Thứ Bảy, 28/12/2024 Mới nhất
Zalo

Người người "tự sướng", nhà nhà "tự sướng" ở World Cup 2014

Thứ Sáu 04/07/2014 20:41(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Chưa bao giờ hoạt động chụp ảnh "tự sướng" (selfie) lại xuất hiện nhiều như ở World Cup năm nay, hình thành từ việc ngày càng đông người được trang bị điện thoại thông minh, qua đó góp phần lập nên không ít kỷ lục mới.  Hầu như tất cả những người tham dự các trận đấu World Cup năm nay đều đã tải ảnh selfie lên mạng Internet để người khác cùng chiêm ngưỡng và chia sẻ niềm vui.

Ảnh selfie trong phòng thay đồ

Hơn 1 triệu người đã nhấn vào nút "thích" (like) khi Neymar tải bức selfie lên mạng chia sẻ ảnh Instagram, trong đó có cảnh bạn gái siêu mẫu để tay lên đôi vai trần của anh. Neymar đã chụp bức ảnh này sau khi ghi 2 bàn trong chiến thắng 3-1 của Brazil trước Croatia, trong ngày khai mạc World Cup (12/6). Ngày này cũng trùng với Lễ tình nhân của Brazil.
 

 

Trong khi đó tiền đạo Lukas Podolski của tuyển Đức đã tải bức selfie chụp anh với Thủ tướng Angela Merkel, người hâm mộ cuồng nhiệt đội tuyển quốc gia, lên mạng Internet. Bức ảnh được chụp khi bà Merkel thăm các cầu thủ trong phòng thay đồ, ngay sau chiến thắng 4-0 của đội Đức trước Bồ Đào Nha.

Một số tuyển thủ khác lại chụp ảnh selfie tập thể cùng các nhà lãnh đạo quốc gia của họ trước World Cup. Cụ thể ngôi sao Cristiano Ronaldo, người đang chơi cho đội Real Madrid, đã chia sẻ bức ảnh selfie chụp cả đội bóng với Tổng thống Anibal Cavaco Silva trên Twitter. Bức ảnh đã được 14.000 người chia sẻ và được 17.000 người "thích".

Với một số người, "cơn say" selfie tiếp tục diễn ra ngay cả sau khi World Cup đã kết thúc. Sau khi bị loại khỏi giải đấu, đội Chile đã được mời tới dinh Tổng thống Michelle Bachelet. "Thế này mới gọi là selfie chứ" - hậu vệ Gary Medel, biệt danh "Pitbull", đã viết như thế trong bức selfie chụp anh cùng bà Bachelet.

Bất tử hóa kỷ niệm khó quên

Nhưng không chỉ các sao bóng đá nổi tiếng mới thích lưu lại vĩnh viễn các trải nghiệm đặc biệt ở World Cup. Vô số fan bóng đá đổ tới 12 thành phố tổ chức World Cup, cũng đã chụp hàng loạt bức selfie, mô tả họ đi tới sân vận động, đứng trên khán đài, ở cạnh các màn hình chiếu bóng đá công cộng và trong quán bar.

Tại Rio de Janeiro, có một nơi đã trở thành địa điểm ưa thích để đông đảo fan kéo tới chụp selfie: trước tấm biển quảng cáo của hãng Adidas với cảnh tiền đạo Luis Suarez đang há mồm, nhe răng. Hàng trăm người đã chụp ảnh với tư thế ghé vai vào giữa các hàm răng của Suarez, tái hiện cú cắn nổi tiếng của anh vào vai hậu vệ Italy Giorgio Chiellini, hành động khiến anh bị đuổi khỏi giải đấu.

Theo thống kê chính thức, chỉ tính riêng các trận đấu đầu tiên diễn ra tại 12 sân vận động của Brazil, đã có tổng cộng 7,6 triệu lá thư điện tử, bức ảnh hoặc tin nhắn đa phương tiện được gửi đi. Tổng kết giai đoạn vòng bảng World Cup, khoảng 300 triệu tin nhắn liên quan tới giải đấu đã được gửi lên Twitter.

Hồi đầu tuần, Facebook xác nhận đã có tổng cộng hơn 1 tỷ bài viết, bình luận và "like" liên quan tới World Cup kể từ khi giải đấu bắt đầu, với mức độ trao đổi thông tin trực tuyến cực lớn. Cụ thể khoảng 220 triệu người đã tham gia các cuộc trò chuyện như thế, một con số chưa từng có trên mạng xã hội này. 

Theo Thể Thao Văn Hoá

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: Tôn giáo Argentina tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Trong tất cả những điều kỳ lạ mà bạn đã nghe về World Cup, tất cả những câu chuyện kỳ quặc và tuyệt vời về cách môn thể thao cổ lỗ sĩ này có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người, hãy nghĩ xem liệu có bao nhiêu câu chuyện khiến bạn kinh ngạc như những gì đang diễn ra ở Bangladesh mà bạn sắp được nghe.  

Xem thêm
top-arrow
X