Vì sao La Liga thường có phí giải phóng hợp đồng?

Tác giả Trọng Hiếu - Thứ Sáu 15/10/2021 12:25(GMT+7)

Zalo

Mới đây, Barcelona vui mừng thông báo đã gia hạn thành công với tiền vệ Pedri tới tháng 6/2026, đồng thời cài vào điều khoản phá vỡ hợp đồng 1 tỷ euro, khiến anh trở thành cầu thủ có phí giải phóng hợp đồng lớn nhất thế giới.

Lịch để bàn 2025 - ấn phẩm ĐẶC BIỆT dành riêng cho fan bóng đá. Mang cả thế giới bóng đá đến với bàn làm việc của bạn!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7

Nguồn gốc của phí giải phóng hợp đồng

Release (hay buy-out) clause thường được cài vào điều khoản hợp đồng của các đội bóng Tây Ban Nha. Trong thời gian qua, 2 gã khổng lồ La Liga là Real Madrid và Barcelona đều đã đặt điều khoản này trong hợp đồng gia hạn của Karim Benzema và Pedri, với số tiền 1 tỷ euro. 

Một cách dễ hiểu nhất, bất kỳ CLB nào muốn chiêu mộ 2 cái tên này mà không cần đàm phán với đội bóng chủ quản, họ phải chi ra 1 tỷ euro. Thách thức cho đại gia mới nổi Newcastle? Hay đơn giản đó là nước đi để Barca nhanh chóng thoát nợ? 

Không phải vậy, điều khoản này bắt nguồn từ Nghị định Hoàng gia 1066/1985, ngày 26/6 quy định rằng các CLB Tây Ban Nha phải chèn điều khoản giải phóng hợp đồng khi thực hiện thương vụ với các cầu thủ. Mức phí sẽ tương xứng với tiền lương và thời hạn hợp đồng, với mục đích ban đầu coi các cầu thủ bóng đá như những nhân viên/người lao động bình thường, cho phép họ ra tòa để mua lại hợp đồng của bản thân.

Pedri gia hạn hợp đồng
Pedri gia hạn hợp đồng với điều khoản giải phóng 1 tỷ euro

Nhưng trong bóng đá, điều khoản này nhằm 2 tác dụng và đều không có ý nghĩa “để bán”, mà là “để giữ”. Đầu tiên, CLB chủ quản không khuyến khích các đội bóng khác chiêu mộ cầu thủ của mình. Thứ hai, khiến bản thân cầu thủ có trách nhiệm thực hiện cam kết của mình. Đơn giản, sẽ không có đội bóng nào bỏ 1 tỷ euro cho Karim Benzema (mục đích 1), cũng như Pedri hiểu rằng tương lai của mình sẽ gắn bó lâu dài với đội chủ sân Camp Nou (mục đích 2).

Quy định mỗi nơi mỗi khác, nhưng tại sao điều khoản giải phóng hợp đồng chỉ có ở La Liga mà không phải thông dụng ở những giải đấu khác? Bởi Chính phủ Tây Ban Nha quy định, điều khoản này thực chất là thu nhập phải chịu thuế, và khoản tiền này sẽ do CLB mua chi trả. Tất nhiên, khoản phí này cực cao để thực hiện mục đích như đã nói, không khuyến khích các CLB thực hiện thương vụ. 

Nhưng quy định này đã được hủy bỏ vào tháng 10/2016. Điều luật đã thay đổi, các đội bóng muốn phá vỡ hợp đồng của mục tiêu, sẽ không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào khác. Điều đó tạo cơ hội để PSG thực hiện thương vụ có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thị trường chuyển nhượng từ trước tới nay – mua lại hợp đồng của Neymar với giá 222 triệu euro. Trên lý thuyết, Neymar đã đơn phương đền bù hợp đồng của Barcelona bằng tiền của mình (do PSG chuyển sang), sau đó gia nhập đội bóng nước Pháp theo dạng chuyển nhượng tự do.
 

Neymar PSG 2017
Thương vụ chiêu mộ Neymar là vụ giải phóng hợp đồng nổi tiếng nhất giới cầu thủ

 

Sự khác biệt giữa La Liga với thế giới

Trước Benzema và Pedri, những thương vụ trong mùa hè này của La Liga đều được cài điều khoản giải phóng hợp đồng. Đơn cử, David Alaba sang Real Madrid được cài phí giải phóng 850 triệu euro. Con số này với Memphis Depay là 400 triệu euro, Sergio Aguero 100 triệu euro. Tất nhiên với vị thế (cộng thêm bài học từ Neymar), thì Barca và Real Madrid đều không muốn mất cầu thủ của mình theo cách này. Trong quá khứ, Chủ tịch Florentino Perez cài điều khoản buy-out cho Luis Figo 62 triệu euro, một con số khủng khiếp vào năm 2000. 

Những năm gần đây, các CLB Premier League nhiều tiền thường mua đứt luôn hợp đồng của các cầu thủ La Liga, nhằm không phải đàm phán với CLB chủ quản. Có thể kể đến Aymeric Laporte, Kepa Arrizabalaga, Rodri, Thomas Partey đều ra đi theo cách này, với mức phí dao động 50-80 triệu euro.
 

Partey Rodri
Thomas Partey và Rodri đều ra đi theo cách này

Ở nước Anh, có một thương vụ trở thành trò cười trong điều khoản giải phóng hợp đồng này mà ai cũng biết, đó là Luis Suarez tại Liverpool. Hợp đồng của chân sút Uruguay có khoản phá vỡ 40 triệu bảng, con số mà Arsenal và Arsene Wenger đã cố gắng thử sức bằng lời đề nghị hài hước 40 triệu + 1 bảng. Về cơ bản, Liverpool không thể giữ chân Suarez trước bất kỳ CLB nào đưa ra mức giá như vậy, nhưng thương vụ cần phải được bản thân cầu thủ chấp thuận. Và Suarez đã từ chối Arsenal.

Hiện tại, cầu  có phí phá vỡ hợp đồng hấp dẫn nhất thế giới là Erling Haaland, 75 triệu euro kích hoạt vào năm thứ 3 của hợp đồng – tháng 6/2023. Đây là điều khoản mà siêu cò lắm chiêu Mino Raiola cài vào bắt buộc, chứ bản thân Dortmund không đời nào chủ động. Nếu không có điều khoản giải phóng, CLB Đức có thể dễ dàng hét giá các đối tác, như Jadon Sancho (Man United) hay Ousmane Dembele (Barcelona).
 

Erling Haaland
Siêu cò Mino Raiola bắt Dortmund cài điều khoản giải phóng hợp đồng để Erling Haaland ra đi dễ dàng

Tại Premier League hiện tại, Luật pháp Anh không cho phép các cầu thủ mua lại hợp đồng của CLB chủ quản. Điều đó đồng nghĩa, khả năng để cầu thủ/người lao động ra đi sẽ cần sự đồng ý của CLB chủ quản/công ty mẹ. Điều đó cản trở khả năng chiêu mộ Harry Kane của Man City. Trong khi ở thương vụ Jack Grealish, có một điều khoản đặc biệt cho phép cầu thủ này ra đi với mức giá 100 triệu bảng bởi bất kỳ CLB nào có vé dự Champions League.

Tương tự là Ligue 1, với quy định số 202 bắt buộc các CLB không cài điều khoản phá vỡ hợp đồng. Điều này có nghĩa, với những CLB ‘rắn mặt’ như PSG, thì Kylian Mbappe hay Marco Verratti chỉ có thể ra đi với một mức giá không tưởng, hoặc chờ đến hết hợp đồng. 

Nhưng sau tất cả, dù La Liga đang sở hữu một điều khoản có thể nói là độc nhất vô nhị, là sự khác biệt của họ với phần còn lại của bóng đá thế giới – thì bất kỳ thương vụ nào trên thị trường chuyển nhượng cũng sẽ được bắt đầu bằng thương lượng.
 

10 cầu thủ có giá trị giải phóng hợp đồng lớn nhất thế giới 10/2021
10 cầu thủ có giá trị giải phóng hợp đồng lớn nhất thế giới
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Khi bóng đá ngày càng trở thành công cụ bất chấp để kiếm tiền

Premier League một lần nữa bỏ nghỉ đông, trong khi những giải đấu ở cấp độ CLB khác như Champions League hay FIFA Club World Cup cũng tăng số đội tham dự, đồng nghĩa với việc tăng số trận đấu. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở ĐTQG. Sau tất cả, chỉ những cầu thủ là người chịu thiệt thòi!

Tại sao các đội bóng Premier League không mạnh tay ở phiên chợ hè 2024?

Thị trường chuyển nhượng mùa hè 2024 tại nước Anh đã chính thức đóng cửa vào thứ Sáu tuần trước theo một cách khá ảm đạm. Ngày hạ màn đã không diễn ra theo đúng kỳ vọng, nhất là khi một vài thương vụ bom tấn từng được đề cập nhiều trước đó đã không trở thành hiện thực. Chúng ta có thể kể đến trường hợp của Marc Guehi chuyển đến Newcastle, hay như câu chuyện tốn nhiều giấy mực nhất về việc Victor Osimhen đầu quân cho Chelsea. Vậy đâu là nguyên nhân?

Xếp hạng chuyển nhượng của các CLB Premier League 2024: Man United làm tốt nhất

Kỳ chuyển nhượng mùa hè 2024 chứng kiến 20 CLB Premier League chi gần 2 tỷ bảng Anh để mua về hàng trăm con người có kỹ năng dứt điểm, đánh đầu hoặc bắt bóng. Một số đội mua sắm như thể ở Lotte Mall, một số đội đến chợ Phùng Khoang và có một CLB mua cầu thủ như chơi Football Manager ngoài đời thực (Chelsea).

Quả bóng Vàng 2024 sẽ thuộc về ai?

Rạng sáng hôm nay 5/9, tạp chí France Football đã công bố danh sách 30 ứng cử viên cho danh hiệu quả bóng vàng 2024. Lần đầu tiên sau 21 năm, cả Lionel Messi và Cristiano Ronaldo đều không có tên trong danh sách đề cử. Có thể nói, tuổi tác cộng với việc không còn chơi bóng ở lục địa già, khả năng để hai huyền thoại sống này trở lại danh sách kia gần như không còn nữa.

X
top-arrow