Vì cái lợi trước mắt, "tiếng kêu cứu" của các cầu thủ đang bị phớt lờ

Tác giả Nam Khánh - Thứ Tư 11/11/2020 09:54(GMT+7)

Zalo

Có rất nhiều giải pháp khả thi có thể làm giảm bớt sự khắc nghiệt của lịch trình, cũng như rất nhiều nguyên nhân cho thấy cần phải mau chóng triển khai chúng. Nhưng sự thiếu khả năng lãnh đạo nói chung của những người đứng đầu và cách mà lòng tham chi phối suy nghĩ của họ đến mức chẳng nhìn thấy gì khác ngoài tư lợi, đã che lấp chúng.

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có những giải pháp hoàn toàn khả thi để làm dịu đi tiếng “kêu cứu” của các cầu thủ, nhưng lòng tham của những người lãnh đạo đã tàn phá cơ bắp và vắt kiệt sức lực của họ. 

Vì cái lợi trước mắt, tiếng kêu cứu của các cầu thủ đang bị phớt lờ hình ảnh gốc 2
 
Chỉ sau một tiếng đồng hồ, trông như thể Trent Alexander-Arnold đã chơi toàn bộ trận đấu và anh đang có một tình huống đuổi theo Raheem Sterling từ bên phần sân của Manchester City. Đợt tấn công của đội chủ nhà bị “bẻ gãy” và Liverpool triển khai phản công. Sterling, sau một nỗ lực giành lại quyền kiểm soát bóng cho Man City, đã phạm lỗi với Joël Matip và phải nhận một thẻ phạt. Ngay phía sau anh, Alexander-Arnold đã tỏ vẻ mình đang không ổn và phải nằm sân vì một chấn thương bắp chân. Cơ thể con người, thậm chí ngay cả của các vận động viên thể thao, rất mong manh. Những chấn thương luôn rình rập và sự kiệt sức là chuyện hết sức bình thường. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, thật khó để không nghĩ rằng  Alexander-Arnold là nạn nhân của một lịch trình khủng khiếp mà bóng đá thời COVID-19 đã tạo nên. 
 
Alexander-Arnold – người hiện sẽ phải ngồi ngoài đến 4 tuần – đã chơi 1.137 phút kể từ khi mùa giải mới của anh được bắt đầu với việc vào sân thay người cho đội tuyển Anh trong cuộc chạm trán với Iceland tại Nations League vào tháng 9.  
Con số đó tương đương với hơn 12 trận rưỡi trong 2 tháng – dù cho Gareth Southgate đã sử dụng đến hậu vệ cánh này tương đối ít và Jürgen Klopp đã rút anh ra khỏi sân sớm trong 2 trận đấu, thậm chí một lần trong số đó là ngay trước khi chấn thương hôm Chủ Nhật diễn ra. Alexander-Arnold là 1 trong 26 cầu thủ Premier League hiện đang phải ngồi ngoài vì chấn thương mô mềm – một đặc trưng của sự kiệt sức. 
 
Bạn không cần phải là chuyên gia thể lực người Hà Lan Raymond Verheijen để có thể chẩn đoán các vấn đề, đặc biệt là trong bối cảnh có 3 trận đấu được nhồi nhét vào một khung thời gian mà trước đây được phân bổ cho 2 trận – trước khi có một “kỳ nghỉ” để nhường chỗ cho loạt trận của các đội tuyển quốc gia. Những trận giao hữu giữa đội tuyển Anh và Cộng hòa Ireland hiếm khi tạo ra quá nhiều sự háo hức, mong đợi, nhưng chắc chắn rằng chúng chưa từng được hướng đến với một tâm trạng bực bội và chán chường như vào thời điểm này.  
HLV Jurgen Klopp nhắc đến Solskjaer sau trận hòa Man City
HLV Jurgen Klopp hài lòng sau trận hòa 1-1 giữa Man City và Liverpool, ông cũng ủng hộ Ole Gunnar Solskjaer sau những phàn nàn về lịch thi đấu.
Những chấn thương không phải là vấn đề duy nhất. Ngay cả các trận đấu cũng đang phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Cuộc chạm trán giữa Manchester City và Liverpool đã khởi đầu một cách ngoạn mục. Hiệp một là một hiệp đấu cực kỳ hấp dẫn. Việc Klopp bất ngờ sử dụng một hàng công 4 người đã khiến Manchester City gặp rất nhiều khó khăn, và diễn biến trên sân là vô cùng ly kỳ. Man City sau đó đã tìm ra cách đối phó với chiến thuật của thầy trò Klopp, tung ra những pha đáp trả và ghi bàn gỡ hòa trong nửa sau của hiệp một. 
 
Kiểu mô tả “một cuộc đấu chiến thuật đầy căng thẳng và hấp dẫn” thường là một cách nói hoa mĩ hóa dành cho những trận đấu thiếu vắng các pha “bắn phá” khung thành, nhưng hiệp một cuộc đối đầu giữa Man City và Liverpool không hề “nhạt nhẽo” như vậy dù cho những toan tính và tranh đấu cực kỳ “hại não” về chiến thuật của hai nhà cầm quân là rất rõ ràng: Những đợt tấn công nối tiếp nhau xuất hiện, hết cơ hội này đến cơ hội khác được tạo ra, trận đấu đã diễn ra với một tốc độ đáng kinh ngạc.
 
Man City có lẽ là đội đã nắm lợi thế trong hiệp hai, và cặp trung vệ Rúben Dias và Aymeric Laporte đã mang đến cho đội chủ sân Etihad sự vững chắc mà họ đã thiếu trong một mùa giải rưỡi. Nhưng sau đó, khi mà trận đấu đáng lẽ ra phải được xây dựng lên đến đỉnh cao của sự tuyệt vời, thì lại chẳng có gì xảy ra cả. Đã có đến 16 cú dứt điểm được tung ra trong 60 phút đầu của trận đấu, còn trong 30 phút cuối, chỉ có duy nhất 1 cú sút xuất hiện. 
 
Cũng có thể một phần nguyên nhân là do cả hai đội đều cảm thấy thỏa mãn với một kết quả hòa và muốn giữ nguyên nó – mặc dù phía Man City đã tuyên bố đầy lạc quan trước trận đấu về sự cần thiết của việc thu hẹp khoảng cách – nhưng, công bằng mà nói, sự mệt mỏi, kiệt sức đã hiện hữu một cách rất rõ ràng trên sân. Đó là sự thật, đúng là hiệp một đã diễn ra tràn đầy năng lượng và cũng đúng là những cơn mưa liên tục có lẽ đã khiến cho mặt sân trở nên xấu đi, nhưng, diễn biến của hiệp hai chắc chắn là hoàn toàn khác so với những kỳ vọng về một trận đấu của Premier League. 
 
Có rất nhiều giải pháp khả thi có thể làm giảm bớt sự khắc nghiệt của lịch trình, cũng như rất nhiều nguyên nhân cho thấy cần phải mau chóng triển khai chúng. Nhưng sự thiếu khả năng lãnh đạo nói chung của những người đứng đầu và cách mà lòng tham chi phối suy nghĩ của họ đến mức chẳng nhìn thấy gì khác ngoài tư lợi, đã che lấp chúng. 
 
Klopp và Ole Gunnar Solskjaer đều đã nêu rõ những vấn đề của các đội bóng vừa mới chơi ở đấu trường châu Âu xong đã phải tham gia những trận đấu sớm diễn ra sau đó chỉ 3 ngày, như Manchester United và Tottenham đã trải qua vào cuối tuần trước. Và chuyện này dường như là một vấn đề rất đơn giản để giải quyết, ngoại trừ việc BT Sport có slot phát sóng vào lúc 12h30 tối thứ Bảy. Vào cuối tuần, khi Manchester City vs Liverpool đã được phân lịch là lựa chọn đầu tiên của Sky cho chiều Chủ Nhật, cộng thêm việc có 3 đội vừa mới phải chơi ở Europa League, điều đó có nghĩa là những trận đấu hay nhất mà slot này có thể phát sóng, nếu bỏ qua các đội bóng đã chơi ở Champions League vào thứ Tư tuần trước, có lẽ là Crystal Palace v Leeds hoặc Southampton v Newcastle. Dù cả hai cặp đấu này đều hấp dẫn nếu xét trên bối cảnh hiện tại, nhưng hoàn toàn có thể hiểu được việc BT chọn phục vụ cho một lượng khán giả lớn hơn ở một trận đấu của Manchester United. Tuy nhiên, thật khó tin là các bên đã không thể tìm thấy một sự thỏa hiệp. 
 
Tương tự, cả Klopp và Pep Guardiola đều đã phàn nàn về việc Premier League chỉ cho phép 3 quyền thay người thay vì 5 lần như hầu hết các giải đấu ở châu Âu mùa giải này – một đề xuất đã bị phản đối bởi đa số các câu lạc bộ Premier League. Những đội bóng phản đối phương án đó có thể sẽ trông thật nhỏ mọn khi hàng loạt đôi chân “thượng hạng” trên khắp giải đấu cất tiếng “kêu cứu”, nhưng liệu chúng ta có thực sự nên trách móc họ – với việc sự chênh lệch cực lớn về sức mạnh, nguồn lực và lợi thế của sân chơi này vốn từ lâu đã là một điều rất rõ ràng – vì đã không chấp nhận một giải pháp có thể giúp những ông lớn tiếp tục được hưởng lợi?

Vì cái lợi trước mắt, tiếng kêu cứu của các cầu thủ đang bị phớt lờ hình ảnh gốc 2
 
Chính vì lẽ đó, câu hỏi cần được quan tâm ở đây là tại sao một lịch trình khủng khiếp như vậy lại vẫn được thực hiện bất chấp mọi hệ quả tiêu cực. Tại sao những nhà lãnh đạo – về cơ bản – lại giả vờ như thể khoảng thời gian nghỉ 100 ngày vì COVID-19 không hề diễn ra? Chẳng phải chúng ta có thể áp dụng phương án miễn đá League Cup cho những đội bóng phải chơi ở đấu trường châu Âu mùa giải này sao? Liệu chúng ta có thực sự cần đến Nations League vào thời điểm hiện tại không? Chúng ta chắc chắn chẳng cần đến sự tẻ nhạt không thể tránh khỏi của một trận giao hữu giữa Anh và Ireland. Và đó là trước khi bạn tính đến những giải pháp sáng tạo hơn, chẳng hạn như tổ chức Premier League theo thể thức các bảng đấu ở mùa giải này, để giảm thiểu số lượng các trận đấu. 
 
Tất nhiên, chữ “tiền” đã được đặt lên trên hết. Nations League phải tiếp tục được tổ chức vì các liên đoàn nhỏ hơn của UEFA cần doanh thu mà nó tạo ra. Tương tự, các câu lạc bộ cũng cần League Cup và càng nhiều trận đấu ở giải vô địch quốc gia càng tốt. Nhưng thật khó để tránh khỏi suy nghĩ rằng nếu cơ cấu tài chính của thế giới bóng đá công bằng hơn, nếu lòng tham của các ông lớn không gây nguy hiểm cho chính sự sống còn của những cái tên không thuộc “tầng lớp thượng lưu”, thì sự hỗn loạn vô tận của thứ bóng đá kiệt sức này có thể đã không diễn ra. Và nạn nhân của tình trạng hiện tại chính là mô mềm của các cầu thủ. 

Nguồn: Lược dịch từ bài viết “Why is football so blind to the injuries caused by a remorseless schedule?” của tác giả Jonathan Wilson, đăng tải trên The Guardian.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Khi bóng đá ngày càng trở thành công cụ bất chấp để kiếm tiền

Premier League một lần nữa bỏ nghỉ đông, trong khi những giải đấu ở cấp độ CLB khác như Champions League hay FIFA Club World Cup cũng tăng số đội tham dự, đồng nghĩa với việc tăng số trận đấu. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở ĐTQG. Sau tất cả, chỉ những cầu thủ là người chịu thiệt thòi!

Tại sao các đội bóng Premier League không mạnh tay ở phiên chợ hè 2024?

Thị trường chuyển nhượng mùa hè 2024 tại nước Anh đã chính thức đóng cửa vào thứ Sáu tuần trước theo một cách khá ảm đạm. Ngày hạ màn đã không diễn ra theo đúng kỳ vọng, nhất là khi một vài thương vụ bom tấn từng được đề cập nhiều trước đó đã không trở thành hiện thực. Chúng ta có thể kể đến trường hợp của Marc Guehi chuyển đến Newcastle, hay như câu chuyện tốn nhiều giấy mực nhất về việc Victor Osimhen đầu quân cho Chelsea. Vậy đâu là nguyên nhân?

Xếp hạng chuyển nhượng của các CLB Premier League 2024: Man United làm tốt nhất

Kỳ chuyển nhượng mùa hè 2024 chứng kiến 20 CLB Premier League chi gần 2 tỷ bảng Anh để mua về hàng trăm con người có kỹ năng dứt điểm, đánh đầu hoặc bắt bóng. Một số đội mua sắm như thể ở Lotte Mall, một số đội đến chợ Phùng Khoang và có một CLB mua cầu thủ như chơi Football Manager ngoài đời thực (Chelsea).

Quả bóng Vàng 2024 sẽ thuộc về ai?

Rạng sáng hôm nay 5/9, tạp chí France Football đã công bố danh sách 30 ứng cử viên cho danh hiệu quả bóng vàng 2024. Lần đầu tiên sau 21 năm, cả Lionel Messi và Cristiano Ronaldo đều không có tên trong danh sách đề cử. Có thể nói, tuổi tác cộng với việc không còn chơi bóng ở lục địa già, khả năng để hai huyền thoại sống này trở lại danh sách kia gần như không còn nữa.

X
top-arrow