Với những người theo dõi Premier League, Caglar Soyuncu không còn là cái tên quá xa lạ. Anh là một trong những tuyển thủ quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng nhất vào thời điểm hiện tại. Dù vậy, không phải ai cũng biết rằng, ngoài việc là một trung vệ chất lượng của Leicester City, Soyuncu còn là một người tiên phong cho sự thay đổi của bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ.
Ảnh: Getty Images
Với những người theo dõi Premier League, Caglar Soyuncu không còn là cái tên quá xa lạ. Anh là một trong những tuyển thủ quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng nhất vào thời điểm hiện tại. Dù vậy, không phải ai cũng biết rằng, ngoài việc là một trung vệ chất lượng của Leicester City, Soyuncu còn là một người tiên phong cho sự thay đổi của bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ.
Khác với đại đa số các cầu thủ đồng hương, Caglar Soyuncu không chơi cho bất cứ CLB lớn nào trong nước. Khi còn khoác áo Altinordu, cầu thủ sinh năm 1996 đã phải đưa ra một trong những lựa chọn khó khăn nhất trong cuộc đời.
“Tôi buộc phải quyết định”, Soyuncu nhớ lại, “Gia nhập học viện của một CLB nào đó tại Super Lig (giải VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ) hoặc tiếp tục thi đấu ở hạng thấp hơn cấp địa phương. Mặc dù rất phân vân nhưng cuối cùng, tôi đã nghe theo lời khuyên của HLV trưởng (Huseyin Eroglu) và ngài chủ tịch (Mehmet Seyit Ozkan). Tôi muốn được thi đấu để có thêm kinh nghiệm, dù đây chỉ là giải đấu hạng dưới”.
Thực tế đã cho thấy quyết định của Soyuncu là chính xác khi chỉ một thời gian sau, anh đã nhận được sự quan tâm từ nước Đức và nhanh chóng trở thành cầu thủ của SC Freiburg. Đến năm 2018, anh chuyển tới Leicester City theo một bản hợp đồng trị giá 20 triệu bảng. Trong lịch sử, Soyuncu là cầu thủ Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên đến chơi bóng tại một trong năm giải đấu hàng đầu châu Âu mà không trải qua thời gian trui rèn ở giải VĐQG. Chính hướng đi này của Soyuncu đã mở ra một con đường phát triển mới cho những thế hệ cầu thủ tiếp theo.
Theo truyền thống, mục tiêu của mọi cầu thủ Thổ Nhỹ Kỳ sẽ là được ký hợp đồng với Besiktas, Fenerbahce, Galatasaray hoặc Trabzonspor trước khi nghĩ đến những điều lớn lao hơn. Tuy nhiên, thị trường bóng đá của quốc gia này đang rơi vào tình trạng lạm phát khá trầm trọng. Trên bình diện châu Âu, chất lượng của các CLB của Thổ Nhĩ Kỳ không thể nào so sánh được với các đội bóng đến từ Hà Lan, Bỉ hay Bồ Đào Nha (chứ chưa nói đến 5 giải hàng đầu châu lục).
Caglar Soyuncu chưa từng thi đấu cho một đội bóng lớn nào của Thổ Nhĩ Kỳ. Anh xuất thân ở Altinordu, một đội bóng nhỏ, trước khi ra nước ngoài thi đấu. Ảnh: The Telegraph
Trong khi đó, cầu thủ vẫn được hưởng mức lương cao hơn nhiều so với đóng góp của họ. Dần dần, giải VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ giống như một “vùng an toàn”. Những người đang chơi bóng ở đây hầu như chẳng có động lực để cải thiện bản thân, còn số cầu thủ đã không còn cạnh tranh được ở các giải đấu khác lại coi đây như một nơi thích hợp để “dưỡng già”.
Trong hoàn cảnh đó, Caglar Soyuncu là người đã đặt dấu mốc cho một thời kỳ mới và đội bóng cũ của anh, Altinordu, là trung tâm của câu chuyện. CLB nhỏ bé ở thành phố Izmir có đủ dũng cảm để khởi đầu một dự án hoàn toàn mới. Họ nhìn thấy một cơ hội dù khi ấy còn là rất nhỏ: Thổ Nhĩ Kỳ là đất nước có số lượng cầu thủ trẻ lớn nhất ở châu Âu nhưng lại thường xuyên không được chú ý tới trong vài thập kỷ vừa qua.
Altinodur sau đó đã quyết tâm thành lập một trung tâm bóng đá dành cho những tài năng đặc biệt. Họ đào tạo những “viên ngọc thô” này tới một trình độ tiêu chuẩn, đủ để lôi kéo ánh mắt của các CLB từ những giải đấu hàng đầu thế giới. Trên mảnh đất rộng lớn nằm giữa vùng Aegean và Tây Anatolia, hàng trăm ngôi trường bóng đá được xây dựng. Họ cũng cất công đi tìm kiếm nhân tài ở những thị trấn hoặc ngôi làng từng bị bỏ qua trước đó. Tại học viện, các cầu thủ trẻ được dạy ngoại ngữ, được huấn luyện công nghệ hiện đại, được chăm sóc bởi những HLV có bằng cấp và cả những nhà tâm lý học thể thao. Đây có thể là tiêu chuẩn cơ bản ở Premier League, La Liga hay Bundesliga nhưng lại là điều hiếm hoi ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Caglar Soyuncu đang là một trong những trung vệ đáng xem nhất tại Premier League. Ảnh: Getty Images
Soyuncu là trung vệ thuận cả hai chân và sở hữu kỹ thuật cũng như khả năng chuyền dài ấn tượng. Đây cũng có thể là kết quả của thời gian từng chơi ở vị trí tiền đạo. Anh chia sẻ: “Khi còn là một tiền đạo, tôi đã thần tượng Wayne Rooney. Lúc đó tôi chưa cao lớn như bây giờ, chính vì thế, tôi luôn thích theo dõi những chân sút trẻ không quá cao nhưng lại vươn tầm trở thành ngôi sao. Sau này, khi chuyển tới Buca và Altinordu, tôi mới đổi sang chơi trung vệ. Carles Puyol chính là người hùng của tôi. Tôi thích cá tính, lòng can đảm và khả năng lãnh đạo của anh ấy”.
Ở Altinordu, Caglar Soyuncu là bạn cùng phòng của Cengiz Under – tiền đạo chạy cánh phải đang chơi cho Leicester theo dạng cho mượn từ AS Roma. Chẳng ai có thể tưởng tượng được hai cậu bé ở một CLB hạng dưới ít tiếng tăm lại có ngày trở thành thần tượng của bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ. Khi SC Freiburg đưa Soyuncu về với sân Dreisamstadion (nay là Schwarzwald-Stadion) vào năm 2016, gần như chẳng một người Thổ nào quan tâm đến thương vụ này. Ngay cả khi đã chơi trọn vẹn hai mùa giải với tư cách là cầu thủ đội một ở Freiburg, Soyuncu vẫn chẳng được để ý.
Phải tới khi chuyển tới khoác áo Leicester, cái tên Caglar Soyuncu mới được biết đến ở đất nước mình. Một cầu thủ Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ chơi bóng tại giải VĐQG nhưng lại được chiêu mộ bởi một CLB ở Premier League với mức giá 20 triệu bảng. Soyuncu gặp nhiều khó khăn để hoà nhập với cuộc sống và môi trường bóng đá mới trong mùa giải đầu tiên. Tuy nhiên, với nỗ lực không biết mệt mỏi, anh đã khẳng định được vị trí của mình trong đội hình của đội chủ sân King Power và còn được coi là một trong những trung vệ đáng xem nhất giải đấu.
Đất nước Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng trên thế giới với những vở kịch dài tập trên truyền hình và câu chuyện của Caglar Soyuncu cũng có thể dễ dàng trở thành một kịch bản ăn khách. Không những thế, đây còn là người thật việc thật và nó còn là niềm tin và nguồn cảm hứng cho thế hệ cầu thủ trẻ Thổ Nhĩ Kỳ sau này – những người muốn đi theo con đường của Soyuncu.
Caglar Soyuncu sẽ là linh hồn của hàng phòng ngự Thổ Nhĩ Kỳ tại Euro 2016. Ảnh: Getty Images
Trở lại thời điểm Caglar Soyuncu phải đưa ra sự lựa chọn sẽ ảnh hưởng tới con đường sự nghiệp sau này, trung vệ của Leicester có một người bạn đã đưa ra quyết định hoàn toàn trái ngược. “Anh ấy đã đến lò đào tạo của Galatasaray”, Soyuncu nói, “Anh ấy bảo tôi rằng sự nghiệp sẽ chẳng đi đến đâu nếu cứ tiếp tục thi đấu ở giải nghiệp dư. Lúc đó, ai cũng sẽ cho rằng anh ấy đúng nhưng tôi luôn tự nhủ rằng không bao giờ được bỏ cuộc, rằng một ngày nào đó tôi sẽ thành công”.
2016 cũng là năm Caglar Soyuncu có màn ra mắt trong màu áo ĐTQG. Khi đó, chỉ có 3 cầu thủ trong đội hình của Thổ Nhĩ Kỳ đang thi đấu tại nước ngoài. Đến khi Thổ Nhĩ Kỳ giành chiến thắng 4-2 trước Hà Lan ở vòng loại World Cup hồi tháng 3, chỉ có 2 người trong đội hình xuất phát là đang thi đấu trong nước. Đó là Ozan Tufan và Ugurcan Cakir. Một sự khác biệt rất lớn đã được tạo ra trong khoảng thời gian 4 năm. Có thể nói, đây là đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ phiên bản 2.0 của HLV Senol Gunes. Đất nước này đang sở hữu lứa cầu thủ trẻ đầy tự tin, sẵn sàng thể hiện mình ở những sân khấu lớn nhất thế giới. Họ muốn vươn lên theo cách mà Soyuncu từng làm.
Trong quá khứ, điểm yếu của Thổ Nhĩ Kỳ luôn nằm ở hàng thủ. Ở hiện tại, phòng ngự lại đang là nền tảng cho lối chơi của đội tuyển này với “hòn đá tảng” Caglar Soyuncu. Anh chính là người thủ lĩnh của một Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn mới, một trong những phiên bản mạnh nhất mà nền bóng đá đất nước này từng sở hữu. Không những thế, HLV trưởng Senol Gunes cũng là một cái tên đáng tin cậy. Dưới sự dẫn dắt của ông, đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ từng giành được vị trí thứ ba ở kỳ World Cup diễn ra cách đây 19 năm.
Như Sir Alex Ferguson từng nói: “Tấn công giúp bạn chiến thắng một trận đấu còn phòng ngự sẽ mang đến cho bạn những danh hiệu”. Thổ Nhĩ Kỳ cùng Caglar Soyuncu chắc chắn sẽ là một trong những đội tuyển đáng xem nhất ở Euro sắp tới.
Luis Diaz sẽ kỷ niệm ba năm khoác áo Liverpool vào tháng tới và màn trình diễn của tiền đạo người Colombia vào cuối tuần qua là lời nhắc nhở kịp thời rằng, anh LUÔN là nhân tố quan trọng đối với The Kop.
Trước khi nhập tịch thành công và khoác áo ĐTQG, Nguyễn Xuân Son nhận phản ứng trái chiều của người hâm mộ; song, anh đang nỗ lực hết mình để giành được cảm tình của những người từng không ủng hộ mình.
Khi Xuân Son tỏa sáng trong trận ra mắt ĐT Việt Nam, một bộ phận khán giả bỉ bôi Tiến Linh và bắt đầu đưa ra những sự so sánh để nâng tầm “tân binh” mang áo số 12…
Nguyễn Xuân Son đang tận hưởng thời khắc đẹp nhất trong sự nghiệp của anh và chúng ta, những người hâm mộ bóng đá Việt Nam cũng đang tận hưởng một trung phong có lẽ chưa từng có của ĐT Việt Nam.