Thương vụ trao đổi Arthur - Pjanic: Sai lầm của Barcelona?

Tác giả CG - Thứ Ba 30/06/2020 17:00(GMT+7)

Zalo

Johan Cruyff từng nói “Tiền bạc nên ở trên sân chứ không phải trong ngân hàng”. Nhưng giờ Barcelona cần nó trong tài khoản, càng sớm càng tốt. Những người chỉ trích sẽ nói Arthur không phải Xavi, và có lẽ họ sẽ đúng. Nhưng ngay cả Xavi cũng không phải Xavi cho đến năm 28 tuổi. Arthur chỉ mới 23 và được kỳ vọng sẽ ở lại CLB nhiều năm. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 1 tuần sau khi Messi bước sang tuổi 33, Arthur đã rời đi, để lại một dấu hỏi to lớn về tầm nhìn của CLB.

Sự ra đi của Arthur không liên quan nhiều đến bóng đá bằng khía cạnh tài chính. Điều này giúp giải thích một thỏa thuận nhìn bên ngoài khá kỳ quặc khi Barcelona và Juventus trao đổi cầu thủ và đội bóng Italy phải trả nhiều hơn 10 triệu euro. 70 triệu euro, họ nói đó là số tiền đáng giá.

Đẩy Arthur ra đi Sai lầm của Barcelona hình ảnh

Hãy thử tưởng tượng ở một thời điểm nào đó, mọi thứ diễn ra hoàn hảo theo góc nhìn của Barcelona. Hãy thử tưởng tượng trong 1 năm, thỏa thuận bán Arthur Melo cho Juventus với giá 72 triệu euro (cộng thêm 10 triệu euro bổ sung nếu có thể) và chiêu mộ Miralem Pjanic từ Juventus với giá 60 triệu euro (cộng thêm 5 triệu euro bổ sung nếu có thể) thành công đến mức những số tiền kia không còn trông như bị thổi phồng lên nữa. Bạn hãy thử tưởng tượng nó sẽ trở thành một món hời mà xem. Đúng, ngay cả khi hóa đơn tiền lương có tăng lên đi chăng nữa. Hãy tưởng tượng toàn bộ sự việc giống như một ý tưởng thành công xuất sắc.
 
Hãy tưởng tượng Pjanic đúng là mẫu cầu thủ mà Barcelona cần; hãy nghĩ xem nếu họ vô địch LaLiga và Champions League với bản hợp đồng mới của họ. Hãy tưởng tượng nếu anh ghi bàn thắng đem về chức vô địch cho họ. Cùng thời điểm đó, Arthur chẳng làm được gì ở Juve. Hãy tưởng tượng tiền vệ người Brazil gần như không được thi đấu, chấn thương hoặc thiếu quyết tâm và một vài nhân vật ở Camp Nou sẽ thích điều đó.
 
Tưởng tượng tất cả điều này thành sự thật thì thương vụ này vẫn là một thất bại. Tuy nhiên điều đó cho thấy trục trặc mang tính hệ thống. Sự ra đi của Arthur không khiến một số người hâm mộ buồn phiền và chắc chắn sự xuất hiện của Pjanic cũng vậy. Hãy tưởng tượng thương vụ này là một bước đi đúng đắn nhưng sau cùng vẫn vì những lý do sai lầm.
 
Kể từ khi gia nhập Barcelona vào năm 2018, Arthur đã đá chính ít hơn 50% số trận của họ. Tiền vệ người Brazil dính khá nhiều chấn thương. Anh cũng bị cáo buộc về những cuộc đi chơi đêm do truyền thông địa phương báo cáo. Cầu thủ được coi là “Xavi mới” mới chỉ ghi 4 bàn và có 4 kiến tạo. 
 
Nhưng đó không phải là lý do để anh rời đi. Một cuộc thăm dò của tờ Sport mới đây đã đặt câu hỏi “Bán anh với mức giá 70 triệu euro có phải ý tưởng hay” và 77% số người thực hiện cho rằng Barcelona không nên bán tiền vệ người Brazil. Arthur không muốn ra đi nhưng anh buộc phải đẩy cánh cửa bước ra. Và ban huấn luyện Barcelona cũng không muốn để anh ra đi.
 
Sự ra đi của Arthur không liên quan nhiều đến bóng đá bằng khía cạnh tài chính. Điều này giúp giải thích một thỏa thuận nhìn bên ngoài khá kỳ quặc khi Barcelona và Juventus trao đổi cầu thủ và đội bóng Italy phải trả nhiều hơn 10 triệu euro. 70 triệu euro, họ nói đó là số tiền đáng giá.
 
Trên một thị trường chuyển nhượng hậu đại dịch COVID-19, giá trị của 2 cầu thủ như vậy là khá cao. Tuy nhiên những khoản phí này sẽ không tồn tại độc lập, tức là Pjanic chỉ “có giá” 60 triệu euro vì Arthur “đáng giá” 70 triệu euro và ngược lại. Bằng cách đặt ra mức giá càng cao càng tốt, cả 2 CLB đã tìm ra giải pháp cho một phương án ngắn hạn, nhất là với trường hợp Barcelona.

Arthur vs Pjanic
Đây là thương vụ giúp Juventus và Barcelona có thể đạt lợi nhuận trước khi năm tài chính sẽ khép lại vào tháng này. “Tiền” đến là thu nhập ngay lập tức. Tiền đi được trải đều trong suốt khoảng thời gian hợp đồng của họ qua khấu hao. Với Barcelona, nhất là ban lãnh đạo đội bóng xứ Catalonia, thương vụ này đặc biệt quan trọng.
 
Thời gian gần đây, 2 nhà báo Sam Marsden và Moi Llorens của ESPN đã giải thích về việc Barcelona cần tăng doanh thu lên 124 triệu euro trong mùa giải này. Điều đó khiến họ rơi vào tình thế phải tìm ra khoảng 60 triệu euro trước ngày 1 tháng 7. Và đó là trước khi ảnh hưởng của đại dịch được tính đến. Nếu không làm được, ban lãnh đạo sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ 15%, theo luật 1990 đặt lên cấu trúc CLB. Đó là lý do Barcelona rất muốn hoàn tất thương vụ này và một thương vụ trao đổi kỳ lạ như thế lại diễn ra.
 
Vấn đề của Barcelona chính là xây dựng đội hình và cấu trúc đội bóng, toàn bộ tổ chức. Tính kế thừa của đội bóng đã bị phá vỡ, sự chuyển giao bị xé nát, một kế hoạch bị vỡ vụn. Đây là bức tranh lớn hơn chứ không chỉ đơn thuần là câu chuyện về riêng Pjanic nữa.
 
Năm 2014, Luis Suárez, Ivan Rakitic và Marc-Andre ter Stegen gia nhập CLB. Đó là kỳ chuyển nhượng cuối cùng do Andoni Zubizarreta điều hành trước khi ông bị sa thải khỏi cương vị giám đốc thể thao. Mùa hè năm sau, họ giành cú ăn 3 nhưng có lẽ sau đó mọi thứ đã thay đổi. Kể từ đó, Barcelona chiêu mộ Arda Turan, Aleix Vidal, Andre Gomes, Paco Alcácer, Samuel Umtiti, Lucas Digne, Jasper Cillessen, Denis Suárez, Marlon, Yerry Mina, Gerard Deulofeu, Nelson Semedo, Paulinho, Ousmane Dembele, Philippe Coutinho, Jean-Clair Todibo, Kevin-Prince Boateng, Jeison Murillo, Arturo Vidal, Arthur, Clement Lenglet, Malcom, Antoine Griezmann, Frenkie De Jong, Neto, Junior Firpo, Emerson và Martin Braithwaite.

Tuy nhiên một nửa trong số đó đã không còn ở đội bóng nữa. Với De Jong, còn quá sớm để đánh giá trong khi Dembele và Griezmann vẫn đang ở lưng chừng của sự nghi ngờ. Dù một vài bản hợp đồng được xem là giải pháp ngắn hạn nhưng đó là những cầu thủ có giá trị hàng tỷ euro. Và bao nhiêu người trong số đó có thể được coi là thành công về mọi mặt? Không hề. Số tiền mà Barcelona thu về từ việc bán Neymar đã được dùng như thế nào? Họ tiếp tục bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn.
 
Đẩy Arthur ra đi Sai lầm của Barcelona hình ảnh
Neymar từng là cầu thủ được coi như tương lai của Barcelona, thi đấu bên cạnh Messi và kế thừa vị trí của huyền thoại người Argentina. Thế nhưng đội bóng lại không thể ngăn anh ra đi (cũng như không thể đưa anh trở lại dù Neymar rất muốn điều đó). Phần lớn số tiền bán Neymar đã được chi cho Coutinho. Tuy nhiên, cầu thủ được kỳ vọng khỏa lấp vị trí Iniesta lại đang bật bãi và nhiều khả năng sẽ ra đi chính thức.
 
Hiện tại, Arthur đã rời đi, chủ yếu vì trong số những cầu thủ mà ban lãnh đạo Barcelona có thể gây áp lực thì anh là người họ có thể thuyết phục. Ngay cả khi mọi thứ sau đây diễn ra hoàn hảo, Pjanic tỏa sáng còn Arthur thì không, thì đây vẫn là thất bại. Vấn đề không chỉ là Barcelona đã bán đi cầu thủ người Brazil mà bởi đội bóng xứ Catalonia đã bán đi một bản hợp đồng chiến lược đại diện cho việc kết nối lại với bản sắc và danh tính của họ.
 
Có thể lúc này mọi người sẽ bật cười vào danh xưng “Xavi mới”, tuy nhiên đó không phải là cái tên do truyền thông đặt cho. Chính CLB đã gọi như vậy. Giám đốc thể thao Robert Fernández đã nói điều đó. Nhưng giờ ông không còn là giám đốc thể thao của Barca nữa. Messi cũng so sánh tiền vệ người Brazil với Xavi và bản thân Xavi cũng nói Arthur có “DNA của Barcelona”.
 
Nhưng giờ đây, anh đã là cầu thủ của Juventus.
 
Johan Cruyff từng nói “Tiền bạc nên ở trên sân chứ không phải trong ngân hàng”. Nhưng giờ Barcelona cần nó trong tài khoản, càng sớm càng tốt. Những người chỉ trích sẽ nói Arthur không phải Xavi, và có lẽ họ sẽ đúng. Nhưng ngay cả Xavi cũng không phải Xavi cho đến năm 28 tuổi. Arthur chỉ mới 23 và được kỳ vọng sẽ ở lại CLB nhiều năm. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 1 tuần sau khi Messi bước sang tuổi 33, Arthur đã rời đi, để lại một dấu hỏi to lớn về tầm nhìn của CLB.
 
Lược dịch từ bài viết “Barcelona swapping Arthur for Pjanic was a business move but for all the wrong reasons” của tác giả Sid Lowe trên ESPN FC.

CG

Xem thêm:
Chuyện gì đang xảy ra ở Barcelona?
Những nhân tố chủ chốt trong đội hình vô địch Champions League mùa giải 2014-2015 như Suarez, Messi, Pique vẫn còn đứng vững ở sân Nou Camp, tuy nhiên, họ...
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Charles De Ketelaere: Gọi giấc mơ về xứ Bergamo

Sau những tháng ngày vỡ mộng tại kinh đô thời trang Milan hoa lệ, cuối cùng thì Charles De Ketelaere đã có thể tìm lại chính mình ở Atalanta, một đội bóng dù nhỏ nhưng lại đang mơ những giấc mơ lớn nhất trên hành trình chinh phục bóng đá Ý và châu Âu.

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Với tài năng xuất chúng, Nguyễn Xuân Son có thể không phải một ví dụ điển hình, nhưng vẫn là trường hợp đáng tham khảo cho bất kỳ ai trong chúng ta. Bất kỳ ai đang bước đi mà mang theo sự biết ơn, chân thành và niềm nở bên mình. Đó là 3 lớp kính chồng tạo nên phép màu “vạn hoa” của trung phong số một Việt Nam hiện tại.

X
top-arrow