Thông tin Neymar ký hợp đồng mới, dài hạn với Paris Saint-Germain đến trong bối cảnh sự ổn định của Ligue 1 đang bị đặt dấu hỏi. Ban đầu, Neymar đến PSG để viết nên lịch sử và câu chuyện huyền thoại của chính anh, nhưng lúc này anh đang là nhân tố quan trọng trong câu chuyện tồn vong của giải VĐQG Pháp.
Pháp có thể là đất nước của những nhà vô địch World Cup bóng đá nam, tuy nhiên đó chỉ là bề mặt của nền bóng đá. Ở phía sau, câu chuyện rất khác vì nó liên quan đến yếu tố cốt lỗi của môn thể thao.
6 tháng sau khi bản hợp đồng truyền hình mà được hứa hẹn sẽ nâng bóng đá Pháp cấp CLB lên tầm cao mới chưa tưng có bắt đầu có hiệu lực, lúc này hợp đồng ấy đã bị phá vỡ. Trong tuần qua đã có thời điểm các giải chuyên nghiệp của họ lâm vào khủng hoảng, hàng loạt CLB đứng trước nguy cơ phá sản.
Cơn bão có thể đã trôi qua vì một thỏa thuận tạm thời đã ngăn chặn điều tồi tệ nhất nhưng mọi thứ chưa có gì đảm bảo. Cũng trong tuần vừa rồi, Paris Saint-Germain được cho là đã thống nhất được với Neymar về việc gia hạn hợp đồng với anh - cầu thủ được trả lương cao nhất lịch sử bóng đá Pháp - thêm 4 năm nữa. Cả một nền bóng đá trước đây sống dưới cái bóng của Neymar thì bây giờ còn hơn thế, họ phụ thuộc vào anh.
Đôi khi mọi thứ nhìn có vẻ quá tốt để những điều nguy hiểm xảy ra. Khi Mediapro, tập đoàn có trụ sở ở Barcelona, đưa ra lời đề nghị trả 1 tỷ USD/năm để phát sóng bóng đá Pháp trong 4 mùa giải - nhiều hơn 60% so với hợp đồng trước - hợp đồng này được dự báo sẽ nâng tầm Ligue 1 lên cao hơn LaLiga, Serie A và Bundesliga.
Việc Mediapro không có nền tảng phát sóng và không đưa ra những đảm bảo về tài chính khiến Serie A đã rút lui khỏi cuộc đàm phán tương tự. Tuy nhiên các nhà chức trách ở Pháp kiên quyết bất chấp tất cả.
Mediapro lập ra một kênh mới là Telefoot, phát sóng 18 trận mỗi tuần: 8 trận của Ligue 1 và 10 trận của Ligue 2. Tuy nhiên nó không có nội dung bóng đá độc quyền nào khác. Họ chỉ có 600.000 người đăng ký - và cần 4 triệu người để hòa vốn. Khoản thanh toán đầu tiên đã được chuyển tới giải đấu vào tháng 8, nhưng các khoản thanh toán tiếp theo với tổng giá trị 400 triệu USD đã không diễn ra vào tháng 10 và 12.
Mediapro cho rằng COVID-19 là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ xem thấp. Chắc chắn đó là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự bấp bênh về kinh tế. Tuy nhiên các nhà cung cấp dịch vụ khác đã chứng kiến lợi nhuận tăng vọt trong suốt các thời kỳ giãn cách xã hội khi các khán giả buộc phải ở nhà xem truyền hình và các thiết bị phát trực tuyến để giải trí.
Bên cạnh đó có bằng chứng cho rằng Mediapro đã gặp khó khăn từ trước khi đại dịch xuất hiện khi doanh thu của họ giảm trong năm 2019. Hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã hạ cấp độ đánh giá về Mediapro xuống mức rủi ro cao.
Tuy vậy, dù COVID-19 có thể là lời bào chữa dễ dàng cho mọi sự quản lý yếu kém nhưng thực sự nó có tác động rất lớn. Tất cả CLB đều đã bị ảnh hưởng nghiệm trọng trong năm ngoái nhưng Ligue 1 là giải đấu duy nhất trong 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu kết thúc mùa giải sớm - một phần đến từ quyết định của thủ tướng Edouard Philippe.
Anh, Tây Ban Nha, Đức và Italy đều đã tìm ra cách để tái khởi động lại và ít nhất vớt vát một chút doanh thu. Ông Jean-Michael Aulas - chủ tịch CLB Lyon - ước tính Ligue 1 mất khoảng 1 tỷ USD doanh thu. Các đài truyền hình trong nước đã được hoàn lại khoảng 125 triệu USD và các đơn vị sở hữu bản quyền ở quốc tế nhận được khoảng 25 triệu euro.
Bằng cách khởi động giải đấu lại sớm nhất, Bundesliga thậm chí có lẽ còn thu hút thêm nhiều người hâm mộ - dù phải một khoảng thời gian nữa mới có bằng chứng xác thực. Trong khi đó, bóng đá Pháp biến mất, như đã nói là giải đấu duy nhất trong 5 giải VĐQG nam hàng đầu châu Âu dừng lại toàn bộ mùa giải.
Điều đó làm nổi bật lên vấn đề khác: Liệu Pháp có thực sự nằm trong “Big 5” các giải VĐQG hàng đầu châu Âu hay thực sự chỉ có “Big 4” cộng thêm PSG? Lyon và Monaco gần đây đã từng lọt vào bán kết Champions League nhưng về cơ bản, cả hai đều là những CLB theo kiểu đào tạo rồi bán cầu thủ. Trong suốt bốn năm qua, Monaco thu về 120 triệu USD tiền chuyển nhượng, Lyon là 190 triệu USD.
Hãy lấy ví dụ về Lille, đội đầu bảng Ligue 1 thời điểm hiện tại. Năm 2017, CLB được doanh nhân Gerard Lopez mua lại. Ông làm mọi thứ gần như đều đúng đắn. Ông bổ nhiệm Marc Ingla - người từng làm việc cùng Ferran Soriano và Txiki Begiristain ở Barcelona - làm tổng giám đốc và đưa Luis Campos về làm giám đốc thể thao. Marcelo Bielsa đã rời Lille một cách chóng vánh nhưng dự án của Lopez diễn ra rất hợp lý.
Đội bóng gặt hái những thành công trên khía cạnh chuyển nhượng, tiêu biểu nhất là bán Nicolas Pepe cho Arsenal với giá 75 triệu USD và Victor Osimhen cho Napoli với giá 60 triệu USD. Nhưng ngay cả như vậy, dù đội bóng có đang đạt phong độ tốt đi chăng nữa, Lille chưa bao giờ có tiền. Tháng 12 năm ngoái, Lopez đã bị các chủ nợ lớn của CLB - JP Morgan và Elliott Management - ép buộc bán cho một quỹ đầu tư do doanh nhân Maarten Petermann đứng đầu.
Kiếm tiền từ bóng đá ở Pháp và cố gắng cạnh tranh với PSG - đội bóng do nhà nước Qatar đứng sau thông qua thông qua Qatar Sports Investment - về cơ bản là điều không thể. Có thể PSG đã tụt từ thứ 5 xuống thứ 7 trong bảng xếp hạng về doanh thu bóng đá mà Deloitte Football Money League công bố tuần trước - doanh thu của họ giảm từ 760 triệu USD xuống 650 triệu USD - nhưng tính tất cả các CLB Pháp thì ngoài PSG chỉ có Lyon nằm trong top 30.
Có lý do khiến Aulas quyết định ngày càng tập trung thêm cho bóng đá nữ và có lý do Louis-Dreyfus, con trai tỷ phú Robert Louis-Dreyfus (cựu cổ đông lớn nhất của Marseille) khi quyết định đầu tư vào một CLB bóng đá đã không chọn một đội ở Pháp mà là Sunderland đang đá ở League One.
2 doanh nhân Michael Aulas và Gerard Lopez
Phán quyết của toàn án cho phép Mediapro từ bỏ các quyền còn lại trong hợp đồng với giá 120 triệu USD và Ligue de Football Professionel đã tổ chức một cuộc đấu giá khẩn cấp trong tuần trước. Họ hy vọng Canal+ sẽ tham gia, tuy nhiên kênh này đã trả lại các quyền mà họ đang nắm giữ và kiện giải đấu vì họ rất tức giận khi không được phép đàm phán lại hợp đồng hiện tại trong bối cảnh đã có nhiều sự thay đổi. Cả Canal+ lẫn beIN Sports đều không ra giá và không bên nào trong cả ba công ty đã ra giá trong cuộc đấu thầu - Amazon, Discovery và DAZN - đạt được giá khởi điểm.
Kết quả là cuộc khủng hoảng tài chính to lớn của bóng đá Pháp xảy ra mà nguyên nhân nằm một phần ở việc không có doanh thu từ truyền hình cũng như không có tiền từ bán vé vào sân. Vào thứ 2 tuần trước, trang nhất tờ nhật báo L’Equipe chạy dòng tiêu đề: “48 giờ để sinh tồn”. Với nhiều CLB, họ đang ở trong một cuộc vật lộn để tồn tại.
Cuối cùng một thỏa thuận được ký vào thứ 5, theo đó Canal+ trả 240 triệu USD để phát sóng phần còn lại của mùa giải. Gói bản quyền mùa này thấp hơn khoảng 20 triệu USD so với mùa giải trước và giảm 40% so với dự tính ban đầu. Khi tương lai lâu dài vẫn chưa chắc chắn, thỏa thuận này không thể làm vơi đi sự thật u ám rằng các CLB Pháp đang bị những đối thủ giàu có hơn tại châu Âu “cướp người” và nhiều người còn sợ rằng sức hấp dẫn của giải đấu sẽ còn giảm hơn nhiều. Và hệ quả là PSG sẽ càng gia tăng sự thống trị.
Sự thống trị đó được nhấn mạnh hơn nữa bởi việc CLB được cho đã gia hạn hợp đồng với Neymar. Mối quan hệ của tiền đạo người Brazil với PSG kể từ khi anh gia nhập CLB vào năm 2017 không phải lúc nào cũng sóng yên biển lăng. Chính Neymar đã khẳng định vào năm ngoái rằng anh rất muốn trở về Barcelona.
Song, với việc Barca tuyên bố khoản nợ khoảng 1,4 tỷ USD thì điều ấy gần như không thể. Trong khi đó, Real Madrid không muốn hoặc thể đáp ứng mức giá được yêu cầu là 170 triệu USD. Một CLB Premier League có thể đủ khả năng mua Neymar nhưng tiền đạo 29 tuổi chia sẻ vào tuần trước rằng đến Anh là một điều miễn cưỡng bởi “suốt trận đấu có rất nhiều va chạm thể chất”.
Neymar khẳng định trong cuộc phỏng vấn là có nhiều điều đã thay đổi ở PSG và hiện tại anh muốn ở lại. Khi mới tới Pháp, lý do của siêu sao Brazil rõ ràng là để thoát khỏi cái bóng của Lionel Messi cũng như quảng bá hình ảnh của anh cùng PSG.
Hiện tại đây là “cuộc hôn nhân” vì lợi ích chung - đặc biệt nếu sự hiện diện của anh sẽ thu hút Messi tới thủ đô nước Pháp vào mùa hè năm nay. PSG có được tiếng tăm từ một ngôi sao nổi tiếng toàn cầu còn Neymar cũng có cuộc sống thoải mái ở Paris, thường xuyên đảm bảo suất tham dự Champions League và sự cạnh tranh không quá khốc liệt ở giải quốc nội giúp anh có thời gian cho các hoạt động bên ngoài.
“Tôi đã chơi bóng nhiều năm. Theo tôi, nếu bạn chỉ tập trung 100% vào chơi bóng, đầu bạn sẽ nổ tung. Tôi cần có thời gian thư giãn,… Tôi sẽ không bao giờ thôi tiệc tùng”, Neymar chia sẻ trên TF1. Liệu HLV Mauricio Pochettino có đồng ý hay không vẫn cần phải chờ xem.
Nhưng điều đó cũng hợp lý bởi lúc này bóng đá Pháp đang rất cần Neymar. Anh và Kylian Mbappe là những ngôi sao sáng giá. Họ là những cầu thủ thu hút khán giả toàn cầu. Hợp đồng của Mbappe sẽ hết hiệu lực vào năm 2022 nhưng PSG lạc quan rằng họ sẽ gia hạn được với anh và nếu tiền đạo người Pháp ở lại, PSG - và cả Ligue 1 - sẽ sở hữu 2 tài sản có giá trị khổng lồ với khoảng thời gian kéo dài 2 kỳ World Cup nữa.
Tuy vậy Mbappe mới chỉ 22 tuổi và chưa khoác áo đội bóng nào ngoài ở Pháp. Có thể anh sẽ quyết định thử sức ở nước ngoài để phát triển sự nghiệp khi mà PSG luôn đảm bảo giành chức vô địch Ligue 1 từ trước khi mùa bóng bắt đầu.
Và bóng đá Pháp đang cậy trông vào Neymar. Anh đến Paris để tìm cách quảng bá hình ảnh bản thân ra toàn thế giới. Lúc này, anh là niềm hy vọng lớn nhất cho Ligue 1 trong việc tìm kiếm ít nhất một hợp đồng bản quyền sinh lời cho mùa giải tiếp theo, tạo ra doanh thu và giúp giải VĐQG Pháp giữ vị trí trong nhóm những CLB hang đầu châu Âu.
Đó là một câu chuyện đáng chú ý - và có lẽ không phải tốt.
Dịch từ bài viết “French Football Needs Neymar More Than Ever” của tác giả Jonathan Wilson trên Sports Illustrated.
Với tài năng xuất chúng, Nguyễn Xuân Son có thể không phải một ví dụ điển hình, nhưng vẫn là trường hợp đáng tham khảo cho bất kỳ ai trong chúng ta. Bất kỳ ai đang bước đi mà mang theo sự biết ơn, chân thành và niềm nở bên mình. Đó là 3 lớp kính chồng tạo nên phép màu “vạn hoa” của trung phong số một Việt Nam hiện tại.
Luis Diaz sẽ kỷ niệm ba năm khoác áo Liverpool vào tháng tới và màn trình diễn của tiền đạo người Colombia vào cuối tuần qua là lời nhắc nhở kịp thời rằng, anh LUÔN là nhân tố quan trọng đối với The Kop.
Trước khi nhập tịch thành công và khoác áo ĐTQG, Nguyễn Xuân Son nhận phản ứng trái chiều của người hâm mộ; song, anh đang nỗ lực hết mình để giành được cảm tình của những người từng không ủng hộ mình.
Khi Xuân Son tỏa sáng trong trận ra mắt ĐT Việt Nam, một bộ phận khán giả bỉ bôi Tiến Linh và bắt đầu đưa ra những sự so sánh để nâng tầm “tân binh” mang áo số 12…