Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Đội tuyển Brazil: Những ngôi sao từ khu ổ chuột

Thứ Hai 26/05/2014 21:12(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Khi còn nhỏ, Dani Alves phải dậy từ 5 giờ sáng để thu hoạch dưa, còn Dante bán bộ trò chơi điện tử để có tiền theo đuổi sự nghiệp. Hè này, họ sẽ là những ngôi sao lớn của đội tuyển chủ nhà ở World Cup.

Ở World Cup 2006, Thierry Henry đã làm 190 triệu người Brazil nổi giận với một câu nói. “Khi còn nhỏ, tôi muốn chơi bóng suốt ngày, nhưng bố tôi nói tôi phải học hành trước”, Henry nói. “Ở Brazil, họ chơi bóng từ 8 giờ sáng tới 6 giờ tối”.

 

Những mảnh sáng tối

“Anh ta là một cầu thủ lớn”, cựu tuyển thủ Brazil Juninho Pernambucano nói. “Nhưng anh ta không nên nói chuyện chính trị. Trẻ em ở Brazil chịu rất nhiều thiệt thòi. Trong 80% các trường hợp, gia đình không có tiền để cho các em đến trường. Giá mà người Brazil chúng tôi có phúc lợi giáo dục và y tế như ở Pháp”.

Nhưng Henry ít nhiều có lý: Cuộc chiến chống nghèo đói có vai trò không nhỏ trong văn hóa bóng đá ở Brazil. Ngay cả ngày nay, với nhiều trẻ em Brazil, thoát nghèo bằng cách trở thành cầu thủ chuyên nghiệp vẫn là một giấc mơ có thể trở thành hiện thực, không thua kém so với việc cố gắng vào đại học để thành bác sĩ hay luật sư.

“Chúng tôi là một quốc gia rộng lớn”, nhà vô địch World Cup năm 1970, Tostao, nói. “Và chưa bao giờ thực sự dứt bỏ được nghèo đói. Hàng nghìn trẻ em, thay vì tới các trường công và có cơ hội trong cuộc đời, chỉ còn biết chơi bóng và mơ ước về ngày sẽ chơi chuyên nghiệp và nổi tiếng. Điều đó khiến chúng tôi có nhiều cầu thủ giỏi.”.

Nhưng mảng tối lớn hơn nhiều so với một vài đốm sáng chói lọi. Nhà văn Xico Sa nói: “Một số người thoát ra được nhờ bóng đá, nhạc funk hay nhạc rap, nhưng nhiều người khác bị gạt ra bên lề xã hội, hoặc bỏ mạng dưới những viên đạn, cuộc đời coi như bỏ đi vào năm 30 tuổi”.

Những ngôi sao lớn lên từ khốn khó

Dani Alves đang sống ngập trong xa hoa và hào quang ở Camp Nou, Barcelona, nhưng đã lớn lên ở một trong những vùng nghèo nhất tại bang Bahia. “Tôi thật sự tự hào về cuộc đời mình”, anh nói. “Tôi biết cuộc sống khó khăn đích thực là ra sao”. Khi còn nhỏ, anh phải dậy từ 5 giờ sáng để giúp bố mình, một nông dân nghèo, thu hoạch dưa.

Dante lớn lên tại Federacao, một khu lao động nghèo ở ngoại ô Salvador, nơi mẹ anh làm nhân viên tính tiền ở siêu thị. Sân bóng đầu tiên của anh là bãi đậu xe của siêu thị. Sau khi bị nhiều CLB ở Rio de Janeiro và Sao Paulo từ chối, anh được thử việc ở CLB nhỏ Matsubara tại Parana, miền nam Brazil, cách nhà 2.000 km. Cả nhà cũng không gom đủ tiền để Dante lên đường, nên anh phải bán bộ trò chơi điện tử, đủ để mua một tấm vé một chiều. Đó là một canh bạc được đền đáp xứng đáng. Sau khi thành công với Matsubara, Dante chơi cho một số CLB Brazil -nữa rồi chuyển tới Pháp, Bỉ, và rốt cuộc là Bayern năm 2012.

Tiền đạo Jo là một ví dụ khác, mất người anh Jean vì tai nạn xe hơi khi còn là một cậu bé, anh sống trong nghèo khó cho tới năm 16 tuổi, khi trở thành cầu thủ trẻ nhất ra sân trong một trận chính thức cho đội bóng khổng lồ của Sao Paulo, Corinthians. Sau đó anh chuyển sang chơi cho CSKA Moskva, Everton, Man City, và giờ là Atletico Mineiro. Năm 17 tuổi, Jo đã bỏ tiền mua cho bố mẹ một căn nhà mới: “Khi tôi đưa chìa khóa cho bố mẹ, tôi nói nhà này không chỉ là quà của tôi cho bố mẹ, mà của cả Jean”.

Theo Thể Thao Văn Hoá

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: Tôn giáo Argentina tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Trong tất cả những điều kỳ lạ mà bạn đã nghe về World Cup, tất cả những câu chuyện kỳ quặc và tuyệt vời về cách môn thể thao cổ lỗ sĩ này có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người, hãy nghĩ xem liệu có bao nhiêu câu chuyện khiến bạn kinh ngạc như những gì đang diễn ra ở Bangladesh mà bạn sắp được nghe.  

Xem thêm
top-arrow
X