Nữ giáo sư Harvard định hình số mệnh siêu sao bóng đá

Tác giả Fussballgott - Thứ Bảy 28/12/2019 20:23(GMT+7)

Zalo

Bằng một cách nào đó, người phụ nữ mang tên Anita Elberse của đại học Harvard khiến những người như Sir Alex Ferguson, Gerard Pique chú ý đặc biệt. Và đây là lý do.

Lịch để bàn 2025 - ấn phẩm ĐẶC BIỆT dành riêng cho fan bóng đá. Mang cả thế giới bóng đá đến với bàn làm việc của bạn!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7

Bằng một cách nào đó, người phụ nữ mang tên Anita Elberse của đại học Harvard khiến những người như Sir Alex Ferguson, Gerard Pique chú ý đặc biệt. Và đây là lý do.

Nữ giáo sư Harvard định hình số mệnh siêu sao bóng đá hình ảnh
 
Anita Elberse vẫn đang say sưa kể về cách mọi thứ bắt đầu, về cơ duyên nào mà bóng đá mở ra cho cô một cơ hội để rồi Anita trở thành người đứng lớp của những cái tên hạng A như Gerard Pique, Kaka hay Dani Alves.
 
Là một trong những phụ nữ trẻ nhất từng được đề bạt trở thành giáo sư giảng dạy chính thức trong lịch sử HBS, cô bắt đầu chuyển sang lĩnh vực thể thao, cả giải trí lẫn truyền thông từ khi cô cho các sinh viên của mình thảo luận về trường hợp tay vợt Maria Sharapova.
 
“Cũng có lúc chúng tôi bàn về LeBron James, và có rất nhiều thảo luận sau đó”
- Anita nói bằng giọng Mỹ pha chút gốc Hà Lan của mình. “Và rồi, rất đột ngột, Alex Ferguson gọi cho tôi, phải nói là hết sức đột ngột, tôi thực hiện một nghiên cứu với ông ấy”.
 
Đó là mùa hè năm 2012, theo lời kể Elberse, HLV Manchester United khi đó và những người đi cùng đang “tìm kiếm thử thách tiếp theo cho ông ấy sau khi chấm dứt sự nghiệp huấn luyện và rằng ông ấy sẽ nói ra những điều mình chiêm nghiệm được”. Elberse gặp Ferguson trong một buổi ăn sáng ở Boston. “Về sau tôi nhận ra đó là một kiểu phỏng vấn”. “Ông ấy muốn biết liệu tôi có thể là người giúp ông ấy kể ra câu chuyện về tài năng lãnh đạo mà ông đã áp dụng vào bóng đá”.
 
Ferguson giải nghệ sau mùa giải 2012-2013, chính vì vậy công trình có phần riêng tư của Elberse có thể trở thành bom tấn truyền thông. “Khi nhìn lại tôi cảm thấy mình khá là ngây thơ khi không nhận ra: ‘ồ, đây có thể là năm cuối cùng trong sự nghiệp của ông ấy’” – cô mỉm cười. “Tôi không biết những điều xảy ra sau đó nữa nhưng tôi đã theo ông ấy suốt năm cuối. Tôi đến sân tập Carrington của United. Tôi đến nhà riêng, nói chuyện với gia đình ông ấy. Tôi đi theo ông ấy đến sân vận động, thậm chí còn có mặt trong căn phòng nổi tiếng mà ông ấy dùng để tiếp các HLV đối phương sau trận đấu”.

Elberse thực hiện một nghiên cứu về Ferguson giải thích việc ông làm cách nào để quản trị United, rồi họ cũng cùng nhau viết một bài luận cho Harvard Business Review xuất bản tháng mười 2013. Bài viết được đặt tên là Ferguson’s Formula, chắt lọc 8 bài học lãnh đạo đã hình thành nên nền tảng tiếp cận của Ferguson. Elberse bình luận “rất nhiều trong số đó có thể áp dụng rộng rãi, từ kinh doanh cho đến trong cuộc sống”.
 
Kể từ đó sự nghiệp Elberse bước sang một ngã rẽ mới. Cô phát triển một khóa học dành cho những sinh viên MBA của HBS về giải trí, truyền thông và thể thao. Cách Elberse viết và giảng dạy tạo ra tiếng vang lớn, càng ngày càng nhận được nhiều đề nghị từ những người ở lĩnh vực khác nhau ngồi lớp của cô. Cô quyết định thành lập một khóa học điều hành đặc biệt.
 
Phiên bản đầu tiên của Business of Entertainment, Media and Sport kéo dài trong vòng 4 ngày diễn ra trong tháng sáu 2013. Ferguson là một trong những khách mời của khóa học. “Một khoảnh khắc hết sức đặc biệt” – Anita nhớ lại. Từ đó Ferguson thu xếp đến Harvard để dự lớp của Elberse, trả lời các câu hỏi của sinh viên.
 
Những thế hệ cầu thủ trước đây có thể chọn lựa mở một quán bar hoặc là cửa hàng bán lẻ đồ thể thao nhưng, như Elberse nói, mọi thứ đã thay đổi. Những cầu thủ hàng đầu có thể làm thương hiệu của riêng họ và, một vài trường hợp, đã đẩy mạnh các dự án kinh doanh cao cấp từ trước khi giải nghệ. 
 
Khóa học thu hút 80 người tham gia mỗi năm – mỗi người  phải trả 10 nghìn đô la (7,700 bảng Anh) –bao gồm những vận động viên, diễn viên, ca-nhạc sĩ, người làm trong ngành quảng cáo và các quản lý cấp cao. Họ sẽ sống theo cách sinh viên sống tại Harvard. Elberse gọi lớp học của mình là “một cộng đồng lớn”. Các sinh viên theo học đã coi môi trường này như một nguồn cảm hứng lớn. Đó là nơi tuyệt vời nhất để gia tăng sự kết nối.
 
Pique là cầu thủ bóng đá đầu tiên đăng ký tham dự, tiếp theo là Kaka, Alves, Mario Melchiot, Nuri Sahin, Edwin van der Sar, Tim Cahill và Oliver Kahn. Ở đó cũng có một số ngôi sao thể thao Mỹ như Dwyane Wade, Chris Paul, Pau Gasol và Chris Bosh của giải NBA, Michael Strahan và Brandon Marshall từ NFL, và cũng có những ngôi sao giải trí như diễn diên Channing Tatum, rapper LL Cool J và ca sĩ Ciara.

Gerard Pique: Thien tai lanh dao voi chi so IQ xua nay hiem2
 
“Nếu nhìn vào Pique – cậu ấy vẫn đang là cầu thủ của Barcelona nhưng đã có một công ty đầu tư mang tên Kosmos và có một sự nghiệp kinh doanh đầy ấn tượng”. “Cậu ấy có cổ phần trong Players’ Tribune, một công ty trò chơi video là một phần của Kosmos và đã mua Davis Cup với giá 3 tỷ đô. Những gì các cầu thủ muốn tìm kiếm trong khóa học là rất đơn giản. Họ đến để nhìn thế giới giải trí một cách tổng quát, để khám phá mô hình mà ở đó họ có thể hưởng lợi.
 
“Tôi nghĩ thế giới bên ngoài sẽ nhìn vào những người này và nói: ‘anh chỉ cầu thủ bóng đá, và anh sẽ chỉ làm được những gì liên quan đến bóng đá mà thôi’. Well, không đâu. Những gì tôi rút ra được là họ có thể làm nhiều thứ hơn những gì chúng ta thấy họ trên sân bóng. Có những bài học mang tính liên hệ - như những bài toán kinh doanh dưới áp lực ghê gớm, hoặc làm việc nhóm - những tình huống mà tất cả doanh nghiệp nào cũng sẽ có. Họ sẽ có cơ hội làm việc cùng các nhà lãnh đạo xuất sắc, và có thể cả những người không xuất sắc bằng họ.
 
Kaka và Alves, những người đồng đội trong màu áo tuyển Brazil, cùng nhau tham dự khóa học và Elberse vẫn nhớ như in rằng Alves, đang chơi cho Sao Paulo, đã xuất hiện trong bộ đồng phục Harvard. “Cậu ấy có cravat của Harvard, áo cardigan Harvard và quần kiểu Harvard nữa – cậu ấy diện nguyên cây Harvard luôn, mà trông thì mắc cười”. “Cậu ấy có lẽ là cầu thủ lầy lội nhất mà tôi từng gặp trong các lớp. Cậu ấy rất điên nhưng tự hào về cái điên đó. Cậu ấy là mảnh ghép đặc sắc với bất kỳ nhóm nào”.
 
“Cậu ấy có hàng triệu người dõi theo trên các mạng xã hội và có thể làm bất cứ gì cậu ấy muốn. Điều tương tự với Kaka, tôi thấy cậu ấy rất nhạy bén với việc kinh doanh. Tôi có thể đoán cậu ấy sẽ trở thành một chủ tịch CLB bóng đá nào đó”.

Nu giao su Harvard dinh hinh so menh sieu sao bong da1
 
Van der Sar được bổ nhiệm trở thành giám đốc điều hành của Ajax năm 2016, chỉ ít năm sau khi treo găng 2011, cho thấy rằng sự thay đổi từ cầu thủ sang vai trò doanh nhân có thể rất nhanh chóng. “Anh ấy đã là CEO Ajax khi đi học”. “Anh ấy nói về những điều học được từ sự nghiệp cầu thủ, rồi sau đó đem áp dụng nó vào công việc hiện tại thực sự hấp dẫn”.
 
Các tình huống nghiên cứu của Elberse thường trình bày một câu chuyện nào đó, gợi ra câu hỏi rồi thảo luận. “Dwayne ‘The Rock’ Johnson là một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng – tại sao anh ta lại bận tâm đến marketing trên nền tảng số?” . “Còn LeBron đang cố gắng tiến vào Hollywood làm gì? Disney cố gắng làm gì với các khoản đầu tư khi làm phim?”.
 
Elberse tập trung phần lớn khóa học của mình vào việc phân tích các tình huống nghiên cứu, nhưng vào cuối ngày, cô muốn các sinh viên nổi tiếng của mình tiến ra phía trước chia sẻ câu chuyện của riêng họ một cách thẳng thắn nhất.
 
“Kaka nói về vụ chuyển nhượng từ Milan sang Real Madrid và cảm thấy rằng đó là sai lầm lớn nhất”. “Cậu ấy khi đó là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, khoản phí chuyển nhượng là một kỷ lục nhưng rồi nó không đi đúng hướng - cậu ấy chia sẻ như thể nó đã xảy ra với chính chúng ta và cách cậu ấy trở lại. Thông điệp truyền tải của Kaka thực sự mạnh mẽ."
 
“Tương tự như vậy, Oliver Kahn cũng từng ở đây, nói về việc đã giành quả bóng vàng và găng tay vàng World Cup 2002, nhưng đến World Cup 2006 diễn ra ngay tại nước Đức, anh bị mất vị trí số một. Anh ấy nói mình đã phải ủng hộ Jens Lehmann thế nào, người giành lấy vị trí của Kahn, về những gì anh ấy phải luôn nhắc nhở mình”.

“Đó là lúc mọi người đều nghẹn ngào. Tôi là người chủ động định hướng học viên nhưng chính tôi cũng cảm thấy nghẹn ngào. Những khoảnh khắc như thế đã khiến chính tôi cảm thấy mình bị mắc kẹt trong những suy nghĩ”.

- Tác giả David Hytner, bài đã đăng tại The Guardian. 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

X
top-arrow