Nigel Pearson gây cho người ta sự ngộ nhận khủng khiếp nhất - mái tóc kiểu sĩ quan quân đôi, đôi mắt băng giá, những câu trả lời nhạt nhẽo và cái bắt tay như muốn bóp nát một hòn đá, có thể làm vỡ khớp tay người đối diện.
Lịch để bàn 2025 - ấn phẩm ĐẶC BIỆT dành riêng cho fan bóng đá. Mang cả thế giới bóng đá đến với bàn làm việc của bạn! Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7 |
Nigel Pearson gây cho người ta sự ngộ nhận khủng khiếp nhất - mái tóc kiểu sĩ quan quân đôi, đôi mắt băng giá, những câu trả lời nhạt nhẽo và cái bắt tay như muốn bóp nát một hòn đá, có thể làm vỡ khớp tay người đối diện.
Ở Anh, Pearson ‘có chuyện’ với tất cả những ai liên quan đến bóng đá. Ông gọi phóng viên là ‘con đà điểu’, bóp cổ cầu thủ đối phương, cãi nhau với các ông chủ và sẵn sàng tống cổ những kẻ không nghe lời trong phòng thay đồ. Tiền đạo Troy Deeney hình dung cách làm việc của Pearson là nghe lời hoặc cuốn gói rời khỏi CLB.
Daily Mail từng kể lại câu chuyện của Alan Birchenall, cựu cầu thủ và đại sứ hình ảnh của Leicester City với 40 năm phục vụ CLB, được gọi đến văn phòng của Pearson. Khi mà Birchenall còn chưa rõ ất giáp thì HLV hiện tại của Watford đã phóng thẳng cây phi tiêu đồ chơi vào giữa trán ông.
Nhưng Pearson không hẳn là kẻ ác nhân như phần đông suy nghĩ. Trước khi nhận nhiệm vụ giải cứu Watford, ông đang theo đuổi bằng cử nhân Lịch Sử ở Đại Học Mở ở Milton Keynes. Phóng viên Donald McRae của The Guardian đánh giá Pearson có “nội tâm sâu sắc” khác hẳn về bề ngoài gai góc. Khi hai người trò chuyện với nhau vào sáng thứ ba trước khi lệnh hoãn Premier League được ban hành, McRae phát hiện danh sách nhạc trên ứng dụng của Spotify của Pearson là tập hợp những nghệ sĩ đủ thể loại, từ rock, jazz, folk, blues cho đến cổ điển. Trong đó, ông để dành những tác phẩm của nghệ sĩ dương cầm Dmitri Shostakovich để nghe khi cần sự tách khỏi đám đông – “đôi lúc tôi cần được tách khỏi đám đông”.
Trước khi dịch Covid-19 giúp nguyện vọng của Pearson thành thật, ông thường tìm đến một sân golf ở Devon để giải tỏa.
“Tôi muốn đi ra ngoài và hòa mình vào thiên nhiên. Ở đó tôi chỉ là người mới nên mọi người rủ giao lưu riết. Tôi nghĩ ‘ôi thôi nào, tôi chỉ cần tự đánh trúng trái bóng thôi đã tốt lắm rồi’. Nghe có vẻ như tôi giống ông già khốn khổ lạc quẻ quá nhỉ? Nhưng tôi chỉ muốn tìm kiếm chút không gian tĩnh lặng”.
Khi mà bài phỏng vấn McRae thực hiện còn kịp chưa lên sóng thì Premier League phải dừng lại. Pearson cười gượng gạo khi được hỏi liệu đây có phải sự ‘tách biệt’ ông đã mong muốn không.
“Vâng, nhưng sẽ dễ chịu hơn nếu chúng ta được chọn khi nào và ở đâu để thực hiện cách ly. Dù vậy quyết định dừng giải đấu hoàn toàn đúng đắn và chủ động – ngay cả khi nó được thực hiện vì sức ép khủng khiếp”.
Pearson đã chỉ trích dữ dội thủ tướng Anh Boris Johnson khi nhà lãnh đạo này tỏ ra do dự và thiếu thông tin trước đại dịch đang tàn phá thế giới.
“Tôi hoàn toàn thất vọng với vì ông ta thiếu khả năng lãnh đạo và không có thông điệp rõ ràng. Lúc này chúng ta rất cần sự lãnh đạo mạnh mẽ. Điều quan trọng nhất là phải được cung cấp đầy đủ thông tin. Mọi quyết định đưa ra đều là để bảo vệ quyền lợi người dân. Dĩ nhiên kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhưng đó không thể là ưu tiên chính lúc này được”.
Một cách dễ hình dung, sự do dự sợ sai lầm của chính trị gia đối lập với bản sắc cương nghị của Pearson. Nhưng sự thú vị của ông không chỉ có như vậy. Trên sân cỏ, Watford vẫn là đội duy nhất đánh bại được Liverpool ở Premier League. Số phận ‘chức vô địch’ của The Kop được Pearson chia sẻ.
“Càng nghỉ lâu thì càng khó kết thúc mùa giải. Sẽ là bi kịch với Liverpool nếu mùa giải này không thể kết thúc. Nhưng chúng ta đừng cầm đèn chạy trước ô tô. "
Chiến thắng 3-0 trước thầy trò Juergen Klopp là một trong năm chiến thắng của Pearson với Watford. Từ khi ông đến, Hornets giành được 19 điểm, từ vị trí chót bảng giờ đã tạm thoát khỏi nhóm rớt hạng. Nếu ông có thể cứu đội bóng khỏi cảnh rớt hạng, đây sẽ là chiến công thứ năm của Pearson. Các đội bóng được ông cứu có Carlisle 1998-1999, West Brom 2004-2005 (đóng vai trò trợ lý), Southampton 2007-2008 và Leicester City 2014-2015 – một năm trước kỳ tích vô địch ngoại hạng Anh.
“Ông ấy quả thực khác biệt. Tất cả những điều ông ấy thể hiện ra chỉ nhằm bảo vệ cầu thủ. Nếu họ cống hiến hết mình, họ sẽ không bao giờ phải nghe thấy chỉ trích. Ông ấy luôn ở sau lưng các cầu thủ. Tất cả chúng tôi đều hiểu rõ ông rất khác so với những gì xảy ra trước ống kính máy quay” – một cầu thủ Leicester City trong giai đoạn đó nói với Daily Mail.
Và quay lại câu chuyện của Birchenall. Ông bày tỏ sự ngưỡng mộ với phong cách đặc biệt của người bắn cái tên vào trán mình.
“Với thế giới bên ngoài, ông ấy giống như một viên sĩ quan quân đội kiểu cũ: từ tạng người, mái tóc húi cua cho đến những cuộc đối đầu. Nhưng với những người ông ấy tín nhiệm, đó hoàn toàn là con người khác”.
Năm 2017, Birchenall đột quỵ trong một buổi lễ trao giải. Máy khử rung tim đã cứu mạng người đàn ông 74 tuổi. Tỉnh dậy tại bệnh viện Glenfield sau đó, người đầu tiên Birchenall nhìn thấy chính là Pearson đang khoanh tay nhìn ông. Đó là thời điểm Pearson đã rời Leicester City sau khi bị CLB sa thải. Trong trường hợp chúng ta đã quên, ông bị sa thải vì cậu con trai James Pearson – khi đó thi đấu cho đội dự bị Leicester – để lộ clip ăn chơi đồi trụy ở Thái Lan.
Khi nghe tin Birchenall ngất xỉu, ông lái xe một mạch xuống Sheffield ngay trong đêm để theo dõi tình hình. “Đó là Nigel mà chúng tôi biết” – Birchenall cảm kích.
Kasper Schmeichel từng chia sẻ về ông thầy cũ.
“Ông ấy luôn coi cầu thủ như con mình. Ông ấy đã và luôn làm như vậy”. Nhưng Pearson không bao giờ mềm mỏng. 100% luôn. Tuy nhiên chỉ đối với hành vi lười biếng hoặc vô kỷ luật, hoặc khi cầu thủ muốn gây ấn tượng một cách rẻ tiền thôi. Ông ấy sẽ nổi điên nếu bạn không nghe theo chỉ thị chứ không phải vì bạn không đủ giỏi để thực hiện yêu cầu. Ví dụ như nếu bạn đến trễ, ông ấy sẽ coi hành vi đó là thiếu tôn trọng các đồng đội”.
“Ông ấy không bao giờ quan tâm rằng mình đang thét vào mặt ai. Tôi thấy có nhiều HLV không dám la hét cầu thủ, nhưng Pearson thì không bao giờ bỏ qua cho kẻ nào dám bật lại”.
Schmeichel cũng từng nếm trải ‘sấy tóc’ kiểu Pearson. Năm 2014, anh chấn thương rồi mất vị trí vào tay Mark Schwarzer.
“Tôi hỏi chuyện rất lịch sự nhưng ông ấy chỉ nhìn như muốn ăn tươi nuốt sống. Tôi biết mình nên im lặng. Tôi không thể thắng nếu cãi nhau với ông ấy”.
Một kỷ niệm ở Leicester được kể lại rằng sau khi giành chiến thắng 6-0 trước Ipswich Town, một nhóm cầu thủ tự thưởng bằng việc đi xem quyền anh. Truyền hình lia đến bắt gặp họ đang phía dưới sân đấu đang ‘đấu bia’. Ngày hôm sau cả hội bị Pearson gọi lên phòng. Khi nghĩ rằng chuẩn bị ‘ăn đạn’ thì ông nói: “Trận hôm qua hay đấy…tôi nghĩ coi quyền anh là ý rất hay”
Rốt cục chẳng có cơn mưa đạn nào diễn ra, Pearson còn thắc mắc tại sao không rủ tất cả đội bóng cùng đi xem.
“Ông ấy không chỉ đối xử tốt với cầu thủ mà còn với nhân viên phục vụ trên dưới trong CLB” – một cầu thủ Leicester nhớ lại. Điều này lặp lại ở Watford. Trong những ngày đầu nhận việc, ông gọi tất cả nhân viên hậu cần trên dưới ra và nói với họ rằng cùng nhau thấm nhuần tinh thần của CLB.
Sau khi rời Leicester City 2015, ông có một thời gian ngắn dẫn dắt Derby County hoàn toàn thất vọng. Sau đó chuyển đến làm việc tại Bỉ trong vai trò dẫn dắt OH Leuven. Ông có thời gian nghiên cứu lịch sử và tham gia vào việc thiết kế mẫu áo cho CLB. Có điều, Pearson không nghĩ còn có thể quay lại Premier League trước khi Watford gọi.
“Mọi người nghĩ có quá nhiều rủi ro. Nhưng rủi ro gì nhỉ. Một CLB chỉ giành được vỏn vẹn 8 điểm trước đó và mất trung bình 400 phút để ghi được bàn. Cái bạn rủi ro là một kỷ niệm rớt hạng trong hồ sơ xin việc. Rủi ro thật sự là hối tiếc không dám thử” – Pearson nói.
Trận đầu tiên của ông là thất bại 0-2 trước đội đầu bảng Liverpool. Watford khởi sắc với 4 thắng và 1 hòa trong 5 trận sau đó, bao gồm đánh bại cả Manchester United và Wolves. Bí quyết của Pearson là:
“Suy nghĩ tích cực, định hướng và đơn giản hóa vấn đề. Khuyến khích mọi người nhìn vào điều họ có thể làm. Tôi mắc mệt với những người chỉ nói về những điều không thể hoặc vấn đề nằm ở đâu. Coi nào, cho họ giải pháp đi. Như tôi vẫn nói với các cầu thủ: ‘tôi chọn cậu vì những thứ cậu có thể làm, chứ không phải vì việc cậu không làm được’. Tôi muốn họ trở thành một phần trong hành trình mà mọi người đều có khả năng đóng góp sức mình vào”.
Mùa giải trôi về những ngày cuối nhưng tạm dừng lại. Liệu Watford sẽ sống sót hay quay lại vũng bùn xưa? “Tôi tin chúng tôi sẽ trụ lại được. Đối với cuộc chiến trụ hạng, tôi có cảm giác rất thích thú. Việc tận hưởng này giống như khổ dâm vậy. Tôi nghĩ chúng ta đều cần có sự lo lắng trong công việc. Nỗi đau thực sự có tác dụng kích thích. Đôi khi tôi thấy khá buồn chán nhưng sau đó là hàng tấn thứ phải lo lắng. Nhưng bây giờ chúng ta phải gạt cuộc chiến trụ hạng sang một bên, sức khỏe mới là ưu tiên hàng đầu”.
Theo Donald McRae | The Guardian & James Sharpe | Daily Mail