Thứ Ba, 24/12/2024 Mới nhất
Zalo

Tại sao Hàn Quốc lại thống trị môn bắn cung tại Olympic?

Thứ Sáu 23/07/2021 19:55(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Nếu như Trung Quốc rất mạnh ở các môn thể thao cá nhân như bóng bàn, cầu lông, còn người Mỹ thống trị đường đua xanh thì ở môn bắn cung, Hàn Quốc lại gần như không có đối thủ. Và điều gì tạo nên sự đặc biệt ở môn bắn cung của người Hàn Quốc?

Khi người Hàn thị uy sức mạnh ở Olympic

Trong ngày đầu diễn ra môn thi Bắn cung tại Thế vận hội mùa hè Olympic Tokyo 2020, người Hàn đã sớm thể hiện sức mạnh ở môn thể thao vẫn được xem là 'quốc hồn quốc túy' của mình. 

Tại nội dung thi phân hạng Cung 1 dây nữ, 3 vận động viên An San, Jang Minhee và Kang Chaeyoung của xứ sở Kim chi đã xuất sắc giành 3 vị trí đầu tiên với thành tích thi đấu lần lượt là 680 điểm, 677 điểm và 675 điểm. 

Cung thủ An San
Cung thủ An San phá kỷ lục bắn cung nữ trong ngày khai mạc Olympic Tokyo 2020

Xem thêm tin tức bong da mới nhất


Ấn tượng hơn cả 3 đều vượt qua kỷ lục Olympic cũ (673 điểm) do của VĐV Ukraine Lina Herasymenko thiết lập vào năm 1996, tức là cách đây đã 25 năm. Nó đã cho thấy bước tiến mạnh mẽ của Bắn cung Hàn Quốc ở môn thể thao vốn đòi hỏi bản lĩnh và sự chính xác.

Sau khi phái yếu thể hiện đẳng cấp, tới lượt các nam VĐV Hàn Quốc khẳng định đẳng cấp của họ ở bộ môn sở trường của mình. 'Tân binh' mới 17 tuổi, Kim Je Deok trong lần đầu dự một kỳ Thế vận hội đã vượt qua thành tích thi đấu của các 'đàn anh' để về nhất với 688 điểm. 

Đứng thứ hai là VĐV Ellison Brady người Mỹ với 682 điểm, bám sát phía sau là các VĐV khác của Hàn Quốc là Oh Jinhyek và Kim Woojin với khoảng cách điểm số rất sít sao là 1 và 2 điểm.

Mặc dù đây chỉ là kết quả thi đấu vòng ngoài, chưa tính huy chương nhưng việc đoàn bắn cung Hàn Quốc sớm thể hiện sức mạnh ở hai nội dung đơn nam, nữ Bắn cung 1 dây 70m đã cho thấy sự thống trị gần như tuyệt đối của họ ở môn thể thao này. Và điều gì tạo nên bí quyết thành công của họ?

 

Thành công nhờ tài năng và khổ luyện

Nền bắn cung của Hàn Quốc bỏ xa toàn bộ các quốc gia khác trên bản đồ thế giới không chỉ ở Olympic Tokyo 2020 mà trước đó, tại kỳ Thế vận hội diễn ra tại Brazil năm 2016, đội tuyển bắn cung Hàn Quốc đã ẵm cả bộ 4 tấm huy chương vàng các các nội dung đơn nam, đơn nữ, đồng đội nam và đồng đội nữ.

Tính tổng cộng, họ đã có 39 tấm huy chương các loại ở các kỳ Olympic, 23 trong số đó là huy chương vàng. Các cung thủ xứ Kim chi cũng bỏ xa đối thủ xếp thứ hai (Mỹ) trên bảng xếp hạng của môn bắn cung Olympic mọi thời đại tới 10 huy chương vàng.

Những con số thống kê kể trên đủ để thấy, người Hàn Quốc 'vô đối' thế nào trên bản đồ bắn cung thế giới. Tất nhiên mọi sự thành công đều không thể tự đến nếu không có sự khổ luyện. 

Vua Jumong chính là biểu tượng của môn bắn cung Hàn Quốc
Vua Jumong chính là biểu tượng của môn bắn cung Hàn Quốc


Sự yêu thích môn bắn cung của người Hàn Quốc bắt nguồn từ lịch sử hàng ngàn năm sử dụng cung tên của quốc gia này. Thậm chí Jumong, vị vua sáng lập ra vương quốc Cao Câu Ly đã tồn tại hơn 700 năm còn được biết tới là người có nhiều tài nghệ, trong đó nổi bật nhất là khả năng bắn tên 'bách phát bách trúng'.

Và có lẽ yếu tố dân tộc đó đã giúp người Hàn say mê với môn thể thao này. Tại Hàn Quốc, trẻ em tập bắn cung từ tiểu học và những tài năng được huấn luyện liên tục trong nhiều năm với thời quen tập luyện 2 giờ mỗi ngày. Quá trình tuyển lựa từ cấp học thấp nhất cho đến đại học để tìm ra những người giỏi nhất.

Để thúc đẩy môn Bắn cung phát triển, có tới 70% ngân quỹ của Hiệp hội Bắn cung Hàn Quốc (KAA) đến từ 33 công ty tài trợ, trong khi số còn lại từ Ủy ban Olympic quốc gia Hàn Quốc. 

Sự vững mạnh về tài chính giúp Hàn Quốc duy trì nhiều hệ thống thi đấu đỉnh cao cũng như tạo động lực để các VĐV tập luyện hăng say hơn. Theo báo chí phương Tây, để giành HCV Bắn cung Olympic, các vận động viên Hàn Quốc đã phải luyện tập rất nặng.

Quá trình luyện tập của các VĐV xứ Kim chi được mô tả là: “Luyện tập 10 tiếng một ngày và 2.500 mũi tên mỗi tuần. Với các quốc gia khác, đó sẽ là điều không bình thường, nhưng nó lại diễn ra hàng ngày ở đây".

Trẻ em Hàn Quốc được tiếp xúc với môn cung tên từ tấm bé
Trẻ em Hàn Quốc được tiếp xúc với môn cung tên từ tấm bé


Tất nhiên tập luyện chăm chỉ là chưa đủ bởi người Hàn Quốc còn coi bắn cung là một nghệ thuật mà người thành công là người hiểu biết và nắm bắt được tất cả các quy luật của việc sử dụng cung tên.

Don Rabska, một HLV tuyển Mỹ, chia sẻ điều này với Reuters: "Người Hàn Quốc tiếp cận môn bắn cung rất khác biệt, họ coi đó như một nghệ thuật. Họ là đất nước duy nhất trên thế giới suy nghĩ như thế.

Đầu tiên họ sẽ dành ra vài tháng chỉ để tập tư thế đứng cho đúng, rồi vài tháng nữa để học cách nâng một bên cánh tay, rồi cả hai cánh tay. Có những chú nhóc tập chay liên tục trong sáu tháng trước khi được phép bắn mũi tên thật đầu tiên.

Chúng ta thường đặt cung vào tay cung thủ rồi sau đó yêu cầu họ bắn đi bắn lại. Tập luyện không giúp hoàn hảo mọi thứ mà chỉ tạo ra thói quen. Bạn càng tập nhiều cái sai thì càng khó sửa chữa".

Bắn cung trong văn hóa Hàn Quốc không chỉ là một môn thể thao, mà còn là nghệ thuật
Bắn cung trong văn hóa Hàn Quốc không chỉ là một môn thể thao, mà còn là nghệ thuật

 

Trong khi đó, cựu VĐV bắn cung Kim Soo Nyung, người 4 lần vô địch Olympic, nói rằng: "Người Hàn rất nhạy cảm và có thể điều khiển tốt từng bộ phận nhỏ của cơ thể, bao gồm các ngón tay.

Những ngón tay đặc biệt linh hoạt giúp chúng tôi nhắm bắn chính xác. Mà ở môn bắn cung, cách biệt tưởng nhỏ nhoi giữa điểm 9 với điểm 10 lại ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần thi đấu".

Tất nhiên để các VĐV đạt được trình độ ấy, Bắn cung Hàn Quốc đã phải đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm có thể đưa ra được phương pháp tập luyện hiệu quả nhất. 

Theo chia sẻ của HLV bắn cung nổi tiếng Lee Ki Sik thì từ năm 1983, Cục Khoa học thể thao Hàn Quốc đã cùng các chuyên gia hàng đầu bộ môn Bắn cung nước này nghiên cứu rất kỹ về cách thức cải thiện kỹ thuật bắn cung của các cung thủ. Và qua năm tháng, khả năng sử dụng cung tên của người Hàn đã vươn lên một tầm cao mới.

Ở thời điểm hiện tại, có thể nói kỹ thuật sử dụng cung tên của người Hàn đã tới mức thượng thừa. Cũng bởi vậy mà rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam phải bỏ tiền thuê các HLV xứ Kim chi để học hỏi, nâng cao trình độ. Đây cũng là cách nhanh nhất để VĐV bắn cung các nước có thể thu hẹp dần chênh lệch trình độ với nền bắn cung nổi danh của Hàn Quốc.

Sốc: Cung thủ tuổi teen vượt qua kỷ lục gia thế giới ở nội dung Cung 1 dây tại OlympicSốc: Cung thủ tuổi teen vượt qua kỷ lục gia thế giới ở nội dung Cung 1 dây tại Olympic
Kết quả phần thi xếp hạng VĐV nội dung Cung 1 dây nam đã chứng kiến màn thi đấu xuất thần của tay cung năm nay mới chỉ 17 tuổi người Hàn Quốc, Kim Je Deok.
VĐV người Nga bị ngất trong phần thi cung 1 dây nữVĐV người Nga bị ngất trong phần thi cung 1 dây nữ
VĐV người Nga Svetlana Gomboeva bị ngất do sốc nhiệt ngay sau khi hoàn thành vòng phân hạng phần thi cung 1 dây nữ.
Cung thủ Valentina Acosta đốn tim người hâm mộ với vẻ đẹp ngọt ngàoCung thủ Valentina Acosta đốn tim người hâm mộ với vẻ đẹp ngọt ngào
Cung thủ người Colombia Valentina Acosta đứng ngay sau Đỗ Thị Ánh Nguyệt ở vòng loại phần thi cung 1 dây nữ.
Ánh Nguyệt chạm trán đối thủ chủ nhà ở vòng loại trực tiếpÁnh Nguyệt chạm trán đối thủ chủ nhà ở vòng loại trực tiếp
Có màn ra quân cho Đoàn TTVN tại Olympic vào sáng nay, cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt đã xếp hạng 49/64 ở loạt phân hạng.
Vẻ đẹp nữ cung thủ vừa phá kỷ lục ở ngày khai mạc Olympic Tokyo 2020Vẻ đẹp nữ cung thủ vừa phá kỷ lục ở ngày khai mạc Olympic Tokyo 2020
Bắn cung Hàn Quốc vừa để lại dấu ấn đậm nét tại vòng loại nội dung cung 1 dây nữ khi VĐV An San đã phá kỷ lục Thế vận hội được thiết lập cách đây 25 năm.

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X