốc”. Họ được biệt danh là “Tam sư”, nhưng thực chất chỉ là danh hão của cái xác “Tam miêu”.

‘Chết’ vì chậm chạp

Trong quá trình chuẩn bị World Cup, người Anh tuyên bố với cả thế giới rằng, giải đấu tại Brazil sẽ là cột mốc đánh dấu một lịch sử phát triển mới của nền bóng đá nước này.  Hành động mang tính bước ngoặt mà Liên đoàn bóng đá Anh (FA) khoe khoang là việc áp dụng phân tích khoa học vào bóng đá, với sự ra đời của “Trung tâm World Cup” - nơi tập hợp gần như toàn bộ những chuyên gia hàng đầu lĩnh vực bóng đá và các môn thể thao khác. Trước đó, FA còn cho công bố kế hoạch tỉ mỉ về mục tiêu phát triển tài năng trẻ trong vòng 20 năm tới, cụ thể là hướng tới cúp Vàng tại World Cup 2022 với dàn cầu thủ trong dự án này.

Cuộc cách mạng trong cách làm bóng đá của người Anh thực chất mang dáng dấp của người Đức, từ cách đây chục năm, chính xác là sau thất bại trong trận chung kết tại World Cup 2002.  Người Đức thay đổi chỉ sau một trận, còn người Anh? Kể từ sau chức vô địch thế giới năm 1966, người Anh mới chỉ một lần vượt qua được tứ kết tại World Cup 1990. Còn ở EURO, thành tích tốt nhất của Tam sư chỉ là hạng Ba năm 1986, tốt “nhì” là lọt tới bán kết năm 1996.

‘Chết’ vì bảo thủ

Gác lại những câu chuyện về truyền thông, về thượng tầng, điểm mấu chốt khiến tuyển Anh ‘chết’ tại World Cup 2014 nằm ở sự bảo thủ cứng nhắc của HLV Roy Hodgson.  Ở những giải đấu lớn, diễn ra trong thời gian ngắn ngủi, điều tiên quyết dẫn tới thành công của mọi đội tuyển là HLV trưởng phải có sự đa dạng, linh hoạt về các phương án chiến thuật. Roy Hodgson không hề có điều này.

Chiến thuật của Roy Hodgson áp dụng cho tuyển Anh ở World Cup lần này như một “nồi thập cẩm”. Ông bê nguyên xi lối đá của Liverpool (ban bật ngắn, nhanh), gượng ép vào sơ đồ 4-2-3-1 (ở Liverpool là 4-3-3), với gần nửa đội hình quen đá đội hình... 4-4-2. Bất chấp tất cả những quan điểm của các chuyên gia, cầu thủ có tiếng ở Anh như chính Brendan Rodgers (HLV Liverpool) và cả trợ lý HLV Gary Neville.  Và hậu quả là tuyển Anh thất bại trước Italia với đối thủ muôn thuở - Andre Pirlo, trước Uruguay với Vua phá lưới Premier League 2013-14, Luis Suarez.

Đau đớn hơn là sau thất bại này, FA bênh vực Roy Hodgson và giữ ông lại chiếc ghế HLV trưởng tuyển Anh tới năm 2016. Mặt khác, điều này cho thấy rằng, dường như FA cũng bảo thủ chẳng kém Roy Hodgson, đặc biệt là sau những thất bại trong quá khứ cũng với các đời HLV bảo thủ, chậm chạp thay đổi trong tư duy chiến thuật.

Kết

Các cầu thủ Anh, hay còn được ví như những ông vua đóng vai hề của truyền thông Anh, dưới sự quản lí của một Roy Hodgson yếu kém, của một FA bảo thủ, chậm chạp. Viễn cảnh này đến bao giờ sẽ thay đổi, thay đổi để cho cái giấc mơ World Cup của chính tất cả bớt huyễn hoặc hơn? 

Theo VTC

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Những thiên thần trên sân cỏ chưa từng nhận thẻ đỏ trong sự nghiệp

Những thiên thần trên sân cỏ chưa từng nhận thẻ đỏ trong sự nghiệp

Những thiên thần trên sân cỏ chưa từng nhận thẻ đỏ trong sự nghiệp

Bóng đá là môn thể thao đối kháng, vì vậy khả năng để các cầu thủ nhận thẻ luôn rất cao. Nhưng trên thực tế, vẫn có những cái tên chưa từng bị đuổi khỏi sân lần nào. Dưới đây là những cầu thủ chưa từng nhận thẻ đỏ trong sự nghiệp.

Xem thêm
top-arrow
X