Lionel Messi: Nhìn lại hành trình gian khó của một Thiên Tài (P1)

Tác giả Elflaco - Thứ Tư 24/06/2020 20:00(GMT+7)

Zalo

“Messi, Messi, Messi”, cho tới hôm nay khi Leo bước sang tuổi 33, 19 năm kể từ lúc rời quê nhà Rosario gia nhập La Masia, 15 năm kể từ bàn thắng chính thức đầu tiên trong sự nghiệp, 12 năm kể từ màn trình diễn siêu hạng ở trận ra mắt “El Clasico”, đã là thứ trở nên thân thuộc của thời đại bóng đá này…

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Suốt 1 thập kỉ qua, không có chủ đề tranh luận nào dai dẳng, bất tận, gây tranh cãi, và thậm chí là… thù địch như chuyện so sánh giữa 2 ngôi sao đương đại: Lionel Messi và Cristiano Ronaldo.

Hãy nhấn chuông đăng ký dể đón xem những clip mới nhất của chúng tôi nhé. Cảm ơn các bạn!

Messi được coi là hiện thân cho những gì một thiên tài bóng đá kiệt xuất cần có. Ronaldo là biểu tượng số một của tinh thần chuyên nghiệp và sự khổ luyện. Hai phe của mọi cuộc tranh luận Messi – Ronaldo đã vẽ nên bức tranh về hành trình dẫn đến thành công tuyệt đỉnh của thần tượng như thể đó là hai con đường song song, hoàn toàn không có điểm giao. 
 
Cảm xúc, tình yêu, sự tôn sùng có thể khiến người ta mù quáng. Nhưng tài năng và sự chăm chỉ, ở bất kì nghề nghiệp nào, không chỉ trong địa hạt bóng đá, chẳng bao giờ những thứ loại trừ lẫn nhau cả. 
 
Đánh giá như thế về Messi và Ronaldo là sự thiển cận, thậm chí là rất thiếu công bằng đối với cả hai người. Và thật ngây thơ khi cho rằng, một chú nhóc thiếu hụt hormone tăng trưởng, phải sống xa gia đình cả vạn dặm như Messi đã có một hành trình dễ dàng từ Rosario đến Barcelona, chưa nói đến chuyện trở thành một trong những người xuất sắc nhất, vĩ đại nhất của bóng đá.
 
********
6 tuổi, Messi đã đặt những bước chân đầu tiên trong giấc mơ lớn của đời mình – trở thành cầu thủ bóng đá, khi gia nhập Học viện Newell’s Old Boys. Nhưng khác với đại đa số, cha mẹ Messi không phải là những người mở đường cho con trai mình bước vào Thế giới bóng đá. Đó là bà anh, Celia Oliveira, người đã đưa Messi đến buổi tập thử ở Newell’s Old Boys, đã thuyết phục cha mẹ Messi mua cho cậu đôi giày đá bóng đầu tiên. 
 
Celia luôn có một niềm tin mạnh mẽ rằng, cháu trai mình sau này sẽ trở thành cầu thủ kiệt xuất. Bà qua đời vào năm 1998, khi Messi mới 11 tuổi, đã không có cơ hội chứng kiến tận mắt “sự tiên tri” của mình trở thành hiện thực. Nhưng trên thiên đường, hơn 1 thập kỉ qua Celia hẳn vẫn luôn nở nụ cười hạnh phúc mỗi lần Messi ăn mừng bàn thắng. Với hai ngón tay chỉ lên bầu trời xanh….
 
Trong những năm tháng đầu tiên với bóng đá, tất nhiên cả sau này và hiện tại, Messi đã cho thấy chiều cao khiêm tốn của mình chưa bao giờ là trở ngại, ngăn anh tỏa sáng.
 
“Thấp lùn, mỏng manh và nhỏ bé. Nhìn Leo, ai nghĩ là cậu bé này có thể đá bóng tốt cơ chứ. Nhưng khi Leo có bóng trong chân, ngay lập tức bạn sẽ nhận ra là mình đã sai. Cậu bé này sinh ra là để đem đến những điều tuyệt vời nhất, đặc biệt nhất cho bóng đá” – lời của HLV đội trẻ Newell’s Old Boys Adrian Coria trong cuốn sách: “Messi: The Inside Story of the Boy Who Became a Legend”.

Lionel Messi Nhìn lại hành trình gian khó của một Thiên Tài hình ảnh
 
11 tuổi, Leo chỉ cao 4 feet 2 (khoảng 1,27m – ND) và theo chẩn đoán của bác sĩ, cậu bị thiếu hụt hormone tăng trường. Chỉ có duy nhất 1 cách điều trị, tiêm hormone tăng trưởng hàng ngày trong ít nhất 3 năm liền với tổng chi phí không dưới 1000 USD/tháng. Gói bảo hiểm sức khỏe của cha Messi, ông Jorge, đủ để gánh khoản này nhưng chỉ cho 2 năm đầu. 
 
“Hàng đêm, trước khi đi ngủ, tôi tiêm một mũi. Đêm này qua đêm khác. Tất cả các đêm mỗi tuần. Trong 3 năm liên tiếp”, Messi kể lại trong cuối Hồi kí của mình được chấp bút bởi Guillem Balague. “Tôi biết mình là một thằng nhóc bé nhỏ dưới tiêu chuẩn. Họ vẫn luôn nói thế, khi tôi chơi bóng, khi tôi ở trường. Tôi luôn là đứa bé nhất, lọt thỏm trong đám đông”.
Thiếu hụt hormone tăng trưởng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, thị lực, sự phát triển của răng và da (…). Vì thế phương pháp điều trị mà các bác sĩ đề ra là thứ mà Messi phải theo đến cùng, để ít nhất có thể là một người bình thường khi trưởng thành.
 
Ban đầu Newell’s Old Boys đồng ý hỗ trợ gia đình Messi chi trả khoản điều trị, nhưng sau đó CLB này không thực hiện lời hứa. River Plate cũng nói không. Họ đều biết về tiềm năng bóng đá của Messi nhưng vấn đề tài chính eo hẹp trong cuộc khủng hoảng của Argentina thập niên 90s khiến các CLB không dám “đánh bạc” với một cậu bé có-vấn-đề về thể chất.
VIDEO: Lionel Messi: Lùng bắt bọ chét nguyên tử
Lionel Messi đã nung nấu ý định đến Barcelona từ cái ngày mà cậu được thấy Ronaldo của Brazil tung hoành ở Camp Nou vào giữa thập niên 1990. Cậu đã vui như...
********
13 tuổi, Messi có 2 đại diện hợp pháp. Fabian Soldini và Martin Montero. Trước thực tế các CLB Argentina sẽ không thể đem đến nền tảng phát triển tốt nhất cho Messi, cặp đôi này đã “rải” hồ sơ của cậu tới hàng loạt “scout” của nhiều CLB hàng đầu châu Âu. Trong số này, Horacio Gaggioli – một “chuyên gia săn tài năng trẻ” có mối liên hệ mật thiết với nhiều đội bóng Tây Ban Nha là người tỏ ra hào hứng nhất với trường hợp của Messi.
 
Sau khi nói chuyện về Messi với Cố vấn bộ phận tuyển dụng Barcelona – Josep Maria Minguella, Gaggioli đã có được cơ hội đưa Leo-13-tuổi tới buổi thử việc tại CLB xứ Catalan. Không có quyết định kí hợp đồng nào được đưa ra từ phía Barcelona sau màn thử việc đầu tiên ấy nhưng Messi vẫn được “tạm” giữ lại để tập luyện với những chú nhóc cùng trang lứa của La Masia: Gerard Pique và Cesc Fabregas.
 
“Nhút nhát, nhỏ bé và gầy nhẳng. Đó là ấn tượng đầu tiên của tôi về Leo. Để khiến cậu ấy thoải mái, tôi đá cho Leo trái bóng và bảo cậu ấy tham gia vào một bài tập. Đó là bài tập cầu thủ tấn công sẽ dẫn bóng, đối đầu với một cầu thủ phòng ngự và thủ môn. Nhiệm vụ là phải vượt qua cầu thủ phòng ngự và ghi bàn. Thời gian hoàn thành càng ít thì điểm đánh giá càng cao. Messi nhận bóng từ phía trái, tôi xáp vô và câu ấy… đi qua phát một rồi ghi bàn dễ như ăn kẹo vậy. Kể từ hôm sau, tôi chả dại đối đầu với Leon thêm 1 lần nào nữa” – Fabregas hồi tưởng lại trong cuộc nói chuyện với TyC hồi năm 2018.
 
Trong lúc cha của Messi – ông Jorge bắt đầu hết kiên nhẫn về việc Barcelona chần chừ trong việc đưa ra quyết định kí hợp đồng với Messi, Minguella đã tìm cách trấn an bằng lời hứa: kết quả cuối cùng sẽ có sau khi Giám đốc kĩ thuật Carles Rexach trở về CLB từ Thế vấn hội Sydney 2000.  
 
Câu chuyện “Rexach kí một thỏa thuận với ông Jorge để đưa Messi vào La Masia, trên khăn ăn trong một bữa trưa” chúng ta có lẽ đã nghe hoặc đọc được hàng ngàn lần. Nhưng thực tế, chẳng có cánh cửa nào mở ra dễ dàng cả. Trước trong và sau đó Rexach đã làm tất cả, thậm chí cả việc “cầu xin” Ban lãnh đạo Barcelona tin ông và cho Messi một cơ hội.
 
Và đó mới chỉ là gian nan bước đầu. Việc đã kí hợp đồng với Newell’s Old Boys trước đó cùng với điều luật cấm chuyển nhượng cầu thủ vị thanh niên người nước ngoài của Tây Ban Nha, đẩy Messi vào một tình thế khó khăn khác. Cậu nhóc 13 tuổi được nhận vào Học viện La Masia, nhưng ngoài việc luyện tập và đá các trận giao hữu, Messi không được phép có tên trong đội hình Barcelona ở bất kì các trận đấu chính thức nào thuộc hệ thống bóng đá trẻ Tây Ban Nha. 
 
Ngay cả việc tập luyện cũng bị gián đoạn bởi chấn thương nặng ở mắt cá chân chỉ sau 3 tháng gia nhập La Masia. Trong khi đó, gia đình Messi không thể hòa nhập được với cuộc sống nơi xứ người. Nhất là khi khu tự trị Catalonia những năm 2000s vốn vô cùng phức tạp. Mẹ Messi quyết định trở về Argentina cùng anh trai và em gái, và bản thân cậu bị đặt vào thế phải lựa chọn: từ bỏ Barcelona hồi hương hoặc ở lại cùng duy nhất cha Jorge. Messi chọn vế thứ hai. Với một chú nhóc nhút nhát, lạc lõng nơi xứ người, sống xa mẹ, anh chị em cả vạn dặm, lại không được ra sân thi đấu cùng đồng đội, lựa chọn đó có dễ dàng không? Hãy đăt mình vào vị trí của Messi, bạn sẽ có câu trả lời.
 
Bản tính của Messi khiến cậu không có nhiều mối quan hệ bạn bè thân thiết tại La Masia. Nỗi nhớ nhà xen lẫn cảm giác của kẻ bị-cô-lập chắc chắn là trải nghiệm mà chẳng cậu-bé-13-tuổi nào muốn phải đối mặt. 

Kaka Ronaldo Messi
 
********
Tháng Hai 2002, tức 1 năm sau khi gia nhập La Masia, những thủ tục pháp lý liên quan đến quyền được thi đấu của Messi mới được LĐBĐ Tây Ban Nha giải quyết. Chờ thêm gần 3 tháng nữa để Messi chính thức được đăng kí vào danh sách đội trẻ Barcelona cho các giải đấu chính thức. Leo-14-tuổi có tên trong đội hình U15 Barcelona dự giải trẻ Maestrelli tại Italia cùng 2 người đồng đội Fabgreas và Pique. Giải đấu chứng kiến lần đầu tiên chói sáng của Messi. Barcelona giành chức vô địch khi hủy diệt U15 Parma trong trận chung kết và Messi giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất giải.
 
Nhưng ngay khi trở về La Masia sau giải Maestrelli, Messi đón nhận cú sốc mới. Người bạn thân cùng phòng, Pique quyết định rời đi, gia nhập Manchester United. “Đồ của Gerrard trong phòng được ban quản lý Học viện thu dọn sạch trơn trong lúc chúng tôi ăn trưa” - Victor Vazquez, đồng đội cùng trang lứa với Messi ở La Masia hồi đó và hiện đang thi đấu ở giải Qatar Stars League cho Umm Salai nhớ lại. “Khi Messi trở lại, cậu ấy thực sự bị sốc. Không nói được câu nào còn hai tay thì ôm lấy đầu. Phải đến khi chúng tôi giải thích rằng, đó là điều bình thường mỗi khi có 1 cầu thủ rời đi và phòng được sắp xếp cho 1 người mới, thì Messi mới hiểu ra vấn đề. Nhưng Messi đã buồn cả tháng trời sau khi Pique rời La Masia”.
 
12 tháng ấy chứng kiến bước thăng tiến mạnh mẽ của Messi, với 36 bàn chỉ sau 30 trận cho đội Cadetes A (đội một U16). Tài năng đặc biệt của Messi trở thành chủ đề thảo luận rộng khắp ở La Masia, Barcelona và cả Tây Ban Nha. Đặc biệt là khi “Thế hệ vàng 1987” của Cadetes A tan vỡ với Pique gia nhập Man United, Fabregas đầu quân Arsenal còn Messi là người duy nhất ở lại.
 
Tháng 11/2003, Messi lần đầu tiên có cơ hội tập luyện và thi đấu cho đội một Barcelona, trong trận giao hữu tại sân Dragao với chủ nhà Porto – được dẫn dắt bởi Jose Mourinho. Trận đấu này diễn ra trong thời điểm các tuyển thủ của CLB về thi đấu cho đội tuyển quốc gia và HLV Barca Frank Rijkaard đã quyết định gọi các tài năng nổi bật nhất của Học viện cho đủ quân số. 
 
Messi, với áo số 14 (số áo của huyền thoại Barca Johan Cruyff) vào sân thay người trong hiệp hai và sau đó là một màn trình diễn khiến tất cả phải sốc. “Leo thắp sáng Dragao” – nhật báo Catalan – Mudo Deportivo đã giật cái tít như thế số ra ngày hôm sau trận giao hữu Porto – Barcelona. 
 
******
Từng bước thăng tiến qua các cấp độ trẻ La Masia, Messi có cơ hội lần thứ hai với đội một Barcelona vào… tháng 11/2004. Và lần này, Messi có được một người anh lớn sẵn sàng làm tất cả để giúp cậu phát triển tốt nhất: Ronaldinho.
 
“Tôi luôn cố gắng để có thể tạo ra ảnh hưởng tốt nhất có thể với Leo. Giúp đỡ cậu ấy. Thúc đẩy cậu ấy. Như cách mà Ronaldo đã từng làm cho tôi, trong những năm tháng đầu sự nghiệp”  - Ronaldo kể lại với tạp chí 442 năm 2014. “Messi luôn nhút nhát. Nhưng Messi cũng luôn là một cầu thủ siêu hạng. Chúng tôi sống gần nhà nhau, trên cùng một con phố. Không chỉ trên sân cỏ, ngoài đời chúng tôi có mối quan hệ gắn bó thân thiết. Sau này, khi “phát hiện” ra rằng thằng nhóc này còn giỏi hơn cả mình thì tôi còn yêu Leo hơn trước”.
 
Messi, sau đó có màn ra mắt chính thức đội một, trong trận derby với Espanyol ở tuổi 17 - 3 tháng và 22 ngày, kỉ lục vào thời điểm ấy. Bàn thắng đầu tiên của Messi được thực hiện ở Nou Camp vào lưới Albacete đầu tháng 5/2005. 
 
Chỉ vài giây sau khi vào sân thay người ở phút 88, Messi nhận đường chuyền từ Ronaldinho đánh bại thủ môn Albacete – Raul Valbuena bằng một cú chích mũi giây đưa bóng vào lưới đầy tinh tế. Nhưng bàn thắng không được công nhận bởi Messi đã ở vào thế việt vị trước đó.
 
Raul Valbuena đã vỗ lên đầu Messi như muốn “nhắc nhở” chàng trai trẻ của Barca đừng làm điều tương tự thêm một lần nữa. Nhưng chỉ sau đó 3 phút, vẫn từ một đường kiến tạo của Ronaldinho, Messi đối mặt Valbuena và lại một cú chích mũi giầy thanh thoát nữa. Lần này là một bàn thắng 100% hợp lệ. Và Valnuena trở thành “nạn nhân” đầu tiên trong số hàng trăm thủ môn bị đánh bại bởi Messi sau này.
 
Những vấn đề về hộ chiếu và tuổi tác khiến Messi ban đầu không được có tên trong đội hình Barcelona đá La Liga giai đoạn đầu mùa giải 2005/06. May mắn cho anh, khi Barcelona trong nỗ lực “đào bới” cây gia phả nhà Messi đã phát hiện được bà cố của anh Rosa là người gốc Catalan. Quá đủ để Messi nhập quốc tịch Tây Ban Nha và nghiễm nhiên được phép thi đấu ở La Liga, bắt đầu từ 26/9/2005.
 
Để rồi, tháng 3/2007, chàng trai 19 tuổi bé nhỏ và nhút nhát đến từ Rosario đi vào lịch sử El Clasico khi lập hat-trick trong trận Barcelona hòa Real Madrid 3-3 tại Nou Camp. “Messi, Messi, Messi” – hiện diện trên bảng tỉ số trận đấu. “Messi, Messi, Messi” – được các CĐV hô vang trên các khán đài Nou Camp. “Messi, Messi, Messi” trở thành dòng tít trên trang bìa tờ Sport 1 ngày sau.

Lionel Messi: Nhin lai hanh trinh gian kho cua mot Thien Tai
 
Và “Messi, Messi, Messi”, cho tới hôm nay khi Leo bước sang tuổi 33, 19 năm kể từ lúc rời quê nhà Rosario gia nhập La Masia, 15 năm kể từ bàn thắng chính thức đầu tiên trong sự nghiệp, 12 năm kể từ màn trình diễn siêu hạng ở trận ra mắt “El Clasico”, đã là thứ trở nên thân thuộc của thời đại bóng đá này…

Lược dịch Lionel Messi: A rise beyond fools – The Athletic

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Gặp chấn thương phải nghỉ thi đấu dài hạn, Rodri, chủ nhân của Quả bóng Vàng 2024, đã mời tạp chí France Football đến nhà riêng ở Madrid để chia sẻ những cảm xúc của anh về buổi lễ trao giải Ballon d’Or, những lời khen mà anh nhận được và về giải thưởng mà một cá nhân chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự hiếm hoi lắm mới nhận được.

Philipp Lahm: Từ phút ngắn ngủi tại Olympiastadion đến huyền thoại bóng đá Đức

Là cựu đội trưởng của cả Bayern Munich và đội tuyển Đức, Philipp Lahm có thể nói đã có một sự nghiệp thi đấu vô cùng thành công. Trong bài viết này, chúng ta sẽ được trở về với những kỷ niệm để tôn vinh nhà vô địch Champions League, World Cup và đã tham gia sâu vào kế hoạch tổ chức UEFA Euro 2024 của Đức.

Liệu Liverpool đã sẵn sàng để buông tay với Mohamed Salah?

Trong chưa đầy 2 tháng nữa, Mohamed Salah sẽ có quyền ký vào một thoả thuận trước hợp đồng với một đội bóng nước ngoài. Và giờ là lúc chúng ta đặt ra câu hỏi: Liệu Liverpool đã sẵn sàng để chia tay vị "Vua Ai Cập" của họ hay chưa?

X
top-arrow