Nhật ký Seagame 28 ngày 9/6: Kình ngư Ánh Viên lại khiến cả khu vực dậy sóng

(Xsbandinh.com) - Sau hai ngày không có thêm được HCV nào, "nữ hoàng bơi lội" Việt Nam chưa đến 20 tuổi đã lại tỏa sáng rực rỡ trên đường đua xanh Seagame 28 để thâu tóm 2 tấm HCV nữa trong ngày thi đấu hôm nay (9/6) đồng thời thiết lập 2 kỷ lục SEA Games mới và nâng số HCV giành được lên con số 6. Ngoài ra, đội TDDC cũng đã thể hiện sức mạnh hàng đầu trong khu vực bằng việc gặt thêm 2 vàng trong khi Nguyễn Văn Lai xuất sắc phá vỡ kỷ lục tồn tại trên 2 thập kỷ ở đường chạy 5000m nam. Một ngày thi đấu khá thành công của TTVN.

BẢNG TỔNG SẮP HUY CHƯƠNG SEAGAME 28
DANH SÁCH CÁC VĐV VIỆT NAM ĐOẠT HCV Ở SEAGAME 28 
Lịch thi đấu, Kết quả bóng đá nam SEA Games 28-2015 
Lịch thi đấu Sea Games 28 ngày hôm nay (9/6) của đoàn thể thao Việt Nam

Tổng hợp thành tích của đoàn thể thao Việt Nam ngày 9/6
- Huy chương vàng
1. Trương Thị Phương - Canoeing nội dung C1 200m nữ
2. Trần Phi Hùng - Carom 1 băng (Billiards & Snooker)
3. Phan Thị Hà Thanh - Nhảy chống đơn nữ (TDDC)
4. Đặng Nam - Vòng treo đơn nam (TDDC)
5. Nguyễn Văn Lai - Chạy 5000m nam (Điền kinh)
6. Nguyễn Thị Ánh Viên - 200m bướm nữ (Bơi lội)
7. Nguyễn Thị Ánh Viên - 200m tự do nữ (Bơi lội)
- Huy chương bạc
1. Mã Minh Cẩm - Carom 1 băng (Billiards & Snooker)
2. Pham Phước Hưng - Vòng treo đơn nam (TDDC)
3. Ngô Thị Huyền Trân, Trần Thạch Lam - Bi sắt nam nữ phối hợp (Bi sắt)
- Huy chương đồng
1. Đỗ Thị Thanh Thảo - Canoeing nội dung K1-200m nữ
2. Đỗ Thị Thanh Thảo,Vũ Thị Linh - Canoeing nội dung K2 200m nữ
3. Phạm Phước Hưng - Thể dục tự do đơn nam (TDDC)
4. Lê Thanh Tùng - Ngựa tay quay đơn nam (TDDC)
5. Nguyễn Văn Hùng - Nhảy 3 bước nam (ĐIền kinh)
6. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trung Kiên - Billiards Anh đôi nam (Billiards & Snooker)
7. Đỗ Hoàng Quân - Pool 9 bi đơn nam (Billiards & Snooker)


Trong ngày thi đấu hôm nay 9/6, Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự 10 đợt chung kết và giành tới 7 HCV. Không phụ sự kỳ vọng, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên sau 1 ngày "vắng Vàng" đã lấy lại phong độ xuất sắc để đoạt liền 2 HCV ở nội dung 200m bơi bướm nữ và 200m bơi tự do nữ. Không những vậy, cô còn phá luôn 2 kỷ lục SEA Games ở 2 nội dung trên. Tính đến thời điểm này của SEA Games 28, "Tiểu tiên cá" đã giành tổng cộng 6 HCV và phá 7 kỷ lục SEA Games.

Ngoài cú đúp ở môn Bơi, Thể dục dụng cụ cũng không thua kém khi mang về 2 HCV nhờ công của Đặng Nam ở nội dung Vòng treo nam và Phan Thị Hà Thanh với nội dung Nhảy chống nữ. Ngoài ra, Thể dục dụng cụ còn giành được 1 HCB của Phạm Phước Hưng - nội dung Vòng treo nam và 2 tấm HCĐ nội dung Thể dục tự do nam của Phạm Phước Hưng và Lê Thanh Tùng.

anh vien
Ánh Viên lại làm dậy sóng đường đua xanh ở Seagame 28. Ảnh: Vnexpress


Không chỉ có những tấm HCV từ Bơi và Thể dục dụng cụ, Đoàn Thể thao Việt Nam có thêm những tấm HCV khác nhờ thành tích tuyệt vời của Trần Phi Hùng (Billiards & Snooker), Nguyễn Văn Lai (Điền kinh) và Trương Thị Phương (Canoeing C1 200m). Đáng chú ý, Nguyễn Văn Lai đã lập kỷ lục SEA Games mới ở nội dung chạy 5000m nam với thời gian 14 phút 04 giây 82. Kỷ lục cũ thuộc về Ramachandran với thời gian 14 phút 08 giây 97. Còn Trương Thị Phương đã trở thành VĐV trẻ nhất của Đoàn TTVN giành HCV tại SEA Games 28 khi mới 16 tuổi.

Kết quả sau ngày thi đấu 9/6, Đoàn Thể thao Việt Nam đã có 33 HCV, 16 HCB và 38 HCĐ, xếp thứ 3 sau chủ nhà Singapore và Thái Lan.

- Tại nội dung 10 môn phối hợp nam môn điền kinh, VĐV Nguyễn Huy Thái đã thi đấu xuất sắc ở bài Nhảy cao và đạt thành tích tốt nhất cùng VĐV của Philippines nên đã vượt qua đồng đội Nguyễn Văn Huệ (xếp thứ 5 nhảy cao). Đến bài thi đấu cuối cùng trong ngày (chạy 400m), Huy Thái vẫn giữ vững được phong độ để về đích thứ hai còn đồng đội của anh về thứ 5. Như vậy, sau 5 bài đầu tiên, Huy Thái và Văn Huệ lần lượt xếp thứ 4 và thứ 5 trong BXH tổng với số điểm là 3719, 3661. Dẫn đầu là một VĐV Thái Lan với 3919 điểm. Như vậy, cơ hội giành huy chương của chúng ta vẫn còn. Ngày mai sẽ thi đấu nốt 5 môn còn lại.

- Đội Bi sắt (Petanque) đem về cho TTVN một tấm HCB. Ở trận chung kết nội dung nam - nữ phối hợp, 2 VĐV Ngô Thị Huyền Trân và Trần Thạch Lam đã thua 4-13 trước bộ đôi Thái Lan.

- Tại bán kết Pool 9 bi đơn nam môn Billiards & Snooker, cơ thủ Đỗ Hoàng Quân đã không thể làm nên bất ngờ trước tay cơ người Philippines thuộc Top 10 thế giới nội dung này, Dennis Orcollo và thua với tỷ số 5-9, đành nhận tấm HCĐ.

- 19h30: "Cô gái vàng mười" Ánh Viên bước vào nội dung chung kết cuối cùng trong ngày của môn bơi lội: 200m tự do và đây cũng là một thế mạnh của cô. Bởi thế, không có gì ngạc nhiên khi siêu kình ngư của chúng ta lại tỏa sáng rực rỡ trên đường đua xanh. Ánh Viên bơi ở đường bơi số 2. Cô hoàn thành 50 mét đầu tiên sau 28 giây14, hơn đối thủ thứ hai 0 giây 12. Qua 100 mét đầu, Viên vẫn hơn đối thủ 0 giây 65 và bắt đầu bỏ cách đối thủ một thân người. Qua 150 mét, Ánh Viên hơn 01 giây 45. Cô cán đích với thành tích 01 phút 59 giây 27, lập kỷ lục mới của SEA Games. Kỷ lục cũ thuộc về Quah Ting Wen, VĐV người Singapore, với 02 phút 00 giây 57, lập tại Lào năm 2009 và đó cũng là một đối thủ của Ánh Viên ở các cự ly trung bình tại Seagame 28 lần này. Chỉ có điều, Quah Ting Wen chỉ một lần chiến thắng được Ánh Viên ở nội dung 100m tự do. Như vậy, nữ hoàng bơi lội chưa đến 20 tuổi của Việt Nam đã chính thức hoàn thành mục tiêu đề ra (6 HCV) và xuất sắc hơn cô còn phá đến 7 kỷ lục Seagames, một thành tích mà ngay cả quốc gia số 1 khu vực trong môn bơi lội, Singapore chắc chắn cũng phải lè lưỡi thán phục.


- 18h45: Kình ngư Trần Duy Khôi bước vào chung kết 400m hỗn hợp nam. Anh khởi đầu không tốt và không có mặt trong Top 3 sau 100m đầu. Tuy vậy, khi đến 100m bơi ngửa sở trường, Duy Khôi đã dần vươn lên và bám sát VĐV dẫn đầu Quah Zing Wen của Singapore. Đáng tiếc ở 50m cuối (bơi tự do), anh đã không giữ được vị trí thứ 2 và bị một VĐV khác của Singapore vượt lên. Chung cuộc, Duy Khôi về thứ 3 với thành tích 4 phút 26 giây 29, đoạt tấm HCĐ giống như kỳ Seagame 27 cách đây hai năm ở Myanmar.


- 18h10: Đến lượt Hoàng Quý Phước bước vào chung kết nội dung 100m bướm nam. Dù thi đấu rất nỗ lực nhưng cuối cùng chàng trai người Đà Nẵng không thể lọt vào Top 3 giành huy chương. Thành tích của anh là 54 giây 28, xếp thứ 4 chung cuộc. VĐV giành HCV ở nội dung này là Schooling, kình ngư thống trị các nội dung của nam ở Seagame 28 này, giống như Ánh Viên của Việt Nam ở nội dung nữ. Cả hai cùng đã giành được 5 HCV tính đến thời điểm này.


- 18h00: Niềm hy vọng lớn nhất của bơi lội Việt Nam, Nguyễn Thị Ánh Viên bước vào chung kết nội dung 200m bướm nữ. Cô bơi ở làn số 6 do đạt thành tích tốt thứ 4 vòng loại. Ngoài Ánh Viên thì chúng ta còn một VĐV khác cũng góp mặt ở chung kết là Lê Thị Mỹ Thảo (làn 1). Sau 50m đầu tiên, Ánh Viên là người dẫn đầu dù cô xuất phát không tốt. Cô chẳng những duy trì được vị trí số 1 mà còn ngày một bỏ xa các đối thủ bám đuổi để rồi băng băng về đích với thành tích ấn tượng 2 phút 11 giây 12, phá sâu kỷ lục Seagames do Tao Li, đối thủ đã thắng cô ở các cự ly ngắn mấy ngày vừa rồi, thiết lập tại Seagames 2009 ở Lào (2 phút 13 giây 49). Không còn nghi ngờ gì, cô gái vàng trên đường đua xanh của VN vô đối trong khu vực ở các cự ly trung bình (200m, 400m) và gần hoàn thành mục tiêu đề ra (6 HCV) ở kỳ Seagame 28 này. Ấn tượng hơn nữa, Ánh Viên đều phá vỡ kỷ lục Seagame ở 5 nội dung cô đoạt HCV.


- Tại bán kết nội dung Billiards Anh đôi nam môn Billiards & Snooker, hai cơ thủ Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Trung Kiên đã thua cặp VĐV của Myanmar 1-3 nên chỉ có thể đoạt tấm HCĐ. Đội Billiards & Snooker đã hoàn thành mục tiêu đề ra ở Seagame 28 (1 HCV) nhờ thành công ở nội dung thế mạnh carom 1 băng khi trận chung kết toàn Việt Nam.

- 17h15: Hai VĐV Nguyễn Thị Oanh và Lưu Kim Phụng bước vào chung kết nội dung chạy 100m nữ mà đã từng chứng kiến sự thống trị khu vực của "nữ hoàng tốc độ" Vũ Thị Hương nhưng giờ cô đã giải nghệ, để lại khoảng trống to lớn cho điền kinh Việt Nam. Thành tích của Oanh và Phụng ở vòng loại cũng rất khiêm tốn (chỉ xếp thứ 6 và thứ 7 trong 9 VĐV). Chung cuộc, Phụng về đích thứ 6/9 còn Oanh về cuối với thành tích kém hơn vòng loại (12 giây 00 và 12 giây 01). VĐV Veronica Santi của Philippines đã đoạt HCV nội dung này, qua đó khẳng định sự thống trị tuyêt đối của điền kinh Philippines ở các cự ly chạy 100m tại Seagame 28 này.


- 16h55: VĐV Lê Trọng Hinh bước vào chung kết nội dung chạy 100m nam với không nhiều kỳ vọng khi ở vòng loại, anh chỉ đạt thành tích tốt thứ 5 (10 giây 48). Rốt cục, Trọng Hình còn đạt thành tích kém hơn vòng loại (10 giây 55) và về đích 7/8 chung cuộc.

- Đội điền kinh chưa thể mang thêm vàng về cho thể thao Việt Nam. Ở nội dung nhảy 3 bước nam, nhà ĐKVĐ đồng thời giữ kỷ lục Seagames, Nguyễn Văn Hùng với kỳ tích lập tại Myanmar hai năm trước (16m67) đã thi đấu không tốt khi thành tích cao nhất của anh chỉ là 15m92, đứng thứ 3 chung cuộc đồng nghĩa màu huy chương giảm xuống hai bậc. VĐV người Malaysia Ismail Muhammad Hakimi ở lần nhảy cuối cùng đã tạo ra điều thần kỳ khi lập thành tích 16m76, đoạt lấy tấm HCV và phá luôn kỷ lục Seagames của Văn Hùng.

- Tại nội dung 50m súng trường đồng đội nam môn bắn súng, 3 VĐV Nguyễn Duy Hoàng/Phùng Lê Huyên/Tạ Ngọc Long chỉ đứng thứ 5 chung cuộc với tổng điểm 1832,7. Đội Thái Lan giành HCV nội dung này với số điểm tổng 1845,7. Duy nhất xạ thủ Tạ Ngọc Long lọt vào chung kết tranh HC cá nhân diễn ra vào ngày mai

- Hai VĐV Trương Thị Thúy Kiều và Phạm Thị Huệ bước vào chung kết nội dung chạy 5000m nữ. Cả hai không được kỳ vọng quá nhiều ở nội dung này và quả thật không ai có thể tạo ra bất ngờ dù chỉ là có mặt trong Top 3. Chung cuộc, họ lần lượt về đích thứ 4 và thứ 5, kém khá xa so với nhóm giành huy chương và thua so với chính họ.

- Các VĐV tham gia nội dung 10 môn phối hợp môn điền kinh đã thi xong bài thứ 3 (Nhảy sào). VĐV Nguyễn Văn Huệ chỉ đứng thứ 4 nên không thể cải thiện thứ hạng (4) trên BXH tổng với điểm số 2243, kém khá xa VĐV dẫn đầu người Thái Lan (2382) còn Nguyễn Huy Thái đứng ngay sau (thứ 5, 2089).

- 15h30: Diễn ra chung kết nội dung chạy 5000m nam môn điền kinh với sự tham gia của hai VĐV Việt Nam: Nguyễn Văn Lai - anh lính đương kim vô địch Seagame nội dung này - và Đỗ Quốc Luật. Nguyễn Văn Lai đã chọn chiến thuật núp gió khi chỉ đeo bám VĐV dẫn đầu người Indonesia trong phần lớn quãng đường chạy chứ chưa vội bứt tốc vượt lên. Cả hai luôn dẫn đầu, dần bỏ xa nhóm còn lại. Chỉ đến vòng sân cuối, Văn Lai mới bắt đầu bung sức và bứt tốc về đích trong sự bám đuổi vô vọng của đối thủ để bảo vệ thành công tấm HCV chạy 5000m nam. Không những vậy, anh còn xuất sắc phá vỡ kỷ lục Seagame với thành tích 14 phút 04 giây 79 (kỷ lục cũ là 14 phút 08 giây 97 tồn tại từ năm 1993). Cần nhớ rằng, sau khi về đích đầu tiên, Văn Lai vẫn không hề tỏ ra mệt mỏi chút nào trong khi các đối thủ khác hoặc thở không ra hơi hoặc nằm vật ra sân vì quá mệt.


- Niềm vui lại đến TTVN ở nội dung cuối cùng trong ngày của môn TDDC khi Đặng Nam thi đấu rất xuất sắc, không mắc phải bất cứ sai sót nào ở nội dung vòng treo nam để mang về một tấm HCV nữa với điểm số cao 15,300. Đây đã là HCV thứ 5 của TDDC Việt Nam (cả nam lẫn nữ) tại Seagame 28 và chúng ta vẫn còn cơ hội nâng cao thành tích này khi vẫn còn các nội dung đơn môn nữa diễn ra vào ngày mai. Dù tiếp đất không tốt nhưng đàn anh của đội TDDC nam, Phạm Phước Hưng vẫn sở hữu 14,033 điểm để đoạt HCB.


- Nữ VĐV TDDC số 1 Việt Nam, Hà Thanh đã không thể mang về cho TTVN thêm huy chương ở nội dung xà lệch nữ khi cô mắc một sai sót để rồi chỉ có thể nhận số điểm thấp (11,133), đứng thứ 6 chung cuộc. Đây là điều đáng tiếc bởi các đối thủ của cô ở nội dung này cũng không thi đấu quá xuất sắc mặc dù xà lệch không phải điểm mạnh của cô. VĐV Ing Tan của Malaysia đoạt HCV ở nội dung này với số điểm 12,766


- Đội TDDC nam có thêm một tấm HCĐ ở nội dung ngựa tay quay đơn nam của VĐV Lê Thanh Tùng với điểm số 13,233. VĐV Rartchawat của Thái Lan giành HCV ở nội dung này với số điểm 14,666.

- Tiếp nối thành công vào ngày hôm qua khi đoạt HCV nội dung toàn năng, "Nữ hoàng TDDC" Việt Nam Phan Thị Hà Thanh tiếp tục khẳng định đẳng cấp hàng đầu khu vực của mình khi đạt điểm số cao nhất ở nội dung nhảy chống đơn nữ (13,983) để mang về một tấm HCV nữa cho đoàn TTVN. Thực ra, nhảy chống chính là sở trường từng giúp Hà Thanh đoạt HCV vài giải cúp thế giới nên việc giành ngôi vị cao nhất khu vực là bình thường.


- Tại trận chung kết toàn Việt Nam nội dung Caroom 1 băng môn Billiards & Snooker, cơ thủ Trần Phi Hùng đã bất ngờ đánh bại người đồng đội đàn anh Mã Minh Cẩm được đánh giá cao hơn và đang là ĐKVĐ Seagame ở nội dung này với tỷ số 100-92 để đoạt tấm HCV. Trần Phi Hùng đánh bại Mã Minh Cẩm trong trận chung kết toàn Việt Nam, để đoạt HC vàng nội dung carom 1 băng. Cần nhớ rằng Trần Phi Hùng là nhà đương kim vô địch quốc gia carom một băng 2014 thì Mã Minh Cẩm cũng dày dặn kinh nghiệm với ba lần liên tiếp vô địch quốc gia năm 2011, 2012 và 2013. Dẫu sao, TTVN đã tiếp tục chứng tỏ sự thống trị tuyệt đối khu vực ở nội dung carom 1 băng và có thêm 1 vàng, 1 bạc.

- Đội TDDC nam mà đã đem về 2 tấm HCV cho đoàn thể thao Việt Nam tính đến thời điểm này (đồng đội nam và tòan năng nam) đã không thể nối dài thành công. Ở nội dung thể dục tự do đơn nam thì VĐV TDDC hàng đầu Việt Nam, Phước Hưng (HCB toàn năng nam Seagame 28) và đồng đội Thanh Tùng đều thi đấu dưới sức nên Phước Hưng chỉ giành 14,500 điểm đoạt HCĐ sau VĐV Philippines, Singapore còn Thanh Tùng giành 14,433 điểm không có huy chương.

- Ở môn Billiards & Snooker, trong khi hai VĐV Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Trung Kiên đã vượt qua đối thủ Malaysia 3-0 để vào bán kết nội dung Billiard đôi nam gặp đội Myanmar thì cặp Nguyễn Nhật Thanh - Phạm Thanh Thủy lại thất bại cũng trước một cặp VĐV của Malaysia ở tứ kết nội dung Snooker đôi nam.
Co thu Tran Phi Hung. Anh: Vnexpress
Cơ thủ Trần Phi Hùng. Ảnh: Vnexpress


- Tại nội dung 50m súng trường nữ, các xạ thủ Việt Nam gồm Dương Thị Luyến/Lê Thị Anh Đào/Nguyễn Thị Hằng đã thi đấu không tốt, đạt thành tích rất thấp nên chung cuộc chỉ xếp thứ 5/5 đội tham dự. HCV nội dung này thuộc về đoàn Thái Lan. Ngoài ra, cũng chẳng VĐV nào lọt vào loạt bắn chung kết xác định HCV cá nhân nội dung này.

- Tai nội dung thứ 2 của 10 môn phối hợp (nhảy xa), Nguyễn Văn Huệ đạt thành tích tốt thứ 3 còn Nguyễn Huy Thái chỉ xếp thứ 4. Sau hai nội dung, Nguyễn Văn Huệ có tổng điểm 1673, tạm đứng thứ 4 chung cuộc.

- Tiếp đến, nam VĐV Nguyễn Trọng Hình cũng vượt qua vòng loại chạy 100m nam với thời gian 10 giây 59 song đây là thành tích kém nhất vòng loại. Một VĐV của Philippines đạt thành tích tốt nhất ở vòng loại với 10 giây 28. Xem ra, cơ hội để Hinh đoạt huy chương vào chiều tối nay là cực thấp.

- Tại nội dung vòng loại chạy 100m nữ môn điền kinh, hai VĐV Nguyễn Thị Oanh và Lưu Kim Phụng đều đạt thành tích đủ (lần lượt là 11 giây 89 và 11 giây 73) để tham dự chung kết diễn ra vào chiều nay. Một VĐV của Thái Lan đạt thành tích tốt nhất ở nội dung này với 11 giây 69. Hy vọng giành vàng của chúng ta ở cự ly chạy 100m nữ không nhiều sau khi "nữ hoàng tốc độ" từng thống trị khu vực các cự ly 100m, 200m tại khu vực Vũ Thị Hương giải nghệ do chấn thương. 


- Đội Canoeing không có thêm tấm huy chương nào khi ở hai nội dung còn lại trong ngày hôm nay (K2 200m nam và K4 200m nữ), các VĐV của chúng ta đều thi đấu không thành công.

- Các nội dung của môn thể thao nữ hoàng điền kinh bắt đầu nhập cuộc. Tại bài thi đầu tiên của nội dung 10 môn phối hợp nam (chạy 100m) VĐV Nguyễn Văn Huệ về thứ tư còn đồng đội của anh, Nguyễn Huy Thái. 10 môn phối hợp từng là nội dung rất thành công của TTVN ở các kỳ Seagames khi VĐV quân đội Vũ Văn Huyện còn thi đấu và anh từng giành liên tiếp 3 HCV Seagames.

- Cuối cùng, cơn khát vàng của đội Canoeing cũng được giải tỏa. Ở chung kết nội dung C1-200m dành cho nữ, VĐV rất trẻ Trương Thị Phương (sinh năm 1999) đã thi đấu cực kỳ xuất sắc để cán đích đầu tiên với thành tích 51 giây 456, vượt qua hai VĐV của Thái Lan và Indonesia để mang về tấm HCV đầu tiên trong ngày 9/6 cho TTVN. Vậy là, đội Canoeing đã góp tên vào danh sách đoạt HCV Seagame 28 cho đoàn thể thao Việt Nam. Sau thành công của Trương Thị Phương thì đội canoeing có thêm một tấm HCĐ ở nội dung K2-200m dành cho nữ của hai VĐV Đỗ Thị Thanh Thảo - Vũ Thị Linh.
Truong Thi Phuong khoc sau khi gianh HCV o mon Canoeing
Trương Thị Phương khóc sau khi giành HCV ở môn Canoeing. Ảnh: Zing


- Đội Canoeing Việt Nam vẫn chỉ giành được HCĐ (trước đó, đội đã có 2 tấm HCĐ). Tại chung kết nội dung K1-200 m nữ, VĐV Đỗ Thị Thanh Thảo đã về đích thứ 3 sau VĐV chủ nhà Singapore và Indonesia để đoạt HCĐ.

- 8h30: Ánh Viên bước vào vòng loại nội dung thi đấu cuối cùng trong ngày: 200m tự do nữ. Đây chính là thế mạnh và sở trường của cô mà chính vì thế, Ánh Viên mới quyết định bỏ một nội dung (100m ngửa) để dồn sức cho nội dung này. Ánh Viên bơi ở lượt 2 (lượt 1 có sự tham dự của Nguyễn Thị Diệu Linh và cô đã giành quyền vào chung kết) và cô tiếp tục thi đấu theo kiểu dưỡng sức nhưng vẫn về thứ hai để lọt vào chung kết. Tuy vậy, xét tổng thể, Ánh Viên chỉ đạt thành tích tốt thứ 5 vòng loại.


- Cùng với bơi lội, đội Canoeing Việt Nam cũng ra quân các nội dung chung kết vào đầu giờ sáng. Tuy vậy, các tay chèo của chúng ta vẫn chưa thể mang về cho nước nhà một tấm HCV nào. Ở nội dung chung kết K4-200 m, các VĐv Nguyễn Tường, Trương Văn Hoài, Trần Văn Vũ, Lê Văn Dũng chỉ về thứ 5 chung cuộc. Sau đó, VĐV Trần Xuân Đạt cũng chỉ về thứ 5 nội dung C1-200 m nam.

- 8h15: Nội dung thứ 3 trong buổi sáng của môn bơi lội là vòng loại 100m ngửa nữ và trước giải Ánh Viên có đăng ký tham dự. Tuy nhiên vào phút chót, cô gái sinh năm 1996 người Cần Thơ đã quyết định bỏ cuộc. Xem ra, sau khi không thể có thêm HCV nào trong 2 ngày thi đấu vừa qua, Ánh Viên đã phải giảm bớt nội dung thi đấu không có nhiều cơ hội giành huy chương để dồn sức vào sở trường hòng kiếm thêm vàng cho tổ quốc.

- 8h10: Tiếp theo đến vòng loại nội dung 100m bướm với sự góp mặt của kình ngư Hoàng Quý Phước. Anh bơi ở lượt 1 và về đích thứ 2 sau VĐV Dylan Long Hai Koo của chủ nhà Singapore với thành tích 55 giây 47. Chừng đó là quá đủ để VĐV bơi lội của Đà Nẵng lọt vào chung kết song chỉ xếp thứ 5/8. Lượt bơi thứ hai có sự tham gia của một VĐV Việt Nam khác, Phan Gia Mẫn. Tuy nhiên, kình ngư 18 tuổi lần đầu dự Seagames này chỉ đạt thành tích 58 giây 14, không đủ để có mặt ở chung kết.

- 8h00: Như thường lệ, vòng loại các nội dung môn bơi lội bắt đầu diễn ra. Đầu tiên là nội dung 200m bướm nữ với sự tham gia của cô gái vàng Ánh Viên và Lê Thị Mỹ Thảo. Cái tên mới nhất của đội bơi lội Việt Nam và lần đầu dự Seagames, Mỹ Thảo bơi ở lượt 1 gồm 4 VĐV và cô về đích thứ hai với thành tích 2 phút 20 giây 03. Kình ngư Ánh Viên bơi ở lượt 2 và có vẻ cô quyết định không bung sức mà chỉ bơi vừa phải, hợp lý đủ để giành quyền tham dự lượt bơi chung kết. Rốt cục, Ánh Viên chỉ đạt thành tích tốt thứ 4 vòng loại (2 phút 19 giây 34), kém khá xa so với chính cô. Thực ra, đó là lựa chọn phù hợp bởi suốt từ ngày khởi tranh, Ánh Viên liên tục tham dự nhiều nội dung nên đòi hỏi cần phải phân phối sức kỹ lưỡng nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra. Mỹ Thảo cũng giành quyền dự lượt bơi chung kết vào chiều nay.



Bongda24h

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục