Ole Gunnar Solskjaer sẽ chỉ có 3 trận đấu để cứu vãn sự nghiệp cầm quân ở Manchester United, một sự nghiệp đến nay kéo dàn gần 3 năm với vô vàn những hỉ nộ ái ố.
Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!
Trận thua Liverpool cuối tuần trước của Manchester United giống như một giọt nước làm tràn ly với niềm tin của người hâm mộ dành cho Ole Gunnar Solskjaer. Thua cuộc là một nhẽ, thất bại trước đại kình địch ngay tại Old Trafford và rời sân sau một trận đấu bạc nhược là điều đáng bị chỉ trích. Man United thi đấu kém cỏi và hoàn toàn thiếu đi tính tổ chức của tập thể.
Một trong những điều khiến Solskjaer luôn bị người hâm mộ và giới chuyên môn chỉ trích chính là việc ông thiếu sự nhạy bén về chiến thuật trong những tình huống đòi hỏi sự thay đổi. Một hình ảnh quen thuộc, có thể không khái quát toàn bộ vấn đề nhưng lại khá mang tính biểu tượng, chính là việc ông thường xuyên ngồi một chỗ ở cabin và đôi khi giao quyền chỉ đạo trực tiếp cho trợ lý Mike Phelan.
Chúng ta đều biết mỗi HLV sẽ có một ekip làm việc. Một mình HLV trưởng không thể gặt hái thành công mà ông cần có những trợ lý bên cạnh, song HLV trưởng vẫn luôn phải là người đưa ra quyết định cuối cùng cũng như quản lý được các “đầu việc”. Tại Liverpool, Manchester City hay Chelsea, những Jurgen Klopp, Pep Guardiola và Thomas Tuchel là người có những ý tưởng chính về chiến thuật cũng như nhân sự. Tất nhiên trong quá trình làm việc họ sẽ tham khảo ý kiến của các trợ lý, nhưng về cơ bản họ có ý tưởng vững chắc của mình và đủ trình độ để đưa ra quyết định.
Trong khi đó, theo Telegraph, ở Man United, nhiệm vụ lên kế hoạch chiến thuật được giao cho hai trợ lý Kieran McKenna và Michael Carrick. McKenna và Carrick đều còn rất trẻ, họ cùng có nhiệm vụ tư duy ra các phương án chiến thuật và tiến hành buổi tập dưới sự giám sắt của Solskjaer và Mike Phelan ở đường biên. McKenna và Carrick đều rất thiếu kinh nghiệm huấn luyện ở môi trường đỉnh cao và những vấn đề được phơi bày khi “Quỷ đỏ” thi đấu bế tắc. Nguồn tin của tờ Telegraph tiết lộ một số bài tập của McKenna thậm chí phù hợp với đội học viện hơn là các cầu thủ đội một.
McKenna và Carrick đều là những HLV trẻ có tiềm năng, nhưng họ chưa đủ tầm để cáng đáng toàn bộ việc ra quyết định về chiến thuật cho Manchester United, nói cách khác họ đang bị buộc phải mặc một chiếc áo quá rộng dù về lý thuyết Solskjaer là HLV trưởng. Trong khi đó, vị trợ lý dày dạn kinh nghiệm Mike Phelan dường như ngày càng ít có tiếng nói hơn.
Đội ngũ trợ lý của Solskjaer ở Man United. Ảnh: Getty Images
Có thể nói Solskjaer dường như đang cố gắng xây dựng vai trò của mình là một HLV quản lý (manager) theo kiểu Sir Alex Ferguson. Tuy nhiên, trước khi đến Man United, Sir Alex đã xây dựng một sự nghiệp ấn tượng ở Aberdeen. Như cây bút viết Jason Burt viết trên Telegraph thế này: “Rõ ràng ông ấy (Solskjaer) chịu ảnh hưởng to lớn bởi phong cách của Sir Alex Ferguson. Nhưng điều đó dẫn tới những hiểu nhầm về công việc của Ferguson. Đúng là ông ấy thường có xu hướng ngồi ở cabin khi huấn luyện, nhưng trong suốt sự nghiệp không phải lúc nào cũng thế. Chỉ khi ông ấy đã chứng minh được năng lực của bản thân và có tầm ảnh hưởng”.
Đó là chưa kể những trợ lý của Sir Alex tại Man United cũng là những gương mặt giàu kinh nghiệm như Steve McClaren, Brian Kidd, Walter Smith, Carlos Quieroz hay Rene Meulensteen.
CÁI BÓNG CỦA SIR ALEX ĐANG KHIẾN SOLSKJAER GẶP NHIỀU ÁP LỰC?
Cho đến nay, Sir Alex Ferguson vẫn thường xuyên dự khán các trận đấu của Manchester United. Nhưng sự hiện diện của chiến lược gia người Scotland lên đội bóng thành Manchester không chỉ dừng ở mức như thế. Ông vẫn có những tác động to lớn lên các quyết định của “Quỷ đỏ”, cho dù đã giải nghệ cách đây 8 năm.
Sau khi có kế hoạch giải nghệ, chính ông là người đã tiến cử David Moyes làm người thay thế mình. Khi Jose Mourinho bị sa thải, cũng chính Sir Alex đề nghị để Solskjaer là HLV tạm quyền. Mùa hè vừa qua, cựu HLV trưởng Manchester United lại đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Cristiano Ronaldo trở về với Old Trafford. Ông cũng thường xuyên hành quân cùng Manchester United trong những trận đấu quan trọng của đội trong khoảng 3 năm qua.
Là một môn đệ của Sir Alex, Solskjaer - người mà chiến lược gia Scotland từng mô tả là “một cậu bé ngọt ngào và không bao giờ muốn đối đầu với tôi. Cậu ấy biết hài lòng với vai trò của mình” - ngay khi được đưa về làm HLV tạm quyền vào năm 2018, ông tuyên bố thiết lập lại những kỷ cương và thói quen như thời Ferguson. Ngoài ra, ông cũng mời Mike Phelan - vị trợ lý của Sir Alex ngày trước - về làm trợ lý cho mình. Không hiện diện trực tiếp trong đội, nhưng bóng dáng Sir Alex chưa bao giờ biến mất khỏi Manchester United.
Sir Alex Ferguson vẫn có ảnh hưởng to lớn ở Manchester United. Ảnh: Getty Images
Cây viết Jonathan Liew viết trên The Guardian như sau: “Ferguson vẫn luôn coi vị trí của Moyes là di sản cá nhân cuối cùng của mình. Và Moyes không phải HLV United cuối cùng biết rằng ngay cả khi đã nắm giữ một trong những công việc lớn nhất thế giới bóng đá, bạn vẫn phải báo cáo một người có quyền lực lớn hơn”.
Nhưng có lẽ chiếc bóng mà Sir Alex tạo ra lại đang vô tình khiến Solskjaer gặp rất nhiều áp lực và khiến Man United khó tiến về phía trước. Hồi đầu này, Sir Alex đã xuất hiện ở khu tập luyện của Man United để làm công tác tư tưởng cho toàn đội và thể hiện sự ủng hộ với Solskjaer giữa những tin đồn nhà cầm quân người Na Uy sẽ bị sa thải.
Dù bộ phận truyền thông của CLB đã đánh tiếng với các nhà báo thân tín để đưa tin rằng đó chỉ là một buổi thử đồ, nhưng ai cũng ngầm hiểu dụng ý đằng sau sự xuất hiện ấy. Tuy nhiên, chúng ta đều thấy Solskjaer không phải một người phù hợp để dẫn dắt Man United. Sự bảo vệ của Sir Alex giúp Solskjaer có thêm cơ hội, nhưng nó chỉ càng khiến cậu học trò cũ của ông thêm những gánh nặng trên vai, bởi người thầy cũ đã làm tất cả những gì có thể nhằm giúp ông giữ ghế. Và nếu Solskjaer tại vị, vòng xoáy luẩn quẩn tại Man United có lẽ lại tiếp diễn.
Gặp chấn thương phải nghỉ thi đấu dài hạn, Rodri, chủ nhân của Quả bóng Vàng 2024, đã mời tạp chí France Football đến nhà riêng ở Madrid để chia sẻ những cảm xúc của anh về buổi lễ trao giải Ballon d’Or, những lời khen mà anh nhận được và về giải thưởng mà một cá nhân chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự hiếm hoi lắm mới nhận được.
Là cựu đội trưởng của cả Bayern Munich và đội tuyển Đức, Philipp Lahm có thể nói đã có một sự nghiệp thi đấu vô cùng thành công. Trong bài viết này, chúng ta sẽ được trở về với những kỷ niệm để tôn vinh nhà vô địch Champions League, World Cup và đã tham gia sâu vào kế hoạch tổ chức UEFA Euro 2024 của Đức.