Chẳng có chiếc phong bì nào hết. Đó là cách ông xây dựng nền tảng cho các cầu thủ, hay như cách ông nói: “Đó chỉ là một thử thách với họ vì ứng xử với thành công không hề dễ dàng.”
Sự lặp lại của bóng đá là điều then chốt khi tập luyện nhưng không phải trong các buổi họp. Ferguson từng nghe chuyện về một HLV bắt đầu buổi họp đội theo cách mà “bạn đã nghe tới 1000 lần” và một cầu thủ tếu táo đáp lại rằng “một nửa thời gian buổi họp đó tôi sẽ ngủ gật”. Đây không phải phong cách của Ferguson. Mọi buổi họp hay nói chuyện đều rất quan trọng vì thế ông vẫn luôn đổi mới và sáng tạo. Điều này tiếp tục thể hiện tầm ảnh hưởng của Sir Alex. Nếu không ai lắng nghe, tầm ảnh hưởng của bạn sẽ giảm đi. Để tránh điều ấy, Ferguson kể chuyện cho các học trò.
Ông sẽ nói về chiến tranh, các vận động viên xuất sắc, các nhà lãnh đạo thế giới hay thậm chí là một buổi hòa nhạc của Andrea Bocelli. Đây là một bí quyết nho nhỏ giúp người nghe tập trung và lưu trữ thông tin. Điều quan trọng là làm cho chúng nghe không giống thông tin. Đầu óc của chúng ta rất lười biếng. “Đốt cháy” những “lối mòn thần kinh” bằng một cái gì đó mới mẻ là cách thú vị để nắm bắt và kích thích sự sáng tạo của cầu thủ. Sử dụng cách này trong đội, thường là sau bữa ăn, tạo ra hiệu quả khá cao.
Những cuộc họp hay nói chuyện trước toàn đội của Sir Alex luôn rất hiệu quả. Đó là điều làm nên những câu chuyện mang tính huyền thoại về chiến lược gia Scotland. Không phải thể hình, thể lực mà bền bỉ mới là đặc tính quan trọng. Điều này gắn với khả năng của câu lạc bộ và cầu thủ có cố gắng làm việc để đạt được mục tiêu hay không, những mục tiêu dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Các khía cạnh chính của tính bền bỉ là sự đam mê, khát vọng, kỷ luật, tự giác và sự lạc quan.
Dựa trên tất cả những điều này, Fergie đã có cuộc nói chuyện quan trọng và mang tính ảnh hưởng nhất trước toàn đội ở trận chung kết Champions League 1998/1999: “Cuối trận đấu này, chiếc cúp châu Âu sẽ chỉ cách các cậu 1m, các cậu sẽ không thể chạm vào nó nếu chúng ta thua cuộc. Và với nhiều người trong số các cậu, đó là khoảng cách gần nhất từng tiếp cận. Các cậu đừng có quay trở lại đây khi mà không nỗ lực hết mình.”
Tất cả mọi thứ đã được chuẩn bị khi tập luyện trước trận. Ông biết giờ đây mọi thứ phụ thuộc vào các cậu thủ. Thái độ và tần suất hoạt động sẽ thể hiện khoảng cách giữa họ và vinh quang là bao xa. Bằng cách nhấn mạnh vào cảm giác tiêu cực của sự thất bại và sự dai dẳng của chúng trong cuộc đời họ, ông đã giúp đội bóng thay đổi định mệnh.
Manchester United sẽ không bao giờ buông xuôi cho tới khi tiếng còi chung cuộc vang lên và điều này đã ngấm vào máu các cầu thủ. Hiện tại rất quan trọng nhưng nó phải được xây dựng với mục tiêu hướng tới vinh quang lớn hơn trong tương lai. Mọi nhà lãnh đạo vĩ đại đều nghĩ như vậy. Thế nhưng không phải ai cũng dùng cách của Ferguson để biến điều đó thành sự thật.
Có một sự việc mà đến nay vẫn thường được đề cập trong các cuốn sách về tâm lý học cho thấy nhà cầm quân người Scotland chính là bậc thầy của những thủ thuật tâm lý. Manchester United giành chức vô địch Quốc gia năm 1993, danh hiệu đầu tiên sau 26 năm chờ đợi. Điều này thật tuyệt vời tới nỗi Ferguson đã lo các cầu thủ sẽ mất kiểm soát trong các buổi lễ ăn mừng rồi đánh mất sự tập trung sau đó. Ông đã lập một kế hoạch để đảm bảo chắc chắn điều đó không xảy ra.
|
Ronaldo luôn là học trò giỏi của Sir |
Ông bảo các học trò ngồi xuống và nói “Tôi đã viết ra 3 cái tên rồi bỏ chúng vào một phong bì. Đó là 3 cầu thủ sẽ khiến chúng ta thất vọng mùa tới”. Rất tự nhiên, các cầu thủ không muốn mình nằm trong 3 cái tên đó. Nhưng nếu tên họ nằm trong chiếc phong bì kia, họ cũng muốn chứng minh người thầy mình đã sai. Họ muốn thách thức suy nghĩ của HLV.
Ferguson sau này tiết lộ ông tiếp tục làm điều tương tự ở mùa giải sau. Ông cũng cũng cho biết thực ra chẳng có chiếc phong bì nào hết. Đó là cách ông xây dựng nền tảng cho các cầu thủ, hay như cách ông nói: “Đó chỉ là một thử thách với họ vì ứng xử với thành công không hề dễ dàng.”
Thành công luôn là điều phải nằm trong đầu. Lật ngược lại vấn đề thì điều đó bắt nguồn từ một câu hỏi về bản ngã cho tới thời điểm thúc đẩy họ về phía trước. Trong cuốn “Flipnosis: The Art of Split-Second Persuasion” (Flipnosis: Nghệ thuật thuyết phục trong tích tắc”, tác giả Kevin Dutton giải thích: “Khả năng thuyết phục của Ferguson mạnh mẽ tới nỗi khiến tất cả mọi người đều yếu ớt như nhau. Điều đó chọc thẳng vào nhu cầu đặc biệt và sâu thẳm nhất trong con người là được làm thành viên một tập thể.” Điều này cần xuất phát từ bản năng sinh tồn cơ bản của chúng ta.
|
Sir Alex |
Không thành công nào đến một cách dễ dàng cả. Đôi khi sử dụng những thủ thuật tâm lý có thể phải xảo trá, ma mãnh một chút nhưng như thế còn tốt hơn là thua trận. Với một câu lạc bộ như Manchester United, thua cuộc là điều không được phép, chúng không nằm trong DNA của họ. Sir Matt Busby là một nhà vô địch. Sir Alex Ferguson cũng vậy. Bất cứ ai đến tiếp theo cũng nên khôn khéo sử dụng những kỹ thuật ấy trong cách dụng binh để nối dài di sản câu lạc bộ.
Với Ferguson, không phải lúc nào ông cũng là ngài “máy sấy tóc”. Ông là người đàn ông ân cần, chu đáo. Ông nuôi dưỡng các tài năng và tạo ra một đội bóng mang bản sắc địa phương có thể cạnh tranh với những siêu sao quốc tế. Ông chi phối được các cầu thủ nhưng chỉ để biến họ trở thành những nhà vô địch. Phương pháp tâm lý học của ông dựa trên lời khen ngợi và sự tích cực đồng thời khẳng định sự tự tôn và duy trì một tiêu chuẩn một cụ thể. “Với một cầu thủ - và với bất cứ con người nào – chẳng còn gì thích hơn là được khen ‘làm tốt lắm’. Đó là những từ tuyệt vời nhất được phát minh ra trong thể thao. Bạn đừng dùng những gì quá cao siêu.”
Nếu Ferguson là vua của ông Manchester United thì Eric Cantona đích thị là hoàng tử. Tiền đạo người Pháp từng nói về thầy của mình: “Tôi nghĩ một nhà tâm lý học giỏi cũng quan trọng như một chiến thuật gia. Thậm chí là hơn: Và Ferguson là như thế.” Hy vọng rằng ban lãnh đạo Quỷ đỏ sẽ tiếp tục giữ suy nghĩ này và có thể tham khảo ý kiến của nhà cầm quân Scotland để bước qua giai đoạn ảm đạm hiện tại.
Những con số thống kê đã có được chỗ đứng vững chắc trong đời sống bóng đá, đặc biệt là hơn nửa thập kỷ qua. Khoa học và các con số chắc chắn rất quan trọng nhưng cảm xúc và trái tim cũng có vị trí không kém cạnh. Manchester United đã nhiều lần chứng minh điều đó. Hy vọng rằng khi xây dựng lại nền tảng trên sự tận tụy, quyết tâm và tinh thần đồng đội – được bổ sung thêm bởi phương pháp tâm lý học xã hội đặc trưng của Sir Alex – họ sẽ trở lại với hình ảnh một đội bóng có thể làm bất cứ điều gì.
Lược dịch từ bài viết "The social psychology that Manchester United have missed, and must reclaim, since Sir Alex Ferguson's departure" của tác giả Edd Norval.
CG (TTVN)