Tại sao ở Ý người ta không thể xây sân vận động? (P1)

Tác giả Fussballgott - Thứ Sáu 11/09/2020 09:50(GMT+7)

Zalo

Không phải CLB cũng có thể thành công như Juventus. Việc thiếu nhiều sân vận động thuộc sở hữu của CLB đã khiến Serie A tụt lại phía sau các giải đấu lớn khác ở châu Âu: năm 2018, các CLB hàng đầu Ý thu trung bình 13,4 triệu euro trong ngày thi đấu, so với 36,2 triệu euro ở Anh, 28,4 triệu euro ở Đức và 27,8 triệu euro ở Tây Ban Nha.

Nước Ý không thiếu những câu chuyện bóng đá lãng mạn, từ những cầu thủ cá tính, CLB giàu truyền thống có câu chuyện truyền kỳ qua nhiều thế hệ đến những sân vận động mang tính biểu tượng.
 
Tại sao ở Ý người ta không thể xây sân vận động (P1) hình ảnh gốc 4
San Siro với những khối hình trụ tròn mang tính biểu tượng

Nhưng đây đã vào cuối năm 2020, cơ sở vật chất lạc hậu, nền gạch đổ nát và góc nhìn từ khó chịu từ khán đài vẫn đang là một phần trải nghiệm của cổ động viên khi đến sân bóng. Chỉ có bốn CLB đang sở hữu sân vận động cho riêng mình là Juventus, Udinese, Sassuolo và Atalanta. Phần còn lại từng nỗ lực để hiện đại hóa hoặc xây ‘thánh đường bóng đá’ cho riêng họ nhưng đều bị cản trở bởi một chuỗi kết hợp giữa bộ máy quản lý quan liêu cứng nhắc và những quyết định được định đoạt với tốc độ rùa bò. Một bản báo cáo hồi đầu năm cho thấy 93% sân vận động của ba giải đấu cao nhất Ý thuộc sở hữu của chính quyền. Độ tuổi trung bình của các sân này là 63 năm, trong đó 42% không được trang bị mái che.
 
Để hiểu được tại sao tình hình tồi tệ vậy, chúng ta phải quay ngược ba mươi năm về Mùa Hè Nước Ý 1990.
 
Kỳ World Cup đầu tiên của Đất nước hình chiếc ủng kể từ 1934 châm ngòi cho một siêu dự án xây dựng và cải tạo sân vận động trên toàn quốc. Chính xác chỉ có hai sân được xây mới là Stadio delle Alpi ở Turin và Stadio San Nicola ở Bari nhưng phần còn lại được nâng cấp đáng kể để tổ chức World Cup.
 
Ronaldo va Maldini thuong xuyen dung do nhau trong nhung tran derby Milano
Những trận derby Milano ở San Siro
San Siro là ví dụ đáng chú ý nhất: một khán đài phụ được thêm vào nhằm nâng sức chứa, mái che được lắp và những khối bê tông hình trụ tròn mang tính biểu tượng cho đến tận ngày nay. Những Stadio Olimpico ở Rome, Luigi Ferratis ở Genoa, San Paolo ở Naples và Artemio Franchi ở Florence cũng nằm trong diện được nâng cấp lớn.
 
Nhưng dự án lại vượt ngân sách dự tính tới 84%, với chi phí đội lên ước tính phải bằng một tỷ euro vào ngày nay. Việc bội chi để lại một khoản nợ lớn và do đó chính quyền tại địa phương sở hữu sân vận động đòi mức thuê cắt cổ từ các CLB.
 
Chúng còn xấu xí hơn khi CONI (Ủy Ban Olympic Ý) cung cấp tài chính cho một số dự án kèm theo điều kiện ràng buộc phải thêm đường đua điền kinh vào khiến người hâm mộ bóng đá bị đẩy ra xa hơn, khó dõi theo tình huống bóng trên sân.
 
Nhưng điều đáng tiếc nhất của dự án 1990 nằm ở tính thời điểm. Ngày nay những sân vận động được cải tạo/xây mới không khác gì khối kiến trúc hiện đại, nhìn từ xa trông không khác gì con tàu vũ trụ; thì vào thời điểm đó, các sân vận động ở Ý trung thành với thiết kế ‘bát cơm’ bê tông khổng lồ.
 
Tại sao ở Ý người ta không thể xây sân vận động (P1) hình ảnh gốc 4
Stadio San Nicola có sức chứa tới 58 nghìn chỗ, việc lấp đầy là bất khả thi khi Bari đang thi đấu ở Serie C
 
Sự bùng nổ xây dựng sân vận động chỉ thực sự diễn ra vào cuối thập niên 1990, với những công trình mang tính biểu tượng như Stade de France hay Amsterdam Arena. Như vậy, dù xây chỉ cách nhau chưa tròn một thập niên nhưng nước Ý lại sở hữu rất nhiều sân vận động lạc hậu và thừa thãi so với phần còn lại của châu Âu. Nhiều sân có sức chứa quá lớn so với tầm vóc của CLB, như San Nicola có sức chứa 58.000 chỗ trong khi Bari, hiện tranh tài ở Serie C, có lượng khán giả trung bình chỉ 12.000 người. Số lượng khán giả trung bình theo dõi Lazio và AS Roma là 40.000 người nhưng như vậy vẫn là quá ít, để lại tới hơn 33.000 chỗ trống tại Olimpico khổng lồ. Mặt khác, các CLB phải chật vật tìm kiếm doanh thu từng vòng đấu, trong khi vẫn trả phí bảo trì vô cùng đắt đỏ, nhằm đảm bảo những sân vận động đổ nát này đạt tiêu chuẩn của ban tổ chức các giải đấu.
 
Chủ tịch Napoli, Aurelio De Laurentiis nói huỵch toẹt ra sân San Paolo không khác gì “nhà vệ sinh” vào năm 2018, đe dọa chuyển các trận đấu thuộc Champions League của họ sang San Nicola (vì ông cũng sở hữu Bari). “Khi tôi biết được PSG trả 1 triệu euro mỗi năm để thuê sân Parc des Princes, tôi hiểu chúng ta đã thua kém đến mức nào”, ông phát biểu. “Với 47.000 chỗ ngồi, họ tạo ra doanh thu 100 triệu euro mỗi năm. Napoli không bao giờ có thể vượt quá con số 17-18 triệu euro mỗi năm vì không thể làm bất kỳ điều gì bên trong San Paolo – chúng tôi không được phép tổ chức bất kỳ hoạt động nào khác. Thành phố này đã không đếm xỉa gì tới San Paolo từ 1990”.
 
Cuối cùng, sự phẫn nộ của ông được đền đáp bằng một số trợ giúp. Ghế ngồi tại San Paolo được thay thế, khu vực dành cho truyền thông được nâng cấp, phòng thay đồ được xây mới và thêm một số cải tạo được thực hiện nhằm tổ chức Đại Hội Thể Thao Sinh Viên Thế Giới Naples 2019.
 
Một số CLB cố gắng giành quyền sở hữu sân. Udinese xây dựng lại Stadio Friuli vào năm 2016, và đội bóng ở Serie B, Frosinone đã chi 20 triệu cho Stadio Benito Stirpe một năm sau đó, hoàn thành dự án đã lên kế hoạch tận 30 năm trước. Sassuolo và sân của họ thuộc sở hữu công ty hóa chất Mapei, tuy nhiên, vị trí của sân lại nằm ở vùng vệ tinh cách trung tâm Reggio Emilia tới 28 kí lô mét. Atalanta đã đồng ý một thỏa thuận với chính quyền địa phương cho xây dựng sân vận động Gewiss vào năm 2017. Sau hai năm, giai đoạn đầu tiên của việc cải tạo đã xong xuôi với phần khán đài Curva Nord vừa khánh thành.
 
Nhưng Juventus mới là CLB viết nên câu chuyện thành công nhất. Bà Đầm Già đã chịu đựng hơn hết thẩy phần còn lại. Delle Alpi 1990 mới toanh nhưng xấu xí có chi phí xây dựng lên đến 200 triệu euro cùng sức chứa lớn không tưởng, 70.000 người, vào thời điểm cách đây 30 năm. Năm 2002, Juventus đạt thỏa thuận mua lại Delle Alpi giá 25 triệu từ chính quyền địa phương và tiến hành tháo dở nó cho đến tận năm 2009. Như nói ở trên, đường đua điền kinh của Delle Alpi bị quy vào tội phá vỡ bầu không khí trên sân.
 
Tại sao ở Ý người ta không thể xây sân vận động (P1) hình ảnh gốc 4
Allianz Stadium hiện tại nằm ở khu đất cạnh vị trí của Delle Alpi khi xưa

Nỗ lực xây sân mới mất nhiều thời gian hơn dự kiến do ảnh hưởng của bê bối dàn xếp tỷ số Calciopoli năm 2006 khiến CLB xuống hạng Serie B. Từ 2006 cho đến khi sân mới của Juventus được khai trương, họ phải dùng chung Stadio Olimpico di Torino với đối thủ cùng thành phố, trước đó, sân này đã được cải tạo để sử dụng cho Thế Vận Hội Mùa Đông – Turin 2006.
 
(còn nữa)
 
Theo Alasdair Mackenzie | The Squall 5
 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Khi bóng đá ngày càng trở thành công cụ bất chấp để kiếm tiền

Premier League một lần nữa bỏ nghỉ đông, trong khi những giải đấu ở cấp độ CLB khác như Champions League hay FIFA Club World Cup cũng tăng số đội tham dự, đồng nghĩa với việc tăng số trận đấu. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở ĐTQG. Sau tất cả, chỉ những cầu thủ là người chịu thiệt thòi!

Tại sao các đội bóng Premier League không mạnh tay ở phiên chợ hè 2024?

Thị trường chuyển nhượng mùa hè 2024 tại nước Anh đã chính thức đóng cửa vào thứ Sáu tuần trước theo một cách khá ảm đạm. Ngày hạ màn đã không diễn ra theo đúng kỳ vọng, nhất là khi một vài thương vụ bom tấn từng được đề cập nhiều trước đó đã không trở thành hiện thực. Chúng ta có thể kể đến trường hợp của Marc Guehi chuyển đến Newcastle, hay như câu chuyện tốn nhiều giấy mực nhất về việc Victor Osimhen đầu quân cho Chelsea. Vậy đâu là nguyên nhân?

Xếp hạng chuyển nhượng của các CLB Premier League 2024: Man United làm tốt nhất

Kỳ chuyển nhượng mùa hè 2024 chứng kiến 20 CLB Premier League chi gần 2 tỷ bảng Anh để mua về hàng trăm con người có kỹ năng dứt điểm, đánh đầu hoặc bắt bóng. Một số đội mua sắm như thể ở Lotte Mall, một số đội đến chợ Phùng Khoang và có một CLB mua cầu thủ như chơi Football Manager ngoài đời thực (Chelsea).

Quả bóng Vàng 2024 sẽ thuộc về ai?

Rạng sáng hôm nay 5/9, tạp chí France Football đã công bố danh sách 30 ứng cử viên cho danh hiệu quả bóng vàng 2024. Lần đầu tiên sau 21 năm, cả Lionel Messi và Cristiano Ronaldo đều không có tên trong danh sách đề cử. Có thể nói, tuổi tác cộng với việc không còn chơi bóng ở lục địa già, khả năng để hai huyền thoại sống này trở lại danh sách kia gần như không còn nữa.

X
top-arrow