- Hodgson ra sức bảo vệ trò cưng Rooney khỏi búa rìu dư luận
- Wayne Rooney: Bao giờ anh mới hết vô duyên?
- Bác sĩ tuyển Anh nhập viện do .... ăn mừng quá khích
Xứ sở sương mù vẫn được biết tới là xứ phớt Ăng-lê. Phớt ở đây bắt nguồn từ một từ tiếng Pháp flegme có nghĩa là sự điềm tĩnh, còn Ăng-lê cũng là một từ tiếng Pháp được Việt hóa: Anglais, tức là thuộc về tiếng Anh, liên quan đến nước Anh. Như vậy, nói nôm na phớt Ăng-lê nghĩa là sự điềm tĩnh của người Anh, nước Anh. Sở dĩ, người Anh được gắn với biệt danh này là bắt nguồn từ tính cách nổi tiếng bình thản, giỏi che giấu cảm xúc của họ. Dù khó khăn đau khổ đến mấy, họ vẫn phải giữ được sự bình tĩnh, ít nhất là trước mặt người khác.
Các đôi chân tuyển Anh bất lực trước Italia |
Thế nhưng, có lẽ cái chất phớt Ăng-lê trứ danh ấy lại đang bị chính những người Anh quên lãng và mai một. Sự mất chất đó được phơi bày rất rõ trên sân bóng. Trong khoảng 1-2 thập kỷ trở lại đây, ĐT Anh luôn sở hữu một đội hình đầy sao và xứng đáng là 1 ƯCV cho chức vô địch (trên thực tế là các ngôi sao của Tam sư cũng đã thành công ở cấp CLB). Nhưng hết lần này đến lần khác, người Anh gục ngã tức tưởi và tủi hổ. Họ chưa bao giờ thể hiện được hết sức mạnh và tiềm năng của mình. Nguyên nhân là do các tuyển thủ Anh tỏ ra quá yếu đuối trước sự bủa vây của áp lực đến từ mọi phía, nhất là từ sự soi mói của giới truyền thông nổi tiếng lá cải.
Tại Brazil 2014, ĐT Anh không được đánh giá cao như vài giải đấu gần đây. Song thật ra đấy lại là điều may mắn cho đội bóng này. Nhất là khi, báo chí Anh không còn gây áp lực một cách vô lý, viển vông lên thày trò HLV Roy Hodgson. Chỉ có điều, bất chấp điều đó, HLV Roy Hodgson và các học trò vẫn chẳng thể khắc phục được căn bệnh mãn tính của mình.
Nhìn ĐT Anh chơi bóng trước Italy người ta dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh những chú sư tư trẻ đã bị những đấu sĩ áo xanh lão luyện, già giơ thuần hóa, dắt mũi hoàn toàn. Đặc biệt là từ khi Balotelli nâng tỉ số lên 2-1 thì ĐT Anh càng trở nên bấn loạn. Họ thi đấu với những đôi chân và cái đầu nặng chịch, để rồi có rất nhiều pha xử lý hoàn toàn không theo ý muốn.
Ở khía cạnh nào đó, sự nhọc nhằn, bất lực của cánh chim đầu đàn Rooney chính là minh chứng rõ nhất cho sự yếu bóng vía của cả ĐT Anh. Khi được kì vọng sẽ là chỗ dựa cho cả đội thì R10 lại gây thất vọng nặng nề. Anh liên tục có những pha bóng hỏng đến mức vô duyên, điển hình như một tình huống tự đá phạt góc ra sau cầu môn ở cuối trận. Tính cả trận Rooney có 3 cú sút thì nó đều "tìm chim" hoặc tìm… gì đó bên ngoài cầu môn đối phương.
Trong bối cảnh một cầu thủ được xem là dày dạn kinh nghiệm trận mạc như Rooney còn cóng như vậy thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên, khi những tiểu tướng như Sterling cũng liên tục tạt hỏng. Thậm chí, ngay cả HLV Roy Hodgson dường như cũng đánh mất sự minh mẫn trước sức ép. Cho dù đội nhà bị dẫn bàn, vị chiến lược gia người Anh lại có một quyết định khó hiểu, khi rút hết các tiền đạo (Welbeck và Sturridge) ra khỏi sân, chỉ giữ lại duy nhất Wayne Rooney – một người đã không thể ghi bàn trong cả 2 kì World Cup trước đó.
Ở thời điểm hiện tại, rõ ràng Italy không nhỉnh hơn Tam sư. Theo đánh giá của các nhà cái, đoàn quân thiên thanh còn có phần dưới phân khi đến Brazil với hành trang là mạch 7 trận liền không thắng. Nhưng người Anh chỉ có thể trách mình tại sao không còn biết phớt Ăng-lê, để rồi chịu thua chính mình, trước khi thua Italy.
Theo Soha