Năm 12 tuổi, tôi gia nhập học viện của Perugia. Những tháng đầu tiên thật tệ, tôi cảm thấy cô đơn nhưng phải chịu đựng trong im lặng vì trong sâu thẳm tôi cố thuyết phục bản thân rằng đó là nơi phù hợp với mình. Chúng tôi đã vô địch gần như mọi giải trẻ mà đội tham dự và tôi thấy mình tiến bộ rất nhiều. Tôi cảm nhận khao khát thành công của mình lớn dần lên qua mỗi ngày.
Tuy nhiên, đây là một thời kỳ mà các cầu thủ trẻ không được thường xuyên thi đấu ở Serie A. Một vài huấn luyện viên thấy tôi đặc biệt và có tài năng nhưng tôi không nghĩ tới điều gì khác ngoài tập luyện chăm chỉ: chạy, đạp xe, tập gym và chiến đấu để được đá.
Pirlo Gattuso
Sau đó tôi được triệu tập vào đội tuyển U18 Italia. Tôi thi đấu tại một giải ở Pháp với sự xuất hiện của các tuyển trạch viên từ các câu lạc bộ khắp châu Âu. Một tuyển trạch viên từ Rangers đã xem tôi chơi bóng và cảm thấy thích thú. Không lâu sau đó, tôi tới Glasgow khi mới chỉ 19 tuổi.
Glasgow là nơi đầu tiên tôi cảm thấy mình giống một cầu thủ chuyên nghiệp. Khi thi đấu cho Perugia, thực sự tôi cảm thấy mình thiếu sức mạnh tinh thần để ra sân và đá với nỗi sợ mắc sai lầm. Đôi chân tôi run lên, cảm xúc lấn át. Nhưng khi tới Scotland, mọi thứ hoàn toàn khác. Tôi hiểu rằng tôi có thể thi đấu ở đẳng cấp cao và may mắn là tôi được thi đấu bên cạnh những cầu thủ xuất sắc như Brian Laudrup, Jonas Thern và Paul Gascoigne.
Về Gascoigne, nếu xét tới hành vi thì không phải lúc nào anh ấy cũng chuẩn mực. Nhưng Gascoigne thường cho tôi lời khuyên và thực sự giúp tôi ổn định ở Glasgow. Đó chính là Gascoigne. Anh ấy nổi tiếng vì những trò đùa giễu cợt, ví dụ như anh ấy chào đón tôi tới Rangers bằng cách “bĩnh” ra đôi tất của tôi. Tuy nhiên cũng có nhiều cử chỉ tốt của anh ấy mà không nhiều người biết.
Có một quy tắc tại Rangers từ thập niên 50 là mỗi ngày khi tới tập luyện, các cầu thủ phải mắc com lê và thắt cà vạt.
Tôi khi đó vẫn còn thanh niên. Nếu may mắn, bạn sẽ thấy tôi mặc một chiếc áo vest suốt cả ngày Chủ nhật nhưng đó không phải phong cách của tôi. Vì thế, Paul đưa tôi đến một trong những hiệu may đắt nhất ở Glasgow và bảo tôi chọn 7 đến 8 bộ com lê. Anh ấy nói rằng thợ may đã có hợp đồng với câu lạc bộ, điều này có nghĩa các cầu thủ có thể chọn bất cứ bộ nào mà họ muốn và tiền sẽ được trả bằng lương hàng tháng cho đến hết mùa giải. Tôi chọn com lê, áo sơ mi, cà vạt và khi tính tiền thì chỗ đó vào khoảng 10.000 bảng.
Một thời gian sau, tôi phát hiện ra chẳng có hợp đồng nào giữa thợ may và câu lạc bộ cả. Đó chỉ là cách mà Paul lừa để giúp tôi. Anh ấy trả tiền bộ áo bằng tiền của mình. Đây chính là Paul Gascoigne không phải ai cũng biết. Giờ đây anh ấy đang sống không được ổn cho lắm, anh ấy nghiện rượu nhưng chúng tôi vẫn hay nói chuyện với nhau. Tôi sẽ luôn lưu giữ những ký ức về anh ấy và để mọi người biết rằng đó là một con người sống rất tình cảm. Anh ấy không bao giờ suy nghĩ theo lối mòn và luôn khiến cả phòng thay đồ phải bò lăn ra cười.
Tôi yêu quãng thời gian ở Rangers. Tôi yêu sự đam mê và căng thẳng trong mỗi trận derby Old Firm [trận đấu giữa Celtic và Rangers]. Những trận đấu đó thậm chí còn vượt khỏi khuôn khổ bóng đá. Với những cầu thủ địa phương, đặc biệt là Ally McCoist, thì điều này càng được thể hiện rõ.
Tôi vẫn nhớ HLV Walter Smith bắt đầu nói chuyện với tôi vài tuần trước một trận derby. Mỗi ngày, ông ấy lại nói: “Này Rino, đừng có điên quá nhé, đừng để bị nhận thẻ sớm quá.” Sau đó, trận đấu diễn ra và tôi phải nhận thẻ vàng sau khoảng 20 giây bóng lăn! Ở giờ nghỉ giữa hiệp, tôi quay trở lại phòng thay đồ, tức giận đá vào tủ khoá và rồi bị một vết cắt sâu ở mắt. Tôi muốn được thay ra vì gần như tôi không thể nhìn thấy gì nữa. Nhưng Smith bảo tôi khâu chỗ vết thương đó và trở lại sân. Đó là cách mà mọi người ở Rangers cảm nhận về trận đấu.
Lối chơi lăn xả làm nên thương hiệu của Gattuso
Ngày gia nhập Rangers, tôi đeo một cây thánh giá mà mẹ tặng và mọi người nhìn tôi bằng ánh mắt rất lạ. Tôi tự hỏi có chuyện quái gì mà bọn họ cứ nhìn mình như vậy. Tôi thật ngây thơ. Tôi không hiểu nó có ý nghĩa trong Thiên Chúa giáo như thế nào. Sau này tôi mới nhận ra nhưng không ai bảo tôi bỏ cây thánh giá đó ra cả.
Thành thực mà nói, điều khó chịu nhất đó là HLV Dick Advocaat muốn tôi thi đấu ở vị trí hậu vệ phải. Tôi không muốn đá hậu vệ phải, thực sự là rất bực.
NGUYÊN TẮC BẤT DI BẤT DỊCH
Khi còn thi đấu, tôi không bao giờ xem các đoạn băng quay lại. Không bao giờ. Bây giờ khi đã giải nghệ, tôi thấy một vài khoảnh khắc mà mình mất bình tĩnh và tự hỏi “Đó thực sự là mình sao? Mình đã làm chuyện đó à?” Tôi gần như không nhận ra bản thân nữa.
Khi tôi nhìn bức hình mà tôi bóp cổ Joe Jordan trong khi đeo tấm băng đội trưởng có dòng chữ Respect (Tôn trọng), tôi phải bật cười vì không thể nào khóc nổi. Đó là sự cố chỉ diễn ra trong một giây nhưng chắc chắn không phải là một hình ảnh đúng mực.
Gennaro Gattuso: Khi xỏ giày, khoác áo thi đấu tôi không phân biệt được đâu là đối thủ nữa
Điều tương tự khi tôi thấy hình ảnh mình đang cãi nhau với Ronaldo, cầu thủ xuất sắc nhất thế giới trong một trận derby thành Milan hay như với Zlatan Ibrahimovic trong cuộc đối đầu với Ajax Amsterdam. Tôi có thể tiếp tục làm vậy nhưng rõ ràng là không nên…
Khi Ibrahimovic gia nhập Milan, chỉ một cái nhìn giữa chúng tôi là đủ để mọi xích mích được giải quyết. Chỉ cần nhìn nhau, chúng tôi hiểu cả hai cảm nhận bóng đá như thế nào, có lẽ là theo cùng một cách. Chúng tôi là hai cầu thủ khác nhau nhưng thái độ và khát khao muốn giành chiến thắng thì chắc chắn là giống. Chúng tôi rất hiểu nhau.
Là một cầu thủ bóng đá, bạn biết nếu ai đó đang muốn triệt hạ đối thủ hay đơn thuần sự máu lửa đó chỉ là một phần trong lối chơi. Tôi chưa bao giờ bước vào sân với ý nghĩ muốn làm hại cầu thủ đối phương. Tôi luôn nghĩ tới việc đoạt bóng trước tiên, đoạt lấy bóng mà không gây ra vấn đề gì. Đó là tư duy của tôi, luôn luôn là như vậy.
(Còn nữa)
Lược dịch từ bài viết “Gennaro Gattuso: The day Gazza tricked me at Rangers - but not in the way you’d expect” trên FourFourTwo.
Robert Lewandowski, Lamin Yamal và Raphinha là những cầu thủ ghi bàn nhiều nhất, kiến tạo nhiều nhất cho Barca mùa này. Nhưng vắng một trong ba cái tên ấy, Barca vẫn chơi tốt, vẫn giành chiến thắng. Chỉ có một người mà nếu anh không ra sân, đội bóng xứ Catalan mới gặp vô vàn khó khăn. Đó là Pedri.
Chỉ cần chinh phục tối đa 8 trận đấu nữa là Barcelona sẽ giành được cú ăn ba La Liga, Copa del Rey và Champions League, qua đó trở thành CLB đầu tiên tại châu Âu có 3 lần làm được điều này. Cuối tuần trước, họ đã tiến thêm một bước lớn tới thành tựu đó với chiến thắng trước đối thủ truyền kiếp Real Madrid và mang về chức vô địch đầu tiên trong bộ ba danh hiệu kể trên.
Arsenal sẽ bước vào trận Bán kết Champions League lượt đi mà không có sự phục vụ của tiền vệ phòng ngự tốt nhất của họ, Thomas Partey. Đây rõ ràng là mất mát lớn đối với đại diện nước Anh trong tham vọng đăng quang cúp Châu Âu mùa này.
Sinh ra tại Catalan và khoác áo Barcelona trong phần lớn sự nghiệp cầu thủ trước khi trở thành HLV trưởng CLB này, nhưng với Pep Guardiola - người đang dẫn dắt Man City, Wembley lại là một sân bóng đặc biệt, gắn liền với những dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của ông.
“Xin chào người hâm mộ Swansea, tôi là Luka Modric và tôi rất vui khi được tham gia vào chuyến đi này”. Khi Modric nói những lời đó hôm 14/4, trên tay là một quả bóng mang thương hiệu Swansea City, đó là khoảnh khắc khiến bạn phải dụi mắt.