Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

Bình luận: Từ World Cup, nhìn về châu Âu

Thứ Tư 09/07/2014 17:13(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

VCK World Cup 2014 đang dần đi đến những chặng đường cuối cùng với sự hiện diện còn lại của 3 đội bóng là Đức, Argentina và Hà Lan. Nhưng ở một góc nhìn khác từ giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh mà 4 năm mới có một lần, để hướng về châu Âu, người ta sẽ thấy rằng Bundesliga hay Premier League mới chính là những kẻ thành công nhất.

Anh, Italia cùng bị loại sớm nhưng Premier League và Serie A vẫn hưởng lợi?

Trước thềm World Cup 2014, mặc dù phải rơi vào bảng đấu tử thần nhưng không nhiều người nghĩ đến một kết cục “cay đắng” dành cho cả 2 đội tuyển Anh và Italia. Sau 3 lượt trận, 2 “ông lớn” của châu Âu đã phải xách vali về nước từ sớm, nhường suất lọt vào vòng 1/8 cho Costa Rica và Uruguay.

Anh
Tuyển Anh thất bại tại World Cup nhưng Premier League vẫn hưởng lợi

Mặc dù vậy, tưởng như thành tích bết bát của ĐTQG tại World Cup sẽ phản ánh phần nào sự thất bại toàn diện của một nền bóng đá. Nhưng không, xét trên phương diện cấp CLB, người Anh và người Ý vẫn được xem là… thành công?

Cụ thể, ở vòng bảng kỳ World Cup năm nay, Premier League đã đóng góp tới 15% số lượng cầu thủ tham dự, một con số khá lớn. Thế nhưng, điều đó vẫn chưa nói lên tất cả bởi cho đến vòng bán kết, giải đấu hấp dẫn nhất xứ sở sương mù tiếp tục thể hiện sự “bá đạo” của mình khi chiếm tới 21% nhân lực trong số 4 đội bóng mạnh nhất.

Rõ ràng, nếu đánh giá dựa trên mức tăng về “quy mô cầu thủ” khi giải đấu ngày càng tiến vào sâu hơn, thì chất lượng của Premier League là hoàn toàn vượt trội so với nhiều nền bóng đá khác. Tính ra, trong cả 4 đội tuyển góp mặt ở bán kết, đều có sự hiện diện của các ngôi sao đang thi đấu tại Anh quốc.

Italia
Chất lượng cầu thủ nội địa của Serie A đã sa sút nghiêm trọng

Tương tự, Serie A dù vừa trải qua một năm “lụi tàn” trên đấu trường châu lục, cộng thêm sự thất bại của ĐT Italia tại VCK World Cup lần này nhưng vẫn có tới 14% lượng cầu thủ tham dự vòng bán kết. Điều này có thể không phản ánh chính xác thực lực của nền bóng đá Ý nội địa nhưng cũng cho thấy rằng Calcio vẫn là một trong những giải đấu có chất lượng hàng đầu tại châu Âu.

Bundesliga vô đối

Không có gì quá bất ngờ nếu như đưa ra kết luận rằng người Đức chính là những kẻ thành công nhất tại kỳ World Cup năm nay. Bởi xét trên mọi khía cạnh, họ đều thể hiện vị thế số một của mình.

Trước hết, hãy dành những lời ca ngợi đối với Die Mannschaft sau khi thầy trò HLV Joachim Loew giành thắng lợi “kinh hoàng” 7-1 trước Brazil sau trận cầu “không tưởng” vừa mới diễn ra đêm qua. Bằng một lối chơi khoa học, kỷ luật, chính xác và hiệu quả, Thomas Mueller và các đồng đội đã sớm “đập tan” tham vọng đăng quang của đội chủ nhà tại kỳ World Cup lần này. Cho đến thời điểm hiện tại, sau khi đã lọt vào trận chung kết, ĐT Đức với một lực lượng đồng đều và toàn diện ở cả 3 tuyến cũng đang tràn trề hy vọng sẽ thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử ngay trên đất Nam Mỹ.

Đức
Người Đức đang thể hiện sự thống trị trên cả phương diện ĐTQG lẫn cấp CLB

Nhưng đấy mới chỉ ở góc độ ĐTQG. Và nếu đánh giá trên phương diện CLB, Bundesliga cũng thể hiện được sự áp đảo hoàn toàn. Cụ thể, tính cho tới vòng bán kết, giải đấu số một nước Đức đã đóng góp tới 23% số lượng cầu thủ tham dự, tức là gần 1/4 nhân sự trong số 4 đội bóng mạnh nhất.

Phải thừa nhận rằng sự thành công của các đại diện đến từ Bundesliga trên đấu trường châu Âu trong vài năm trở lại đây (Bayern lọt vào chung kết Champions League 3 lần trong 4 năm, Dortmund cũng lọt vào chung kết năm 2013) đã giúp cho giải đấu này được cải thiện đáng kể về mặt chất lượng. Bên cạnh đó, chính sách đào tạo bóng đá trẻ hợp lý, từ công tác huấn luyện bài bản, lâu dài đến việc áp dụng nhiều phương pháp khoa học cũng giúp cho nền bóng đá Đức ngày một tiến bộ hơn.

Những kẻ “trọc phú”…

Theo thống kê, khá bất ngờ khi giải VĐQG Nga cũng có tới 5% số lượng cầu thủ góp mặt tại kỳ World Cup lần này. Tuy nhiên, chỉ ngay sau vòng đấu bảng, phần lớn đã “rơi rụng” gần hết…

Điều này đương nhiên cũng phản ánh hoàn toàn chính xác thực trạng của nền bóng đá Nga trong những năm gần đây. Đó là việc các CLB nhanh chóng “giàu” lên nhờ nguồn tiền “vô tận” của các tỷ phú rồi thực hiện mua bán chuyển nhượng cầu thủ một cách… vô tội vạ. Hệ quả là với chính sách đầu tư thiếu tính toán hợp lý, một loạt những đội bóng “trọc phú” đã phải sớm lâm vào cảnh khủng hoảng trầm trọng rồi sớm đi đến phá sản, tiêu biểu như Anzhi Makhachkala.

Anzhi
Bóng đá Nga sẽ còn thất bại nếu như vẫn đặt niềm tin vào những đội bóng "trọc phú" như Anzhi Makhachkala

Kết

Nhìn chung, giữa ĐTQG và cấp độ CLB luôn tồn tại một sự tương quan nhất định, không nhiều thì ít. Chính bởi vậy, World Cup năm nay dù đã mang lại tương đối nhiều bất ngờ nhưng không phải vì thế mà người ta đưa ra những đánh giá sai lệch về mỗi nền bóng đá. Với một số giải đấu hàng đầu châu Âu như Premier League hay Serie A, xét trên một tiêu chí nào đấy, vẫn là những “sân chơi” chất lượng nhất.

Nhưng hãy thừa nhận rằng, nội lực của người Anh và người Ý là có vấn đề. Và nếu như không mau chóng tìm ra giải pháp khắc phục, hoặc có hướng đi bền vững hơn giống như cách làm của người Đức, mọi chuyện chắc chắn sẽ còn tệ hơn rất nhiều.

Chỉ còn 2 năm nữa thôi là Euro 2016 tiếp tục khởi tranh rồi…

NAM ANH   

Có thể bạn quan tâm

Những thiên thần trên sân cỏ chưa từng nhận thẻ đỏ trong sự nghiệp

Những thiên thần trên sân cỏ chưa từng nhận thẻ đỏ trong sự nghiệp

Những thiên thần trên sân cỏ chưa từng nhận thẻ đỏ trong sự nghiệp

Bóng đá là môn thể thao đối kháng, vì vậy khả năng để các cầu thủ nhận thẻ luôn rất cao. Nhưng trên thực tế, vẫn có những cái tên chưa từng bị đuổi khỏi sân lần nào. Dưới đây là những cầu thủ chưa từng nhận thẻ đỏ trong sự nghiệp.

Xem thêm
top-arrow
X