Khúc kinh cầu cho những pha phát bóng 2 người: Vì sao bóng đá sẽ nghèo nàn khi vắng chúng?

Tác giả KDNX - Thứ Năm 25/07/2019 11:40(GMT+7)

Zalo

Tôi bắt đầu hiểu được bóng đá: những cầu thủ đơn thương độc mã với những nhiệm vụ riêng của mình chờ đợi được thi đấu hết mình trên sân. Hình ảnh rõ nét nhất của điều này đó là hình ảnh của 2 cầu thủ phát bóng đứng lẻ loi trong vòng cung cùng nhau, đợi chờ được đưa quả bóng lên tuyến trên.

Đứng một mình, nhưng vẫn cùng nhau. Riêng biệt, nhưng đối diện nhau. Từ khi được đưa vào luật vào năm 1883 đến khi được thay đổi vào năm 2016, những pha phát bóng là thứ tóm gọn hoàn toàn vẻ đẹp của bóng đá. 2 cầu thủ trong một vòng tâm, bóng ở giữa chân họ trong khi các cặp mắt đổ dồn về, chờ đợi tiếng còi bắt đầu trận đấu.

Vì sao bóng đá sẽ nghèo nàn khi thiếu vắng pha phát bóng 2 người hình ảnh
 
Đối thủ không thể đi vào khu vực giữa vòng tâm, đồng đội của cũng không thường làm vậy. 2 người phát bóng luôn cô độc, thế nhưng họ vẫn có nhau. Không ai bị bỏ lại phía sau, đây không phải là một bức chân dung của sự cô đơn như những pha đá phạt đền. Nó là một hình ảnh nhằm nhấn mạnh tinh thần đồng đội, một cách để thể hiện tầm quan trọng của việc kề vai sát cánh với một người đồng đội trong suốt 90 phút trong một đội hình 11 người.
 
Điều luật phát bóng lên, thứ tạo nên sự cô đơn trước trận đấu này cũng là một phần quan trọng tạo nên tính chất của bóng đá: "Trận đấu sẽ được bắt đầu bằng một cú đá từ chính diện vòng tròn về hướng khung thành bên kia." Pha bóng đầu tiên, nói cách khác, phải là một pha phát bóng lên.
 
Mọi trận đấu đều phải bắt đầu bằng một pha tấn công, điều luật năm 1883 nêu rõ điều này. Quả bóng có thể được phát về cho một tiền vệ ở phần sân nhà, kiểm soát bóng cũng được cho phép. Một đội bóng có thể chuyền về cho hàng thủ đội nhà hay nhanh chóng phất bóng lên phía trên cho tiền đạo cánh đưa bóng xuống. 
 
Không quan trọng gì, miễn sao khi phát bóng, bóng phải được đưa lên phía lên phía trên, vài cm hay cách cả một bàn chân cũng được. Khát vọng tiến lên, khát vọng xuyên phá hàng thủ đối phương để làm sao đưa được bóng vào lưới đã được thể hiện ngay trong pha bóng đầu tiên của trận đấu. 
 
Điều luật này đã trải qua 2 cuộc thế chiến, sống lâu hơn bất cứ tiền đạo, tiền vệ, thủ môn, hậu vệ nào từng sống trên cõi đời này. Thế nhưng, vào một ngày tháng 6 định mệnh của năm 2016, người ta đã phải chứng kiến cái chết đầy bi tráng của nó khi FIFA quyết định sẽ chỉ có...1 cầu thủ phát bóng về khi trận đấu bắt đầu.
 
Sự thay đổi này thực sự khiến bất cứ ai dành tình yêu sâu đậm cho bóng đá phải cảm thấy khó chịu. Không chỉ phá hủy đi tính đồng đội của những pha phát bóng bằng cách loại bỏ một cầu thủ phát bóng, nó còn phá hủy đi khao khát chiến thắng khi giờ đây các cầu thủ phải chuyền về.
VAR: Can can cong ly hay ke giet chet cam xuc?
 
Bóng đá thực sự cần phải thay đổi, đó là điều chắc chắn. VAR và công nghệ Goal-line đã được áp dụng gần đây là một ví dụ. Nhưng việc thay đổi điều luật phát bóng lên này của FIFA lại khác xa những thứ công nghệ được đưa vào. Nó là một sự thay đổi không cần thiết và cực kỳ tàn nhẫn với bóng đá.
 
Những pha phát bóng lên không phải là thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng lên kết quả của một trận đấu như cái cách VAR hay công nghệ Goal Line đang làm. Chưa hề có một cuộc tranh luận thật sự nghiêm túc về việc tại sao lại phải thay đổi cách phát bóng hai người. Tại sao phải thay đổi một điều vốn đã quá quen thuộc trong bóng đá, nếu không nói là cực kỳ linh thiêng và thể hiện được tính chất đồng đội của nó ? Liệu làm thế có thay đổi được hay cải thiện được cách chơi bóng ? Câu trả lời đến nay vẫn chưa có một quan chức FIFA nào có được câu trả lời thỏa đáng.
 
Tôi vẫn còn nhớ mãi một khoảnh khắc đã in sâu vào tâm trí của tôi trong lần đầu theo dõi một kỳ World Cup, đó là kỳ World Cup 2006 tổ chức ở Đức. Tức là 10 năm trước khi FIFA chính thức đặt dấu chấm hết cho thời kỳ của những pha phát bóng lên 2 người. Khi đó, tôi vẫn chỉ là một cậu bé 8 tuổi.
 
Dù cho thế giới cho rằng khoảnh khắc Zidane húc đầu vào Marco Materazzi là khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong lịch sử trận chung kết World Cup. Sự thực, khoảnh khắc đáng nhớ nhất đối với tôi lại là một khoảnh khắc khác. Không phải là những pha cứu thua của Gigi Buffon hay pha sút hỏng penalty của David Trezeguet.
 
Không, với tôi, khoảnh khắc đáng nhớ nhất của trận chung kết 2006 lại là một thứ rất khác: đó là hình ảnh Francesco Totti và Luca Toni đứng giữa vòng tròn sân Olympiastadion khi ánh đèn rọi vào khán đài. Hai cầu thủ biểu tượng của Azzurri một thuở phóng tầm mắt qua mặt cỏ được cắt tỉa cẩn thận của sân Olympiastadion đến vị trí của trọng tài Horacio Elizondo.
Khuc kinh cau cho nhung pha phat bong 2 nguoi: Vi sao bong da se ngheo nan khi vang chung?1
 
Toni đặt đôi chân mình lên quả bóng trắng viền vàng Teamgeist. Thứ duy nhất mọi người biết chắc sẽ sẽ xảy ra sau hình ảnh này đó là việc Luca Toni sẽ đưa quả bóng lên phía trên cho Totti. Và thực sự đúng như vậy. Totti sau đó đưa bóng về sau, Toni băng lên tuyến trên, khu vực giữa sân xung quanh họ bung tỏa ra khi mọi thứ bắt đầu hòa nhập với nhau làm một trong vũ điệu của bóng đá.
 
Tôi nghĩ rằng chính khoảnh khắc đó, chính khoảnh khắc Luca Toni phát bóng lên từ sân nhà là khoảnh khắc mà tôi, khi đó 8 tuổi, cảm nhận được sự vĩ đại của một trận chung kết World Cup. Khi tôi biết được những gì sẽ xảy ra trong 90 phút (thực sự là 120 phút) sắp tới sẽ trở thành lịch sử, khi tôi biết rõ rằng những gì xảy ra hôm đó sẽ còn được phân tích, tranh cãi và nói đến trong suốt chiều dài lịch sử bóng đá. Tôi bắt đầu hiểu được bóng đá: những cầu thủ đơn thương độc mã với những nhiệm vụ riêng của mình chờ đợi được thi đấu hết mình trên sân. Hình ảnh rõ nét nhất của điều này đó là hình ảnh của 2 cầu thủ phát bóng đứng lẻ loi trong vòng cung cùng nhau, đợi chờ được đưa quả bóng lên tuyến trên.
 
Lược dịch từ bài cảm nhận cá nhân: "A requiem for a two-player kick-off: why football is poorer without it" của tác giả Justin Ross Muchnick đăng trên These Football Times.
 
- KDNX -
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Khi bóng đá ngày càng trở thành công cụ bất chấp để kiếm tiền

Premier League một lần nữa bỏ nghỉ đông, trong khi những giải đấu ở cấp độ CLB khác như Champions League hay FIFA Club World Cup cũng tăng số đội tham dự, đồng nghĩa với việc tăng số trận đấu. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở ĐTQG. Sau tất cả, chỉ những cầu thủ là người chịu thiệt thòi!

Tại sao các đội bóng Premier League không mạnh tay ở phiên chợ hè 2024?

Thị trường chuyển nhượng mùa hè 2024 tại nước Anh đã chính thức đóng cửa vào thứ Sáu tuần trước theo một cách khá ảm đạm. Ngày hạ màn đã không diễn ra theo đúng kỳ vọng, nhất là khi một vài thương vụ bom tấn từng được đề cập nhiều trước đó đã không trở thành hiện thực. Chúng ta có thể kể đến trường hợp của Marc Guehi chuyển đến Newcastle, hay như câu chuyện tốn nhiều giấy mực nhất về việc Victor Osimhen đầu quân cho Chelsea. Vậy đâu là nguyên nhân?

Xếp hạng chuyển nhượng của các CLB Premier League 2024: Man United làm tốt nhất

Kỳ chuyển nhượng mùa hè 2024 chứng kiến 20 CLB Premier League chi gần 2 tỷ bảng Anh để mua về hàng trăm con người có kỹ năng dứt điểm, đánh đầu hoặc bắt bóng. Một số đội mua sắm như thể ở Lotte Mall, một số đội đến chợ Phùng Khoang và có một CLB mua cầu thủ như chơi Football Manager ngoài đời thực (Chelsea).

Quả bóng Vàng 2024 sẽ thuộc về ai?

Rạng sáng hôm nay 5/9, tạp chí France Football đã công bố danh sách 30 ứng cử viên cho danh hiệu quả bóng vàng 2024. Lần đầu tiên sau 21 năm, cả Lionel Messi và Cristiano Ronaldo đều không có tên trong danh sách đề cử. Có thể nói, tuổi tác cộng với việc không còn chơi bóng ở lục địa già, khả năng để hai huyền thoại sống này trở lại danh sách kia gần như không còn nữa.

X
top-arrow