Nhìn lại chiến thắng trước Olympic Bahrain và sự chuẩn bị cho trận chiến mới

Tác giả Phương GP - Thứ Hai 27/08/2018 08:17(GMT+7)

Zalo
Có thể nói rằng, trận đấu trước Olympic Bahrain là thử thách chông gai nhất mà Olympic Việt Nam phải đối diện từ đầu giải. Thế nhưng, cũng nhờ như thế, chúng ta mới có cái nhìn xác đáng hơn về tình hình đội tuyển. Cái được và kể cả chưa được.
Nhin lai chien thang truoc Olympic Bahrain va su chuan bi cho tran chien moi2
Nhìn lại chiến thắng trước Olympic Bahrain và sự chuẩn bị cho trận chiến mới

Quá trình đúc kết có lẽ sẽ rõ ràng hơn khi ta bắt đầu bằng cách bóc tách thắc mắc lớn nhất mà mọi người đều đưa ra khi Olympic Việt Nam xung trận: đội hình ra sân.
 
Hôm qua, ngay từ khi ảnh đội hình xuất phát được đăng lên fanpage, đã không ít ý kiến (rất có lý) cho rằng tại sao chúng ta không chơi sơ đồ 4-3-3, hoặc một sơ đồ nào đó 4 hậu vệ và để Đức Huy đá ở giữa. Rõ ràng đó là sự lựa chọn mang đến độ cân bằng với những cái tên được ra sân. Đội hình 3-4-3 đem đến nhiều bất cập có thể dự đoán từ trước: Đức Huy không thể đá cánh, Văn Hậu không thể phát huy hết khả năng, và đặc biệt nhất, trung tâm quá mỏng manh để đối chọi với đối thủ.
 
Trên thực tế, những điểm bất cập ấy đều đã bộc lộ trên sân và mang lại hậu quả nghiêm trọng. Olympic Bahrain hoàn toàn chủ động dồn ép chúng ta ngay cả lúc thi đấu thiếu người. Hàng tiền vệ không thể tranh chấp với đối thủ. Hàng công đói bóng. Hành lang cánh trái hoàn toàn tê liệt. Tệ hơn khi trong một ngày Văn Thanh thi đấu dưới sức, cánh phải cũng liệt nốt. Kết quả, Olympic Việt Nam công cũng không xong, mà thủ xuất hiện quá nhiều lỗ hổng vì bị đánh liên tục.
 
Vậy tại sao thầy Park, người mà chúng ta đều biết là hiểu rõ về Olympic Việt Nam hơn chúng ta rất nhiều, lại để những vấn đề như thế xảy ra?
 
Có nhiều ý kiến cho rằng không phải ngẫu nhiên mà ông Park Hang-seo sử dụng Đức Huy đá cánh chứ không phải Xuân Mạnh, hay đơn giản là để Văn Lợi đá trám vị trí Đình Trọng và Văn Hậu vẫn đá vị trí cũ. Đức Huy là một sự lựa chọn với mục đích thâm sâu của ông hòng để xoay trở chiến thuật mà tiết kiệm được quyền thay người. Chỉ có điều, có vẻ như ông đã quá tự tin trước đối thủ hay tự làm khó mình bởi tính toán quá nhiều. Và từ đây chúng ta có được cái nhìn rõ hơn về những vấn đề của Olympic Việt Nam hiện nay.
 
Thứ nhất, Olympic Việt Nam chỉ có thể thi đấu trơn tru với sơ đồ 3-4-3. 
 
Dù ra sân với lực lượng như thế nào thì hiệu quả vẫn phải đặt trên hết với những cái tên đã lựa chọn, đặc biệt là ở những trận cầu mang tính sống-chết như thế này. Thành công của tuyển U23 hay Olympic Việt Nam gắn liền với sơ đồ 3-4-3 nên khó trách khi họ phần nào phụ thuộc vào đội hình này.
 
Ông Park đã có những thử nghiệm với một vài sơ đồ mới trong thời gian chuẩn bị, và qua giải Tứ Hùng, chúng ta có thể nhận ra không có sơ đồ nào có thể hoạt động trơn tru như 3-4-3 cả. Thực tế trên sân cũng đã chỉ ra được vấn đề.
 
Hiệp hai, trong thế hơn người, ông Park đã cho các học trò chuyển qua sơ đồ (tạm nhìn nhận) 4-3-3 hòng tấn công, kết liễu đối phương. Nhưng trong khi còn chưa có thành quả, thì Đức Huy đã để mất bóng đem đến cho đội bạn cú sút phạt trúng xà ngang. Hàng công chỉ có thể khởi sắc khi Công Phượng và Văn Toàn vào sân, còn hàng thủ thì xuất hiện càng nhiều lỗ hổng hơn.
 
Có thể đây là lý do mà ông Park vẫn cố gắng sử dụng sơ đồ 3-4-3 ngay từ ban đầu, và chỉ thực sự thay đổi khi tình thế bắt buộc.
 
Thứ hai, lực lượng của Olympic Việt Nam mỏng hơn chúng ta nghĩ.
 
Olympic Việt Nam có bộ khung chất lượng và hàng công dồi dào, nhưng từ tuyến giữa trở xuống, chúng ta đang có khá ít sự lựa chọn, hay nói cách khác là có thể khiến thầy Park yên tâm.
 
Hùng Dũng và Đình Trọng chấn thương, nếu có sự thay đổi nào đủ để gánh vác vai trò hay ít ra là thi đấu tròn vai ở hai vị trí này, có thể ông Park đã không cần tính toán phức tạp như thế.
 
Thứ ba, chấn thương của Hùng Dũng mang lại hậu quả quá lớn.
Nhin lai chien thang truoc Olympic Bahrain va su chuan bi cho tran chien moi1
Hùng Dũng đã không thể tiếp tục thi đấu cho Olympic Việt Nam
Chiến tích ở U23 châu Á dựa vào lối chơi phòng ngự chặt, phản công sắc bén. Nhưng không phải bao giờ lối chơi như thế cũng mang lại hiệu quả, đặc biệt khi Olympic Việt Nam giờ đây sẽ được các đối thủ nghiên cứu kỹ hơn chứ không chỉ là một ẩn số nữa.
 
Văn Quyết và Hùng Dũng chính là hai nhân tố để đem đến làn gió mới cho tuyển trẻ này, để lối chơi được đa dạng hơn. Đáng tiếc, Hùng Dũng lại phải nói lời chia tay sớm và khiến mọi thứ khá phức tạp.
 
BLV Quang Huy hôm qua đã chỉ ra một điểm đặc biệt đáng lưu tâm: các cầu thủ U23 trở về từ U23 châu Á không phải ai cũng giữ được phong độ tốt, chỉ có Văn Đức là trường hợp cá biệt. Đến với Indonesia lần này cũng thế, không phải cầu thủ nào cũng là chính mình ở Trung Quốc hồi đầu năm. Xuân Trường là trường hợp điển hình nhất, và trước Olympic Bahrain, chúng ta cũng nhận ra Đức Huy cũng đang có những vấn đề. 
 
Đáng nói hơn, đây lại là hai cái tên nắm giữ chìa khoá cho những đợt phản công, ở đó Đức Huy bảo vệ Xuân Trường, để tiền vệ của Hoàng Anh Gia Lai có được những tình huống mở bóng chính xác lên tuyến trên.
 
Có lẽ, ông Park có lý do để sử dụng Quang Hải ở giữa sân và dùng Hùng Dũng hỗ trợ anh. Nhưng mất Hùng Dũng, Quang Hải mất đi một tấm khiên, còn tuyển Olympic mất đi một chân thu hồi bóng. Và điều này cũng đang ảnh hưởng đến cả Văn Quyết.
 
Văn Quyết gây ra nhiều tranh cãi, nhưng phải khẳng định, anh là cầu thủ thi đấu tốt nhất trong những cái tên ra sân trên hàng công của Olympic Việt Nam trước Olympic Bahrain. Anh đã tạo cơ hội ngon ăn cho Văn Đức và Quang Hải nhưng tiếc là đàn em không thể dứt điểm tốt. Bên cạnh đó, anh cũng xông xáo trong việc tranh chấp và di chuyển.
 
Văn Quyết là nơi để Olympic Việt Nam triển khai bài vở tấn công, nhưng trước Olympic Bahrain, có một vấn đề là mỗi khi Quyết mất bóng, lại không có ai có thể ngay lập tức thu hồi lại được. Lỗi Quyết một phần, nhưng không thể bỏ quên được khoảng trống của Hùng Dũng. Và vô hình chung lối chơi triển khai tấn công bài bản trở thành con dao hai lưỡi với những rủi ro. Văn Quyết cũng không phải là cầu thủ dành cho phản công bởi anh thiếu tốc độ trong những pha xử lý, điều này cộng với phong độ của Xuân Trường càng khiến lối chơi phản công khó khăn hơn.
 
Thế nên, hậu quả mà chấn thương của Hùng Dũng để lại không chỉ đơn giản là một tiền vệ tài năng ở giữa sân, mà ảnh hưởng rất nhiều đến tính toán của thầy Park: tấn công áp đặt cũng không được, mà phản công nhanh cũng không xong.
 
Cuối cùng, điểm sáng duy nhất trong bài viết này, chính là Olympic Việt Nam đang sở hữu những “bài tẩy” chất lượng. Công Phượng, Văn Toàn vào sân và đã đem lại sự khác biệt. Sự thay người của ông Park Hang-seo vẫn đem lại sự hiệu quả. Và đây là một công cụ có công dụng rất lớn đối với một giải đấu như ASIAD.
 
Trên đây là một vài nhìn nhận về tình hình Olympic Việt Nam qua trận đấu vòng 16 đội. Có thể thấy rằng, chúng ta đang gặp không ít khó khăn về nhiều mặt. Tất cả đành phải đặt niềm tin vào chiến thuật của huấn luyện viên Park Hang-seo và tinh thần của các cầu thủ.
 
Hy vọng rằng họ sẽ khắc phục được những vấn đề và vượt qua vòng tứ kết.
 
#OlympicVietNam #ASIAD2018

PHƯƠNG GP (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Lautaro Martinez tại Copa America 2024: Ăn khế trả vàng

Trước thềm diễn ra Copa America 2024, Lautaro Martinez chỉ có được duy nhất 1 bàn thắng cho đội tuyển quốc gia Argentina trong 17 trận gần nhất anh có cơ hội ra sân thi đấu. Đó quả là một thành tích trái ngược hoàn toàn so với những gì anh đã thể hiện trong màu áo của Inter Milan những mùa giải gần đây. Nhiều người còn tự đặt ra câu hỏi rằng liệu anh có quá vô duyên khi lên tuyển hay không? Phải chăng trong màu áo của Albiceleste, anh không thể phát tiết được hết những gì mình làm tốt nhất?

Dominik Szoboszlai: Hơn cả một người đội trưởng

Không ổn, thực sự tình hình là không ổn khi Szoboszlai nhìn thấy những cái vẫy tay liên tục của trung vệ Endre Botka. Những cái vẫy tay kêu gọi sự trợ giúp từ đội ngũ y tế trong khoảnh khắc có cầu thủ nằm sân chưa bao giờ là phút giây dễ chịu với bất kỳ cầu thủ hay vận động viên thể thao nói chung...

Ngày lịch sử của Gian Piero Gasperini và Atalanta!

Năm 2016, Gian Piero Gasperini tới Atalanta với nhiệm vụ tránh để đội bóng phải xuống chơi ở Serie B. Và từ một đội bóng xếp hạng 13 chung cuộc ở mùa giải 2015/16, Atalanta dưới bàn tay của Gasperini đã vươn lên về đích ở vị trí thứ 4 ở mùa giải sau đó và có được tấm vé tham dự Europa League vào mùa tiếp theo.

X
top-arrow