Thế giới bóng đá sẽ đối phó với khủng hoảng tài chính thời Covid-19 như thế nào?

Tác giả Nam Khánh - Thứ Sáu 27/03/2020 09:31(GMT+7)

Zalo

Khi mà bóng đá đang phải tạm dừng ở hầu như tất cả mọi nơi, mọi câu lạc bộ và giải đấu đều đang phải gánh chịu một cơn đau đầu cực kì nan giải mang tên “chi phí kinh tế”.

Khi mà bóng đá đang phải tạm dừng ở hầu như tất cả mọi nơi, mọi câu lạc bộ và giải đấu đều đang phải gánh chịu một cơn đau đầu cực kì nan giải mang tên “chi phí kinh tế”. Một số câu lạc bộ đã buộc phải hành động để xem liệu họ có thể cắt giảm tiền lương một cách hợp pháp, và làm giảm bớt những tác động tiêu cực sẽ xảy đến với mình khi nền kinh tế bóng đá bị đình trệ hay không.

Thế giới bóng đá đối phó với khủng hoảng tài chính thời Covid-19 hình ảnh
 
Ở Pháp, với sự cho phép của pháp luật, một số câu lạc bộ như Olympique Lyonnais đã đưa các cầu thủ của mình vào tình trạng "thất nghiệp một phần", để qua đó, chính phủ sẽ đóng góp cho họ đến 6000 Euro mỗi tháng tiền lương. Tại Đức, các cầu thủ và quan chức của Borussia Monchengladbach đã đồng ý từ bỏ tất cả hoặc một phần tiền lương của họ trong cuộc khủng hoảng này, và nhiều đội bóng khác cũng đang làm theo.

Tại Barcelona, các cầu thủ đã đồng ý thực hiện một sự hy sinh, sẵn sàng giảm lương để giúp đỡ cho tình hình tài chính của câu lạc bộ trong giai đoạn COVID-19 hoành hành, như chủ tịch Jose Maria Bartomeu đã tuyên bố hôm Chủ nhật. Ngoài ra, còn có rất nhiều những câu chuyện khác về các cầu thủ bóng đá đã quyên góp rất đáng kể cho những tổ chức từ thiện, hoặc trực tiếp cho các hệ thống y tế đang phải gồng mình chiến đấu để chống lại đại dịch. 
 
Tất cả những điều đó thật tuyệt vời và chắc chắn, sẽ còn rất nhiều những khó khăn mà chúng ta - những người đang sống trong các khu vực chịu ảnh hưởng của đại dịch - phải đương đầu ở phía trước, chứ không chỉ ở trong giới bóng đá. Nhưng điều quan trọng là nếu như những sự hy sinh được thực hiện và qua đó, chuyện tiền bạc được cải thiện, thì chúng sẽ phải được sử dụng chi tiêu theo những cách hiệu quả và có ý nghĩa nhất có thể. Và rằng trong khi tất cả mọi người đều có những nhu cầu của riêng mình, thì những nhu cầu đó cần phải được đánh giá riêng biệt một cách kỹ lưỡng. 
Tác động kinh tế tiêu cực: Thách thức lớn nhất của UEFA thời Covid-19
Quyết định của UEFA về việc hoãn EURO 2020 lại cả một năm trời chỉ đơn giản là: Một quyết định được đưa ra ngay lập tức mà không một con người bình thường nào...
Chúng ta đã thực hiện rất nhiều phép toán về việc các câu lạc bộ sẽ mất đi bao nhiêu doanh thu. Chẳng hạn, KPMG đã định mức tổng thiệt hại ở 5 giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu là từ 3,45-4 tỷ Euro. Premier League là giải đấu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với mức 1,15-1,25 tỷ Euro, và thấp nhất là Ligue 1 với ước tính khoảng 300-400 triệu Euro. Đúng vậy, đó là một con số khổng lồ, nhưng hãy phân tích kỹ hơn một chút nữa. 
 
Trước hết, khi bạn tính toán nó theo tỷ lệ phần trăm, câu chuyện sẽ trở bớt “đáng sợ” đi khá nhiều. Theo các báo cáo “chuẩn đối so sánh” của UEFA, 5 giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu đã kiếm được đến 15,7 tỷ Euro doanh thu vào năm 2018. Có thể đó không phải chính xác là con số mà họ sẽ kiếm được vào mùa giải 2019/2020, nhưng để thuận tiện cho việc phân tích, hãy sử dụng nó: Điều đó có nghĩa là con số doanh thu thâm hụt sẽ nằm đâu đó giữa 22-25%. Rõ ràng, đó là một mức thâm hụt rất đáng kể, nhưng con số đó thực chất không hề thảm khốc như cảm giác nó tạo nên trong một môn thể thao mà chi phí lớn nhất – thường chiếm 60-80% doanh thu – là nằm ở những bản hợp đồng xác định thời hạn của các cầu thủ.
 
Hơn nữa, những con số trên chỉ là ước tính được thực hiện dựa trên tình huống tệ nhất: Nghĩa là không còn trận đấu nào diễn ra, và do đó, cũng chẳng có gì được phát sóng trên tivi, để rồi qua đó các nhà tài trợ và đài truyền hình sẽ từ chối trả tiền, hoặc yêu cầu lấy lại tiền của họ. Rõ ràng, đó là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra: Không ai biết được khi nào thì đại dịch mới kết thúc hoặc khi nào thì tình hình mới đủ an toàn để bóng đá có thể trở lại.

2The gioi bong da se doi pho voi khung hoang tai chinh thoi Covid-19 nhu the nao?
 
Nhưng nếu bạn đang đánh giá tính rủi ro và xác suất, thì một viễn cảnh cũng hoàn toàn có thể trở thành sự thật – mặc dù không quá chắc chắn – là một số sự kiện bóng đá thuộc mùa giải 2019/2020 vẫn sẽ được tiếp diễn. (Ví dụ, bóng đá Anh đã khẳng định rằng mùa giải chắc chắn sẽ được hoàn tất bằng mọi giá, ngay cả khi điều đó có nghĩa là nó sẽ phải diễn ra đến tận mùa thu, mùa đông, hay thậm chí là xa hơn). Và cho đến khi chúng ta thực sự nghe thấy những đài truyền hình có bản quyền phát sóng và các nhà trợ nói rằng họ muốn lấy lại tiền của mình, bạn không thể chỉ đơn giản là cho rằng sẽ không có đồng doanh thu nào được tạo ra. 
 
Ngoài ra, còn có một biến số rất lớn khác ở đây. Nếu mùa giải 2019/2020 được tiếp diễn, thì có thể ít nhất là ban đầu, các trận đấu sẽ phải diễn ra mà không có khán giả. Tất nhiên, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến các khoản doanh thu từ matchday – tiêu biểu nhất chính là tiền bán vé. Tuy nhiên, một lần nữa, chúng ta chỉ đơn giản là không biết chắc chắn được sự thiệt hại sẽ diễn ra như thế nào, với khía cạnh nào và mức độ của chúng.

Nhưng điều rõ ràng nhất ở trước mắt là, việc chơi bóng phía sau những cánh cửa khép kín, một khi tất cả những người trong cuộc đều đã được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng và được xác định là đủ điều kiện để tham gia vào trận đấu, sẽ gây ra ít rủi ro sức khỏe cho cộng đồng hơn, và, điều quan trọng nhất là động thái đó sẽ cho phép các trận đấu có thể trở lại trên sóng truyền hình. Đó là lý do tại sao một số giải đấu – bao gồm Bundesliga, nơi mà những trận đấu không có khán giả được gọi là “các trận đấu ma” – dường như đã sẵn sàng chấp nhận rằng, đây sẽ là một bước trung gian cần thiết trên con đường trở lại sự bình thường. 
 
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng hầu hết những gì đã nêu ở trên đều là áp dụng cho các giải đấu hàng đầu, những tên tuổi sẽ được hưởng các khoản tiền bản quyền truyền hình hậu hĩnh, tính theo tỷ lệ trong tổng doanh thu của họ. Ở hầu hết các quốc gia, “nguồn sống” lớn nhất của những đội bóng nằm ngoài các giải vô địch quốc gia hàng đầu là các khoản thu nhập kiếm được từ matchday. Họ sẽ chính là những đối tượng bị tổn thương nhiều nhất khi phải chơi bóng phía sau những cánh cửa khép kín, và đơn giản là kế hoạch đó có thể sẽ không khả thi đối với họ. Ở đây, chúng ta có thể cũng sẽ cần đến một giải pháp 2 bước: Có thể các giải đấu cấp thấp sẽ được tiếp diễn vào mùa hè, trong khi các giải đấu hàng đầu sẽ hoàn tất lịch trình còn lại của họ bất kể là đằng sau những cánh cửa khép kín, hoặc – nếu đủ an toàn để làm như vậy – trong điều kiện bình thường. 
 
Tất cả mọi người đều thừa nhận đây là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, và sẵn sàng hợp tác để cùng nhau giải quyết những tác động tiêu cực, tiêu biểu nhất chính là chuyện nhiều cầu thủ và quan chức của các câu lạc bộ chấp nhận giảm lương. Đó chính là chìa khóa. Thứ chúng ta cần ngay bây giờ là các viên kế toán làm việc một cách công bình và thông minh.

Chúng ta cần xác định chính xác đâu là những đối tượng sẽ chịu tổn hại, họ bị tổn hại như thế nào và cách tốt nhất để giúp đỡ họ. Đối với một số đối tượng, như những câu lạc bộ cấp thấp, rõ ràng vấn đề chính sẽ là về dòng tiền. Trong một số trường hợp, ở những nơi đã có một mạng lưới an sinh xã hội mạnh mẽ, luật pháp của chính phủ về việc bảo vệ người lao động có thể sẽ giúp gánh vác bớt vấn đề. Đối với những đối tượng khác – ví dụ như ở Anh Quốc – sẽ có các hướng tiếp cận khác biệt. 
 
Chuyện trớ trêu là trong nhiều trường hợp, những người đáng lẽ ra cần đến sự giúp đỡ nhất lại ít đòi hỏi nhất. Hồi tuần trước, 47 câu lạc bộ của League 1 và League 2 tại Anh cho biết, họ đã ước tính rằng mình sẽ thất thu tổng cộng 50 triệu bảng nếu mùa giải không thể tiếp diễn trước mùa hè. Tổng hóa đơn tiền lương của Premier League là khoảng 3 tỷ bảng.

Đặt ra một mức thuế 1% đối với các khoản lương tại giải đấu hàng đầu nước Anh sẽ giúp cứu vãn 30 triệu bảng; bạn có thể thực hiện nó dưới hình thức một khoản vay không lãi suất để qua đó hoàn trả lại dần theo thời gian, hoặc các cầu thủ có thể đóng góp tự nguyện 1%: Với việc có rất nhiều người trong số họ đã từng chơi cho các đội bóng ở tầm vóc League 1 hoặc League 2, dù là tại Anh hay tại nơi khác, sẽ rất khó có chuyện mọi người không chấp nhận tham gia đóng góp vào kế hoạch này. Ngoài ra, hoàn toàn có thể sẽ có những sự hỗ trợ từ chính phủ và cơ quan điều hành giải đấu. 
 
Premier League hien dang tam hoan
Premier League hiện đang tạm hoãn
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng: Sự thâm hụt 50 triệu bảng trên chỉ là ước tính của các câu lạc bộ, và nó sẽ chỉ thật sự xảy ra nếu họ không thể tiếp tục mùa giải trước mùa hè. Chúng ta hoàn toàn không biết được là sự ước tính của họ có chính xác hay không và khi nào thì họ mới có thể tiếp tục mùa giải. Đó là lý do vì sao những khía cạnh cấp thiết nhất để đầu tư vào lúc này là các viên kế toán, các modeller và các chuyên gia tài chính khác. 
 
Bóng đá vẫn là bóng đá, chắc chắn sẽ có một số kẻ cố gắng trục lợi từ tình thế hiện tại. Ví dụ như những câu lạc bộ sẽ nộp đơn cầu cứu sự trợ giúp khi mà, trên thực tế, họ chỉ cần ký hợp đồng với ít hơn một hậu vệ trái dự phòng là mọi chuyện sẽ ổn, hoặc những tay đại diện lọc lõi sẽ lợi dụng sự chật vật của một câu lạc bộ để tước đoạt đi các tài năng của họ. 
 
Tất nhiên sẽ có những biện pháp để đối phó với những “ung nhọt” này, nhưng trước tiên, chúng ta cần phải xác định được những sự thật chính xác nhất. Nếu làm được điều đó, chúng ta sẽ có thể đưa ra những quyết định cần thiết.
 
Nguồn: Lược dịch từ bài viết “How football can tackle this financial crisis” của Gabriele Marcotti, Senior Writer của ESPN FC. 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Khi bóng đá ngày càng trở thành công cụ bất chấp để kiếm tiền

Premier League một lần nữa bỏ nghỉ đông, trong khi những giải đấu ở cấp độ CLB khác như Champions League hay FIFA Club World Cup cũng tăng số đội tham dự, đồng nghĩa với việc tăng số trận đấu. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở ĐTQG. Sau tất cả, chỉ những cầu thủ là người chịu thiệt thòi!

Tại sao các đội bóng Premier League không mạnh tay ở phiên chợ hè 2024?

Thị trường chuyển nhượng mùa hè 2024 tại nước Anh đã chính thức đóng cửa vào thứ Sáu tuần trước theo một cách khá ảm đạm. Ngày hạ màn đã không diễn ra theo đúng kỳ vọng, nhất là khi một vài thương vụ bom tấn từng được đề cập nhiều trước đó đã không trở thành hiện thực. Chúng ta có thể kể đến trường hợp của Marc Guehi chuyển đến Newcastle, hay như câu chuyện tốn nhiều giấy mực nhất về việc Victor Osimhen đầu quân cho Chelsea. Vậy đâu là nguyên nhân?

Xếp hạng chuyển nhượng của các CLB Premier League 2024: Man United làm tốt nhất

Kỳ chuyển nhượng mùa hè 2024 chứng kiến 20 CLB Premier League chi gần 2 tỷ bảng Anh để mua về hàng trăm con người có kỹ năng dứt điểm, đánh đầu hoặc bắt bóng. Một số đội mua sắm như thể ở Lotte Mall, một số đội đến chợ Phùng Khoang và có một CLB mua cầu thủ như chơi Football Manager ngoài đời thực (Chelsea).

Quả bóng Vàng 2024 sẽ thuộc về ai?

Rạng sáng hôm nay 5/9, tạp chí France Football đã công bố danh sách 30 ứng cử viên cho danh hiệu quả bóng vàng 2024. Lần đầu tiên sau 21 năm, cả Lionel Messi và Cristiano Ronaldo đều không có tên trong danh sách đề cử. Có thể nói, tuổi tác cộng với việc không còn chơi bóng ở lục địa già, khả năng để hai huyền thoại sống này trở lại danh sách kia gần như không còn nữa.

X
top-arrow