Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Fernando Torrres: Liệu đã thật sự xứng đáng với những lời khen ngợi?

Thứ Ba 29/10/2013 15:11(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Hơn một tuần gần đây, sát thủ người TBN liên tục được tâng bốc sau khi không ngừng toả sáng ở đấu trường Champions League rồi Premier League tuy nhiên nếu chỉ xét trên số bàn thắng, tiêu chí đánh giá đầu tiên và quan trọng nhất với bất cứ một tiền đạo nào, chiếu theo giá trị chuyển nhượng thì dường như El Nino còn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa thì may ra mới xứng đáng với những gì anh được nhận những ngày qua.

Ai cũng rõ, dưới vương triều Roman Abramovich, tiền đạo luôn là vấn đề nhức nhối tại Chelsea. Bởi ngoài Drogba thực sự là "hàng hiệu" thì phần lớn chân sút khác được CLB tốn bao tiền đưa về đều trở thành "thảm hoạ". Có thể chỉ ra vô số những tay săn bàn "im thin thít và lặn mất tăm" khi đầu quân cho Chelsea. Dưới đây là những minh chứng hùng hồn nhất và trong đó có cả Torres, được liệt kê dựa trên thông số: Giá trị mỗi bàn thắng ghi được cho đội bóng.

Hernan Crespo (Giá trị chuyển nhượng khoảng 16 triệu bảng, 25 bàn thắng, Trung bình: 640.000 bảng/bàn)

 

Gia nhập Chelsea khi chưa hề bước qua thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp và thể hình cũng rất phù hợp với Premier League nhưng hoá ra, phong cách của chân sút người Argentina dường như chỉ phù hợp với đấu trường Serie A mà thôi. Dù rất cố gắng nhưng Crespo không tài nào "thăng" nổi ở Stamford Bridge, lại thêm nỗi nhớ Italia da diết nên rốt cục, trong 5 năm khoác màu áo Xanh thì có tới .. 3 năm anh quay về xứ sở hình chiếc ủng thi đấu cho hai đội bóng thành Milano (AC Milan và Inter). Như vậy, thực chất Crespo chỉ cống hiến cho Chelsea đúng 2 mùa và ghi được tổng cộng 25 bàn sau 49 trận. Năm 2008, Crespo lẳng lặng khăn gói rời khỏi thành London sau khi hợp đồng hết hạn. Về sau, anh cũng chẳng bao giờ lấy lại được phong độ và sống nốt những năm cuối đời cầu thủ tại Genoa, Parma trước khi "phiêu bạt" sang đất nước Ấn Độ xa xôi và giải nghệ tại đây vào tháng 11 năm 2012 khi đã 37 tuổi.

Mateja Kezman (5,3 triệu bảng; 7 bàn; 750.000 bảng/bàn)

 

Từng là sát thủ số 1 giải VĐQG Hà Lan với thành tích siêu ấn tượng 129 bàn/176 trận trong 4 năm khoác áo PSG, Kezman được Chelsea rất kỳ vọng sẽ nối tiếp thành công của Ruud Van Nistelrooy, một chân sút khác cũng trưởng thành tại xứ sở hoa Tulip và tạo dựng được chỗ đứng ở Premier League trong màu áo Man Utd. Thậm chí, The Blues còn được đã "hời to" khi chỉ phải bỏ ra có hơn 5 triệu bảng để chiêu mộ Kezman. Tuy nhiên, cuối cùng, cầu thủ người Serbia đã khẳng định trình độ của anh chỉ phù hợp với những giải đấu thấp kém mà thôi chứ không đủ tầm để thi thố tại những giải cấp cao như Premier League. Kezman chỉ tồn tại ở Stamford Bridge đúng một mùa, đóng góp vẻn vẹn 7 bàn sau 41 trận ra sân. Rời khỏi Chelsea, Kezman bắt đầu lưu lạc qua Atletico Madrid, Fenerbahce, PSG, Zenit, South China và kết thúc sự nghiệp tại BATE Borisov (Belarus). Chẳng ở đâu, Kezman toả sáng như hồi thi đấu cho PSV Eindhoven.

Adrian Mutu (15,8 triệu bảng; 10 bàn; 1.58 triệu bảng/bàn)

 

Chân sút người Rumani cũng chuyển đến Chelsea sau khi tạo được dấu ấn ở Serie A (nhưng so với Crespto thì Mutu chỉ đáng bậc đàn em). Mutu đã có sự khởi đầu cực kỳ mỹ mãn ở The Blues khi ghi 4 bàn chỉ sau 3 trận đầu tiên nhưng nào ai ngờ, phong độ của anh lại tụt mau chóng tụt dốc không phanh. Không những vây, Mutu còn liên tục gây ra scandal bên ngoài sân cỏ bởi lối sống sa đoạ mà đỉnh điểm là chuyện dình vào ma tuý (cocaine). Tháng 9 năm 2004, Mutu được phát hiện dương tính với chất cấm cocaine và không lâu sau đó, bị Chelsea sa thải thẳng cổ, kết thúc hơn một năm khoác áo đội bóng với thành tích 10 bàn sau gần 40 trận ra sân. Đồng thời, Mutu còn bị FIFA cấm thi đấu trong vòng 7 tháng và sau khi tái xuất, anh đã rất nỗ lực tìm lại thời kỳ đỉnh cao. Có thời điểm, Mutu thi đấu cực ấn tượng ở Fiorentina nhưng cũng không kéo dài quá lâu. Hiện giờ, tiền đạo sinh năm 1979 này đang an phận ở Ajaccio, một đội bóng yếu tại Ligue 1 (Pháp).

Andriy Shevchenko (31 triệu bảng, 22 bàn, 1.4 triệu bảng/bàn)

 

Cho đến giờ, không ai có thể lý giải một cách chính xác vì sao một chân sút huyền thoại ở Serie A và hàng đầu châu Âu vào thời điểm 2006 lại trở thành nỗi thất vọng lớn lao tại Chelsea. Lẽ ra, sự nghiệp của Sheva đã chẳng thể lao dốc nhanh đến thế nếu như anh không quyết định đi theo tiếng gọi của Roman Abramovich. Vị tỷ phú người Nga đã bỏ ra số tiền không nhỏ để rước chân sút người Ukraine về Stamford Bridge với hy vọng Sheva sẽ tiếp tục "hô mưa gọi gió" ở Premier League giống như những năm tháng tung hoành ở Serie A. Thế nhưng, thật khó tin, Sheva đã nhanh chóng sa sút thảm hại và gần như không thể thích ứng nổi với môi trường bóng đá tại quốc đảo sương mù. Anh đã đánh mất gần như toàn bộ bản năng sát thủ và kết quả, Sheva chỉ có được 22 bàn sau 77 trận thi đấu ở Chelsea trong khi thời khoác áo AC Milan, anh đã ghi đến 175 bàn/322 trận. Kể cả khi được "gã nhà giàu" thành London tạo điều kiện cho trở lại mái nhà xưa AC Milan để tìm lại cảm hứng thì Sheva cũng không thể cứu nổi bản thân. Thế là năm 2009, anh được trả tự do và hồi hương đầu quân cho đội bóng cũ Dynamo Kiev. Tại đây, anh đã có mấy năm cuối đời cầu thủ khá hạnh phúc và hiện Sheva đang theo đuổi sự nghiệp chính trị.

Fernando Torres (50 triệu bảng, 39 bàn, 1.28 triệu bảng/bàn)

torres
 

Không phủ nhận, bằng những nỗ lực không biết mệt mỏi, El Nino đã không ngừng cải thiện phong độ nhưng rõ ràng, so với thời kỳ khoác áo Liverpool thì Torres của thời hiện tại còn kém rất xa. Cần nhớ rằng, bàn thắng vào lưới Man City hôm vừa rồi mới chỉ là bàn thứ ... 2 của Torres tại Premier League trong năm 2013. Nhìn xa hơn, phải đến mùa trước sau 2 năm thi đấu cho Chelsea, Torres mới đạt đến con số 22 bàn thắng trên mọi đấu trường (nhưng 6 bàn trong số đó diễn ra ở giải đấu cấp thấp Europa League và không ít pha lập công "tầm thường khác) tuy nhiên nếu tách riêng Premier League thì chưa bao giờ, Torres ghi quá được 10 bàn, điều chưa từng xảy ra khi anh còn chơi bóng tại Atletico Madrid hay Liverpool. Hãy nhớ rằng, tính đến thời điểm này, Torres vẫn là cầu thủ đắt giá nhất trong lịch sử bóng đá Anh nên hiển nhiên, những gì anh thể hiện, những gì anh cố gắng xem ra chưa thể tương xứng với số tiền Chelsea đã bỏ ra. Đúng là, bên cạnh bàn thắng, Torres còn đóng góp những thứ khác cho Chelsea (chẳn hạn những đường chuyền kiến tạo hay những pha chạy chỗ thông minh thu hút hậu vệ đối phương cho đồng dội lập công) nhưng xét cho cùng, một trung phong mà trước tiên không giỏi ghi bàn thì cũng "vứt". Do đó, không còn cách nào khác, Torres sẽ phải tiếp tục nỗ lực để con số 1.28 triệu bảng cho mỗi bàn thắng của anh sẽ bị giảm xuống mạnh theo thời gian, tiến tới việc anh sẽ dần được công nhận là bản hợp đồng thành công chứ không phải "bom xịt" của đội bóng.

  • Bảo Phương - Xsbandinh.com

Có thể bạn quan tâm

Những thiên thần trên sân cỏ chưa từng nhận thẻ đỏ trong sự nghiệp

Những thiên thần trên sân cỏ chưa từng nhận thẻ đỏ trong sự nghiệp

Những thiên thần trên sân cỏ chưa từng nhận thẻ đỏ trong sự nghiệp

Bóng đá là môn thể thao đối kháng, vì vậy khả năng để các cầu thủ nhận thẻ luôn rất cao. Nhưng trên thực tế, vẫn có những cái tên chưa từng bị đuổi khỏi sân lần nào. Dưới đây là những cầu thủ chưa từng nhận thẻ đỏ trong sự nghiệp.

Xem thêm
top-arrow
X