Messi và đồng đội: Đường đến khung thành không còn là độc đạo

Tác giả Phương GP - Thứ Tư 13/09/2017 10:50(GMT+7)

Zalo
Đêm qua, Messi rất xuất sắc. Anh ghi hai bàn và đóng góp lớn trong bàn thắng của Rakitic. Xem Messi thi đấu không khác gì muốn “ăn tươi nuốt sống” đối phương. Tuy nhiên, đó là ở hiệp hai.
Messi va dong doi: Duong den khung thanh khong con la doc dao1
 
Hiệp một, công tâm mà nói Juventus đã chơi khá hay. So với lần đụng độ Barcelona lần trước, Lão bà lúc này vắng cả Bonucci và Chiellini ở hàng phòng ngự. Thế nhưng, cái cách mà Max Allegri cho các học trò kiềm toả Messi thật...đẹp mắt.
 
Họ khác hẳn mọi đối thủ khác, kèm số 10 nhưng không hề có kiểu ỷ đông hiếp yếu, cắt cử ba bốn cầu thủ theo anh rồi lăm lăm chơi xấu. Xem Juventus phòng ngự thảnh thơi hơn nhiều. Họ để Messi đi bóng thoải mái, qua một hai cầu thủ nhưng đến cầu thủ thứ ba là thế nào cũng bị bắt bài. Nhìn Messi đi bóng khá hay nhưng không khác gì tự đưa cổ vào tròng. Anh bị đối phương đưa vào những tình thế bế tắc.
 
Đoàn quân của Max còn nghiên cứu kỹ đến nỗi biết được các thói quen chuyền bóng của Messi. Thế nên, chỉ cần Suarez bứt tốc hoặc Alba hay Iniesta thâm nhập bên “nách” cánh trái mỗi khi Messi đang đi từ biên phải, là mọi đường kiến tạo của anh đều bị chặn ngay trước mũi giày đồng đội. Đối phương luôn có bài vở để đi trước anh một bước. Có lẽ cũng may mà Juventus không có Mandzukic, một gã cứng mặt với các ông lớn, nếu không là chưa biết điều gì xảy ra.
 
Tuy nhiên, cũng nhờ trong hoàn cảnh như vậy mà ta thấy được hai tình huống mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng: pha dốc bóng đột phá mang về quả phạt của Iniesta và bàn thắng mở tỷ số từ tình huống phối hợp giữa Messi và Suarez.
 
Pha đi bóng của Iniesta cho thấy rằng nếu Juventus nghiên cứu kỹ Messi đến nhường nào thì cũng lơ là những nhân tố khác nhường ấy. Và sự yếu kém về nhân sự của Lão bà đã thể hiện ở pha bóng này khi không ai có thể cản được bước chân của anh để rồi phải phạm lỗi. Nếu Buffon không xuất sắc, thì có lẽ thế bế tắc đã được khai thông từ cú sút của Suarez.
 
Còn bàn mở tỷ số thì không cần phải nói nhiều. Messi bị kèm chặt nhưng chỉ cần một đường chuyền sáng nước và rất hiểu ý của Suarez, cánh cửa đến với mành lưới đối phương liền mở ra cho số 10. Để rồi, Messi cho thấy đẳng cấp của mình với cú sút chìm làm chôn chân Buffon.
Messi va dong doi: Duong den khung thanh khong con la doc dao2
 
Và nhờ thế mà hiệp hai, khi Juventus phải dâng lên tìm bàn gỡ và điểm yếu về mặt nhân sự lộ ra khi các cầu thủ ở hàng phòng ngự khá yếu thì Barca dễ dàng hạ thủ đối phương.
 
Ở đây cho ta thấy giá trị của đồng đội. Bóng đá thời nay không còn khái niệm một cá nhân có thể làm tất cả. Tính tổ chức, khoa học thống kê đã được đưa vào sử dụng, và chỉ cần vài cuốn băng được đầu tư kỹ lưỡng, các đội bóng đủ đẳng cấp sẽ có thể tìm ra được đối sách cho một cá nhân. Nhưng nếu một tập thể cùng hay thì là chuyện khác. Những biến số và sai số lộ ra nhiều hơn, và nhờ đấy con đường đến khung thành sẽ không còn là độc đạo.
 
Messi dù có hay và “thần thánh” đến thế nào thì anh vẫn cần đồng đội. Họ là người giúp anh giảm tải đi những việc đang gánh vác. Một mình anh không thể chống lại nhiều cầu thủ đối phương, nhưng nếu các đồng đội xung quanh có thể hỗ trợ thì họ sẽ là một tập thể chống lại một tập thể, và tập thể của Messi khi ấy dĩ nhiên vượt trội hơn vì đơn giản là...có Messi.
 
PHƯƠNG GP

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Lautaro Martinez tại Copa America 2024: Ăn khế trả vàng

Trước thềm diễn ra Copa America 2024, Lautaro Martinez chỉ có được duy nhất 1 bàn thắng cho đội tuyển quốc gia Argentina trong 17 trận gần nhất anh có cơ hội ra sân thi đấu. Đó quả là một thành tích trái ngược hoàn toàn so với những gì anh đã thể hiện trong màu áo của Inter Milan những mùa giải gần đây. Nhiều người còn tự đặt ra câu hỏi rằng liệu anh có quá vô duyên khi lên tuyển hay không? Phải chăng trong màu áo của Albiceleste, anh không thể phát tiết được hết những gì mình làm tốt nhất?

Dominik Szoboszlai: Hơn cả một người đội trưởng

Không ổn, thực sự tình hình là không ổn khi Szoboszlai nhìn thấy những cái vẫy tay liên tục của trung vệ Endre Botka. Những cái vẫy tay kêu gọi sự trợ giúp từ đội ngũ y tế trong khoảnh khắc có cầu thủ nằm sân chưa bao giờ là phút giây dễ chịu với bất kỳ cầu thủ hay vận động viên thể thao nói chung...

Ngày lịch sử của Gian Piero Gasperini và Atalanta!

Năm 2016, Gian Piero Gasperini tới Atalanta với nhiệm vụ tránh để đội bóng phải xuống chơi ở Serie B. Và từ một đội bóng xếp hạng 13 chung cuộc ở mùa giải 2015/16, Atalanta dưới bàn tay của Gasperini đã vươn lên về đích ở vị trí thứ 4 ở mùa giải sau đó và có được tấm vé tham dự Europa League vào mùa tiếp theo.

X
top-arrow