Scott McTominay và cột mốc 4000 trận của lò đào tạo Carrington

Tác giả KDNX - Chủ Nhật 15/12/2019 11:56(GMT+7)

Zalo

Trận đấu gặp Everton vào chủ nhật tuần này sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng khác với tiền vệ người Scotland Scott McTominay nói riêng cũng như lò đào tạo Carrington: trận đấu thứ 4000 của các học viên thuộc lò đào tạo này.

Scott McTominay là cái tên gần đây nhất của lò đào tạo Manchester United, lò đào tạo đã sản sinh ra Những cậu nhóc của Busby (Busby Babes), George Best và thế hệ huyền thoại năm 92 (Class of 92). Trận đấu gặp Everton vào chủ nhật tuần này sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng khác với tiền vệ người Scotland nói riêng cũng như lò đào tạo Carrington: trận đấu thứ 4000 của các học viên thuộc lò đào tạo này.

Scott McTominay và cột mốc 4000 trận của lò đào tạo Carrington hình ảnh
 
McTominay được đôn lên đội một bởi Jose Mourinho khi mới 20 tuổi trong trận thua 2-0 trước Arsenal vào tháng 5 năm 2017. Khi kết thúc mùa giải đó, anh được nhận danh hiệu cầu thủ của mùa do HLV bầu chọn.
Chàng trai được đem về lò đào tạo kể từ năm 5 tuổi qua một trung tâm phát triển tài năng ở Preston. Anh là những gì tuyệt nhất của một hệ thống đã đào tạo ra những cầu thủ trứ danh như Ryan Giggs, Bobby Charlton, Bill Foulkes, Paul Scholes và Gary Neville.
 
Trước trận đấu đánh dấu cột mốc 4,000 này của mình, anh phát biểu: "Thật tuyệt vời. Thời còn thi đấu cho đội trẻ, các thành viên của BHL đã nói về những trận đấu có sự góp mặt của các cầu thủ trẻ từ học viên. Đến được cột mốc thứ 4000 thực sự phi thường, một điều có công rất lớn của ban huấn luyện, những người đã đầu tư công sức vào mọi cầu thủ từng ra sân."
 
Mọi sự bắt đầu từ ngày 30 tháng 10 năm 1937 ở trận thua 1-0 trên sân của Fulham. Ở trận đấu đó, Tom Manley và Jackie Wassall được tung vào sân. Trong 8 thập kỷ kể tiếp, Man United lần lượt trở thành bệ phóng cho những cái tên như Dennis Viollet ( Thập niên 40), Ducan Edwards (Thập niên 50), Best (Thập niên 60), Norman Whiteside (Thập niên 70), Giggs (Thập niên 80), Scholes (Thập niên 90), Paul Pogba ( thế hệ 2000) và Andreas Pereira (Thế hệ 2010), những cái tên sau đó dần trở thành những tên tuổi hàng đầu của bóng đá Anh.
 
Trong số những cái tên này, nổi bật nhất vẫn là thế hệ Busby và thế hệ 92. Thế hệ Busby được đào tạo bởi Sir Matt Busby, với sự hỗ trợ của trợ lý Jimmy Murphy và tuyển trạch viên trưởng Joe Bishop.
 
Thế hệ này là hạt nhân của 2 mùa giải liên tiếp vô địch 1955-1956 và 1956-1957 trước khi 8 cầu thủ bao gồm Roger Byrne, Mark Jones, Eddie Coleman, Edwards, Billy Whelan, Tommy Taylor, David Pegg và Geoff Bent tử nạn vì tai nạn máy bay Munich vào năm 1958, trong đó phải kể đến Jackie Blenchflower, người phải giã từ sự nghiệp vì chấn thương nặng.
 
Tai nạn này đã thay đổi hoàn toàn văn hóa của học viện theo lời Nick Cox, người kế nhiệm Nicky Butt cho vị trí đứng đầu lò đào tạo này.
 
"Matt Busby từng nói rằng những người trả tiền đến sân theo dõi trận đấu đã phải dính chặt vào nhà máy cả tuần, họ đều là người địa phương. Vì vậy, trách nhiệm của chúng tôi là phải khiến họ vui, khiến họ nghĩ rằng chúng tôi cũng giống họ, chỉ khác là chúng tôi có vinh dự được ra sân. Khi có những cầu thủ trong vùng ra sân, sự gắn kết các thêm bền chặt."
 
M.U Sir Alex Class 92
M.U Sir Alex Class 92
Butt, Giggs, David Beckham, Gary và Phil Neville cùng Scholes được biết đến dưới tên gọi Thế Hệ 92 vì vai trò của một trong số họ ở chiến dịch đoạt FA Youth Cup của năm đó. Nhưng điều khiến thế hệ này của Sir Alex được nhớ đến nhiều nhất chắc chắn là cú ăn 3 lịch sử của mùa 1998-1999.
 
Họ là thế hệ thứ 2 của "Bầy Quỷ Fergie" được đào tạo dưới thời Sir Alex, người bắt đầu để mắt tới các cầu thủ trẻ từ cuối những năm 80, trong số đó là những cái tên như Russell Beardsmore và Lee Martin.
 
Cox tiếp nối những tuyển trạch viên  và HLV danh tiếng của Man United. Trong số đó phải kể đến Bob Bishop, người khám phá ra Best và Whiteside, Murphy, người giúp xây dựng lại CLB sau thảm họa cho tới khi Busby hồi phục, Eric Harrison, HLV đội trẻ từ năm 1981 tới năm 2008.
 
Cox chia sẻ: "Điều chúng tôi đang làm ở đây đó là tạo ra những cầu thủ sáng giá, những người có thể tạo ra những điều thần kỳ. Để đào tạo những cầu thủ trẻ chuẩn bị được ra sân ở Old Trafford chính là tiêu chí hàng đầu. Chúng tôi đang cố tạo ra một hệ thống giàu tài nguyên."
 
Kể cả khi không thành công ở Man United, các cầu thủ này vẫn có được thành công ở các đội bóng khác. Cox nói: "Đó là những cậu nhóc ở đội một, những cậu nhóc thi đấu chuyên nghiệp trên khắp nước, nhưng quan trọng nhất vẫn là những cậu nhóc thành công nhờ có liên hệ với chúng tôi."

Ole Gunnar Solskjaer trở thành người kế nhiệm Mourinho một phần vì niềm tin vào các tài năng "nhà trồng". HLV người Na-uy đã chứng minh niền tin của mình bằng việc chỉ tiêu 80 triệu Bảng cho thị trường chuyển nhượng mùa này, một nước đi có phần thực dụng.
 
Trận thắng 4-0 trước AZ Alkmaar ở Europa League có công của Mason Greenwood, tài năng 18 tuổi của học viện khi anh ghi 2 bàn thắng vào lưới đội bóng Hà Lan. Năm 2019, Solskjaer đã cho 9 cầu thủ khác của lò đào tạo ra sân: Tahith Chong, James Garner, Brandon Williams, Ethan Laird, Di'Shon Bernard, Dylan Levitt, Ethan Galbraith, Largie Ramazani và D'mani Mellor.
 
Có tổng cộng 12 cầu thủ thuộc học viện trong đội hình của Solskjaer. Họ thi đấu 38% số phút của đội một ở mùa 2019-2020, kiến tạo hoặc ghi 31 trong tổng số 34 bàn thắng của Man United. Trận thua 3-1 trước Brighton & Hove Albion ghi nhận số tuổi trung bình trẻ nhất của Premier League: 23 tuổi và 350 ngày.
 
Solskjaer chia sẻ: "Trao cơ hội cho các cầu thủ trẻ là truyền thống mà chúng tôi tự hào. Đó là một phần của DNA Man United, điều mà bạn có thể thấy ngay được khi mới gia nhập CLB. Các cầu thủ trẻ chỉ gây ngạc nhiên và khiến bạn ấn tượng khi họ được trao cơ hội thể hiện tài năng. 4,000 trận thực sự là một cột mốc đáng tự hào và mong rằng sẽ luôn được giữ vững."
 
MU 2-1 Tottenham: Scott McTominay
MU 2-1 Tottenham: Scott McTominay
Thế nhưng, vẫn có vài cái tên không thành công ở lò đào tạo, một trong số đó là Ravel Morrison, một cầu thủ từng được Sir Alex đánh giá rất cao nhưng vẫn không có được màn ra mắt nào và phải rời khỏi Man United vào tháng 1 năm 2012.
 
Cox chia sẻ: "Có lẽ vì cá tính của cậu bé đã gây hại cho cậu ta, nhưng cậu ta vẫn đang thi đấu ở Premier League cho Sheffield và vẫn đang làm tốt nhiệm vụ."
 
Cox là người dìu dắt Jadon Sancho khi cả hai người đều đang ở Watford. "Tôi biết cậu ta từ khi cậu ta 7 tuổi, nhưng chính Jadon Sancho đã tạo nên tên tuổi cho bản thân." Cox nói. Sancho sau đó chuyển đến Man City. Giờ đây, hai nửa Xanh-Đỏ thành Manchester bị cuốn vào cuộc đua giành chữ ký của tài năng trẻ này. Nếu nhìn vào việc thiếu vắng danh hiệu ở cấp độ trẻ kể từ năm 2011 hay ở cấp độ U18 trong 6 năm, Cox cho rằng lối tiếp cận của Man City có thể phản tác dụng.
 
Khi nhắc lại việc Phil Neville, hay gần đây là Van Persie, chọn Man City làm học viện cho con mình, ông chia sẻ: "Chúng tôi phải thực hiện mọi thứ theo cách của Man United. Ở đó, chúng tôi có những người phát triển tài năng trẻ rất tốt vốn gắn bó rất lâu như Tony Whealan, Dave Bushell và Eamon Mulvey.
 
"Chúng tôi có thể tuyển các cầu thủ từ 9 tuổi, trước đó, chúng tôi luôn cố gắng tuyển mộ nhiều cầu thủ nhất rồi mới nhóm họ lại với nhau. Đã có những cuộc tranh luận về việc điều đó có thể được thực hiện như thế nào."

"Chúng tôi thực sự, tin rằng nếu bạn bắt đầu quá sớm, tình yêu với bóng đá sẽ nhanh chóng biến mất. Chúng tôi rất vui lòng được dời tuổi đăng ký lên 10, 11. Chúng tôi muốn tạo ra một môi trường vui tươi hơn là cạnh tranh."

"Chúng tôi luôn để tâm vào những mục tiêu lớn hơn. Những cậu nhóc này sẽ ở đâu trong 10 năm tới ? Chúng tôi liệu có những cậu nhóc thi đấu ở đội một không ? Nếu thắng nhờ mua bán, bạn sẽ không thể đào tạo các cầu thủ."
 
Cox có thể có lý khi nhìn vào việc Phil Foden của Man City chật vật cho vị trí đội một kể từ Micah Richards vào năm 2005.
McTominay
McTominay và Mourinho
McTominay mô tả những giá trị mà Man United thấm nhuần. "Đều là những thứ căn bản: luôn chăm chỉ, luôn mang giày đen trước khi lên đội trẻ," anh nói "Không có cái tôi lớn, không mang đồ trang sức. Nếu cầu thủ trẻ làm thế trong căng tin, tôi sẽ là người đầu tiên lên tiếng, điều đó cũng đúng với các cầu thủ trẻ khác ở đội một cũng như HLV.
 
"Bạn không thể tưởng tượng những điều đó sẽ giúp chúng tôi tới mức nào đâu. Bạn sẽ nghĩ: "Thật vớ vẩn." Giờ đây khi nhìn lại, tôi đã thấy rằng những giá trị đó được truyền qua mọi thế hệ để mọi người đều biết các cầu thủ Man United nên trông như thế nào, một dạng di truyền mỗi khi khoác lên mình màu áo đó."
 
Tham vọng của Cox đó là tạo ra một thế hệ tài năng tươi mới và ấn tượng như thế hệ 92. "Chúng tôi cần cảm hứng để làm được điều đấy, chắc chắn là như vậy," ông nói. "Chúng tôi phải tin rằng điều đó là có thể."
 
Lược dịch từ bài viết: "Manley to McTominay: 4,000 victories for Manchester United’s academy" của tác giả Jamie Jackson đăng trên The Guardian.
 
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Charles De Ketelaere: Gọi giấc mơ về xứ Bergamo

Sau những tháng ngày vỡ mộng tại kinh đô thời trang Milan hoa lệ, cuối cùng thì Charles De Ketelaere đã có thể tìm lại chính mình ở Atalanta, một đội bóng dù nhỏ nhưng lại đang mơ những giấc mơ lớn nhất trên hành trình chinh phục bóng đá Ý và châu Âu.

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Với tài năng xuất chúng, Nguyễn Xuân Son có thể không phải một ví dụ điển hình, nhưng vẫn là trường hợp đáng tham khảo cho bất kỳ ai trong chúng ta. Bất kỳ ai đang bước đi mà mang theo sự biết ơn, chân thành và niềm nở bên mình. Đó là 3 lớp kính chồng tạo nên phép màu “vạn hoa” của trung phong số một Việt Nam hiện tại.

X
top-arrow