Một hình ảnh được chia sẻ nhiều trên Twitter trong và sau chiến thắng của Italy trước Áo là khi Gianluca Vialli chạy ra ăn mừng với Roberto Mancini sau bàn thắng mở tỷ số của Federico Chiesa. Trên gương mặt ông là niềm vui thuần khiết.
Lịch để bàn 2025 - ấn phẩm ĐẶC BIỆT dành riêng cho fan bóng đá. Mang cả thế giới bóng đá đến với bàn làm việc của bạn!
Trong khoảnh khắc Vialli lao ra ôm lấy Mancini, dòng thời gian như tua ngược lại giống như cách hơn 30 năm trước họ, bộ đôi có biệt danh “cặp tiền đạo song sinh”, ăn mừng với nhau khi còn khoác áo Sampdoria và sau đó cùng giành Scudetto lịch sử. Cả hai bằng tuổi nhau, đã là bạn bè hơn 35 năm và coi nhau như những người anh em, đã cùng trải qua cả những giờ phút huy hoàng nhất và cảm giác thất vọng cùng cực khi bị vinh quang ngoảnh mặt.
Vialli quá hiểu bóng đá Italy, quá hiểu đội tuyển Italy mà ông từng cống hiến vẫn thường có những trận đấu khó khăn, trải qua những phút hiểm nguy như ở trận đấu vừa rồi. Với Vialli, ông cũng đã có một cuộc chiến của cuộc đời, những phút giây hiểm nguy của chính mình. Để có mặt ở Wembley, hơn một năm trước người đàn ông ấy đã chiến thắng bệnh tật, nỗi ám ảnh mang tên ung thư.
Khoảnh khắc vỡ òa của Gianluca Vialli
Cuối năm 2017, ông phát hiện mình mắc bệnh. Mọi thứ bắt đầu với một cơn đau bất ngờ “như thể có con chó con nào đó căn vào lưng”. Ban đầu, ông được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh tọa và được mổ, song sức khỏe của cựu danh thủ vẫn không khá hơn. Vialli sụt cân và thậm chí đi lại cũng khó khăn. Trên trường quay của Sky Sports Italia, nơi Vialli sắm vai trò chuyên gia bình luận, ông phải mặc thêm một chiếc áo khoác dày sau lớp áo sơ mi để che giấu đi sự gầy gò của mình.
Cuối cùng, ông trở lại bệnh viện thêm một lần nữa và các bác sĩ thông báo ông mắc ung thư tụy. 8 tháng đầu tiên ông sống cùng với thuốc, việc truyền nữa và 6 tuần hóa trị. “Nó chẳng khác nào một đợt dội bom cả”, Vialli nhớ lại. Tháng 11 năm 2018, Vialli tuyên bố khỏi ung thư.
Nhưng chỉ 5 tháng sau, “con quỷ” này trở lại. Thêm một lần cựu tiền đạo của Sampdoria và Juventus phải bước vào cuộc chiến sinh tử. Tháng 10 năm 2019, Vialli được bổ nhiệm làm trưởng đoàn đội tuyển Italy. Tháng 4 năm 2020, một lần nữa ông tuyên bố khỏi bệnh. Nhưng, tất nhiên, mọi thứ không chỉ toàn màu hồng.
Cách đây 1 năm, trong cuộc phỏng vấn với The Times, Vialli chia sẻ: “Bạn bè hay những người biết tình trạng của tôi hay bảo: ‘Cố gắng lên nào, anh sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này. Anh sẽ đánh bại ung thư’. Nhưng tôi luôn thường trực cảm giác không muốn chiến đấu với ung thư, vì nó quá là kẻ thù quá lớn và quá mạnh. Vấn đề là phải có đúng phác đồ và có những bác sĩ phù hợp. Đây là cuộc hành trình với bạn đồng hành không mong muốn với hy vọng nó sẽ chán và chết trước tôi”.
Đó là cảm giác mà chúng ta có thể thấu hiểu. Về cơ bản, hy vọng là một liệu pháp tinh thần để trấn an bản thân, nhưng đôi khi có những thứ chúng ta hiểu là quá lớn và chỉ hy vọng thôi là không đủ. Nhưng trong hành trình điều trị bệnh, việc Vialli vẫn nhận lời làm trưởng đoàn của đội tuyển Italy, vị trí đã được bỏ trống từ khi huyền thoại Luigi Riva nghỉ hưu vào năm 2013, cho thấy khát khao làm việc, khát khao sống của ông vẫn đủ mãnh liệt để xua tan những phút bi quan.
Italy phải rất vất vả mới đánh bại được Áo. Ảnh: Azzurri
Vì thế, chứng kiến niềm vui thuần khiết của Vialli hôm qua khi đã biết những gì ông phải trải qua giống như nhận một món quà nhỏ. Hàng tấn áp lực như thể đã được trút bỏ trong khoảnh khắc ấy, người đàn ông đã đương đầu với con sóng dữ dội nhất của cuộc đời. Giống như cuộc chiến sinh tử của Vialli, Azzurri đã có những phút khó khăn trước một đội tuyển Áo kiên cường rồi cuối cùng vỡ òa khi là người chiến thắng chung cuộc. Và một đội tuyển Italy, với lối chơi áp đặt gây phấn khích nhất suốt nhiều năm trời, sau khi đi qua vòng bảng một cách trơn tru cuối cùng cũng phải trải qua khoảnh khắc nghẹt thở giống như những thế hệ trước.
Trong suốt 94 phút (90 phút chính thức và 4 phút bù giờ), Italy tung ra tới 18 cú dứt điểm (so với 10 cú dứt điểm của đối thủ) nhưng chỉ có 2 cú dứt điểm trúng mục tiêu. Thậm chí họ là đội bị rung lưới trước. Hình ảnh một Italy hiệu quả, cuốn phăng đối thủ như ở vòng bảng biến mất, nhiều mảng miếng phối hợp của Azzurri bị David Alaba và các đồng đội hóa giải.
Sau trận, Mancini thừa nhận “trận đấu này còn khó hơn mức độ của một trận tứ kết”. Về cơ bản thì chiến thắng vất vả này sẽ kéo tất cả những người theo dõi họ trở lại mặt đất. Trước trận đấu, Italy có một chiến dịch hoàn hảo với 3 chiến thắng ấn tượng ở vòng bảng. Cảm giác thảnh thơi mà Azzurri mang đến cho các khán giả được đẩy lên cao hơn nữa khi Mancini cất một loạt trụ cột ở lượt đấu cuối cùng và thậm chí là thay cả thủ thành Gianluigi Donnarumma ra ở những phút cuối trước Xứ Wales.
Nhưng quãng thời gian dễ chịu đã qua, trước mắt họ là vòng tứ kết với đối thủ là Bỉ hoặc Bồ Đào Nha. Mancini, người lịch lãm đúng với thương hiệu của một người đàn ông Italy, đã mang tới một luồng gió mới, một cách tiếp cận mới so với truyền thống. Và nó nhận được nhiều đánh giá tích cực.
Hành trình của Roberto Mancini và các học trò không còn dễ dàng như vòng bảng. Ảnh: Azzurri
Nhưng ở một giải đấu như Euro, điều quan trọng nhất vẫn là chức vô địch. Là một người Italy, Mancini quá hiểu điều này. Fabio Capello từng nói: “Tôi tin điều quan trọng nhất là giành chiến thắng, còn những thứ khác không quan trọng”. Tư duy ấy đã ăn sâu vào văn hóa bóng đá Italy từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần tạo lập nên phong cách chơi bóng của cả một nền bóng đá. Bởi vậy, nhiệm vụ của Mancini và các cộng sự không phải chìm đắm trong những lời khen của dư luận, có lẽ chiến lược gia Italy cũng thừa hiểu điều đó, mà là nhận ra những hạn chế, tìm ra một phong cách chiến thắng hiệu quả và thể hiện được bản sắc của chính ông.
Sau trận đấu vừa qua, Mancini đăng lên trang cá nhân bức ảnh ông ôm lấy Vialli. 29 năm trước, họ sát cánh cùng nhau trận đấu cuối cùng trong màu Sampdoria ở Wembley, trận chung kết cúp C1 châu Âu năm 1992 mà kết quả chung cuộc là thất bại 0-1 trước Barcelona. Ngày hôm nay, Wembley là niềm vui chiến thắng với cả hai người, và sẽ còn là đích đến cuối cùng của cả chiến dịch. Nhưng hành trình từ đây của họ đã không còn đơn giản như 3 trận đầu tiên ở Rome.
Trước thềm diễn ra Copa America 2024, Lautaro Martinez chỉ có được duy nhất 1 bàn thắng cho đội tuyển quốc gia Argentina trong 17 trận gần nhất anh có cơ hội ra sân thi đấu. Đó quả là một thành tích trái ngược hoàn toàn so với những gì anh đã thể hiện trong màu áo của Inter Milan những mùa giải gần đây. Nhiều người còn tự đặt ra câu hỏi rằng liệu anh có quá vô duyên khi lên tuyển hay không? Phải chăng trong màu áo của Albiceleste, anh không thể phát tiết được hết những gì mình làm tốt nhất?
Không ổn, thực sự tình hình là không ổn khi Szoboszlai nhìn thấy những cái vẫy tay liên tục của trung vệ Endre Botka. Những cái vẫy tay kêu gọi sự trợ giúp từ đội ngũ y tế trong khoảnh khắc có cầu thủ nằm sân chưa bao giờ là phút giây dễ chịu với bất kỳ cầu thủ hay vận động viên thể thao nói chung...
Ghi 35 bàn và trở thành vua phá lưới của một giải đấu cũng có không ít sao số khiến giờ đây chúng ta lại phải băn khoăn: liệu đến khi nào cái tên Ronaldo đó mới thôi ghi bàn và chịu dừng lại?
Năm 2016, Gian Piero Gasperini tới Atalanta với nhiệm vụ tránh để đội bóng phải xuống chơi ở Serie B. Và từ một đội bóng xếp hạng 13 chung cuộc ở mùa giải 2015/16, Atalanta dưới bàn tay của Gasperini đã vươn lên về đích ở vị trí thứ 4 ở mùa giải sau đó và có được tấm vé tham dự Europa League vào mùa tiếp theo.
Ngày ông rời đi, Liverpool không có được một kết quả mĩ mãn để tri ân ông. Nhưng bóng đá có bao giờ tròn vẹn. Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở, bài ca hay thì có kết thúc “mở” để tiếp tục viết tiếp những vần thơ.