Một tiền vệ giàu sức mạnh, sở hữu lối chơi quyết liệt cùng những cú nã đại bác reo rắc nỗi kinh hoàng cho hàng phòng ngự đối phương. Nhắc đến Torsten Frings, người ta không thể nào không nhớ đến những tháng ngày được chứng kiến một gã đàn ông với mái tóc dài bồng bềnh trong gió, một gương mặt lãnh đạm, cương nghị dưới vóc dáng đậm người của một cầu thủ Đức điển hình. Cùng với Michael Ballack, anh chính là một viên gạch vô cùng quan trọng đã tạo nên nền móng cho cuộc cách mạng của bóng đá Đức sau
Giai đoạn đầu thập niên 2000s chứng kiến Die Mannschaft thi đấu cực kỳ bết bát trên đấu trường quốc tế, đặc biệt là VCK EURO 2000 (ĐT Đức bị loại từ vòng bảng). Tại World Cup 2002, mặc dù lọt vào đến tận trận chung kết (thua Brazil) nhưng xuyên suốt chặng hành trình của thầy trò HLV Rudi Voller trên đất châu Á, người ta chủ yếu chỉ nhắc đến Michael Ballack và Oliver Kahn, những ngôi sao sáng giá nhất mà bóng đá Đức sở hữu vào thời điểm bấy giờ. Thậm chí, không ít người còn cho rằng “Những cỗ xe tăng” trong khoảng thời gian suốt từ năm 2000 đến 2006 là một thời kỳ gần như chỉ gắn liền với tên tuổi của hai cầu thủ này. Mặc dù vậy, nếu như được chứng kiến Torsten Frings thi đấu và cống hiến cho ĐT Đức, có lẽ người ta đã phải nghĩ khác.
Trên thực tế, Frings đã có giải đấu lớn đầu tiên trong màu áo ĐTQG từ World Cup 2002. Là một cầu thủ tương đối toàn diện khi có thể thi đấu ở tất cả các vị trí thuộc hàng tiền vệ, thậm chí hậu vệ cánh, ngôi sao khoác áo Bremen đã được HLV Voller lựa chọn cho vai trò wing-back phải trong sơ đồ 3 hậu vệ. Hai năm sau, Frings tiếp tục được triệu tập đến tham dự VCK EURO 2004 nhưng lần này lại được xếp đá tiền vệ cánh trái. Phải tới khi Jurgen Klinsmann lên nắm quyền thì vị chiến lược gia này mới kéo Frings vào chơi cùng Ballack ở khu trung tuyến, mở ra một thời kỳ chuyển giao mới cho nền bóng đá Đức.
Cần phải nhấn mạnh rằng, World Cup 2006 là bước ngoặt vô cùng quan trọng đã thay đổi định hướng trong lối chơi của ĐT Đức. Từ một hình ảnh xù xì, cũ kỹ trong quá khứ với lối chơi phòng ngự chắc chắn, kỷ luật, Die Mannschaft dưới thời HLV Klinsmann đã dần chuyển sang phong cách tấn công rực lửa, cuốn hút và tốc độ. Dưới hệ thống ấy, nếu như Ballack là “hạt nhân” trong vai trò của một số 10 toàn năng thì Frings chính là bệ đỡ phía sau, một chiếc mỏ neo vững chắc nhất để những Podolski, Schweinsteiger, Klose… có thể thoải mái tung hoành bên trên.
Là một cầu thủ thi đấu phần nhiều dựa vào thể chất nhưng ngôi sao của Bremen không hề thiếu đi sự điềm đạm và tinh tế khi cần thiết. Frings mạnh mẽ với nguồn năng lượng dồi dào nhưng cũng đồng thời là điểm cung cấp, luân chuyển bóng hết sức đáng tin cậy. Khi mà bóng đá Đức chưa thể ngay lập tức sản sinh ra một dàn hảo thủ tấn công cùng đẳng cấp so với những đối thủ có truyền thống chơi bóng ngắn như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Brazil, Argentina… thì việc duy trì sự cân bằng trong đội hình là điều vô cùng cần thiết.
Không ai khác, Frings chính là nhân tố làm nhiệm vụ kết nối giữa hàng công và hàng thủ Die Mannschaft.
Bên cạnh đó, người ta cũng luôn nhớ về cái tên Frings như một tiền vệ sở hữu khả năng tung ra những cú sút xa thượng thặng. Có lẽ chẳng ai quên được tình huống nã đại bác kinh điển mà cầu thủ sinh năm 1976 từng thực hiện vào lưới Costa Rica trong ngày khai mạc World Cup 2006. Ở khoảng cách từ hơn 30 mét, Frings sút bóng sống cực căng, đưa trái bóng đi thẳng vào góc cao khung thành đối phương, ấn định thắng lợi chung cuộc 4-2 cho người Đức.
Tại giải đấu năm ấy, mặc dù thầy trò HLV Klinsmann chưa thể bước lên ngôi vị cao nhất sau thất bại trước Italia ở vòng bán kết nhưng những gì mà Die Mannschaft làm được đã thực sự mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ chứng kiến bóng đá Đức trở nên linh hoạt, uyển chuyển nhưng vẫn duy trì được đặc tính truyền thống kỷ luật, khoa học và chính xác. Cá nhân Frings chính là nét chấm phá ngoạn mục cho sự pha trộn giữa màu sắc mới cùng với chất Đức cổ điển hài hòa trong tập thể một đội bóng đang bước vào công cuộc chuyển giao thế hệ.
Torsten Frings: Kẻ mang trong mình chất Đức cổ điển
Sở hữu mái tóc dài lãng tử, vóc dáng dày người điển hình của một cầu thủ Bắc Âu, không có gì bất ngờ khi ngoài đời, Frings cực kỳ đam mê nhạc rock. Phía sau những hình xăm hầm hố trên cơ thể, chính là tâm hồn của một người đàn ông mạnh mẽ nhưng cũng đặc biệt giàu nội tâm và luôn giữ được sự lãnh đạm trên sân cỏ. Cùng với Ballack, tiền vệ đội trưởng của Bremen tiếp tục là bệ phóng cho trục dọc của ĐT Đức tại VCK EURO 2008. Mặc dù thất bại trước Tây Ban Nha trong trận chung kết nhưng tất cả đều hiểu rằng, người Đức rồi sẽ sớm trở lại và đạt được vinh quang cho cuộc cách mạng của mình.
Khoảng thời gian sau này, Die Mannschaft cuối cùng đã hoàn thành được ước nguyện với chức vô địch World Cup 2014, bằng một lối chơi tấn công sáng tạo đầy quyến rũ. Thế nhưng, chính trong những ngày được chứng kiến hàng tiền vệ ĐT Đức chơi bóng kỹ thuật, mềm mại và uyển chuyển giống như một bản nhạc, bỗng dưng người ta chợt nhớ về chút gì đó phong trần và bụi bặm từ quá khứ. Một thứ gì đó dường như quen thuộc hơn, có thể không quá lãng mạn và nhẹ nhàng nhưng lại rất giàu cảm xúc. Chất rock trong con người của Frings, hay nói đúng hơn là chất Đức cổ điển, chính là một hình ảnh đại diện cuối cùng cho những giá trị xưa cũ.
Chẳng có vinh quang nào dành cho cái tên Torsten Frings cả, thế nhưng cuộc cách mạng của nền bóng đá Đức thì chắc chắn sẽ nhớ đến đội trưởng của Werder Bremen như một viên gạch quan trọng bậc nhất. Hơn hết, Frings chính là một dấu lặng đầy hoài niệm kết nối giữa hai thời kỳ mà Die Mannschaft đan xe lẫn lộn giữa những giá trị hiện đại và cổ điển.
Khi Xuân Son tỏa sáng trong trận ra mắt ĐT Việt Nam, một bộ phận khán giả bỉ bôi Tiến Linh và bắt đầu đưa ra những sự so sánh để nâng tầm “tân binh” mang áo số 12…
Nguyễn Xuân Son đang tận hưởng thời khắc đẹp nhất trong sự nghiệp của anh và chúng ta, những người hâm mộ bóng đá Việt Nam cũng đang tận hưởng một trung phong có lẽ chưa từng có của ĐT Việt Nam.
Trong khi Pep Guardiola đang cố gắng chấm dứt chuỗi phong độ tệ hại nhất của CLB trong 1 thập kỷ, Cole Palmer, Jadon Sancho, Romeo Lavia và Tosin Adarabioyo đang cùng HLV Enzo Maresca làm nên cuộc cách mạng tại Chelsea.
Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.
“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.