Thứ Bảy, 28/12/2024 Mới nhất
Zalo

Bóng ma 'phát xít mới' ở World Cup

Thứ Năm 26/06/2014 20:59(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Văn hóa hooligan lâu nay luôn lạo ra những nét xấu xí nhất trong cộng đồng người hâm mộ bóng đá, thời gian gần đây đang trỗi dậy, với các phát ngôn mang tính thù hận sắc tộc và cả bạo lực đã xuất hiện ở các giải đấu lớn của thế giới, bao gồm cả World Cup.

Sự trỗi dậy của văn hóa hooligan là lý do khiến Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã quyết định tổ chức phản công trong World Cup năm nay, khi dán khẩu hiệu "Nói không với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc" lên biểu tượng trên áo thi đấu của các cầu thủ.

Thi nhau ủng hộ phát xít mới

Ngoài ra FIFA còn hứa hẹn sử dụng một loạt biện pháp trừng phạt khác nhau, từ việc phạt quốc gia có fan quá khích, cho tới trừ điểm của đội tuyển và cấm các CĐV quá khích đến sân... Song bất chấp những nỗ lực đó, tình trạng phân biệt chủng tộc, bài xích đồng tính vẫn diễn ra trên khán đài và trong sân cỏ tại World Cup năm nay.
 

 

Dễ thấy nhất là sự xuất hiện gần như không bị kiểm soát của chủ nghĩa phát xít mới. Trong trận đấu giữa tuyển Đức và Ghana hôm 21/6, một gã đàn ông không mặc áo đã chạy ào xuống sân cỏ, trên người ghi đầy biểu tượng của lực lượng SS thuộc phát xít Đức, bên cạnh các chữ HH (viết tắt cho câu chào Heil Hitler với ý nghĩa tôn vinh tên trùm phát xít).

Điều gây sốc là gã này đã rảo bước quanh khu vực giữa sân trong một lúc mà chẳng có nhân viên an ninh nào can thiệp. Cuối cùng một cầu thủ Ghana phải bước tới, dắt gã ra khỏi sân.

Đây không phải lần duy nhất trong World Cup năm nay, những kẻ phát xít mới dùng sân thi đấu làm sân khấu để thể hiện quan điểm. Ví dụ tuần trước các fan đội Nga và Croatia đã bị phát hiện đang đứng trên khán đài cùng nhiều khẩu hiệu mang biểu tượng bài Do Thái, ủng hộ phát xít mới.

Mặt đen và "con khỉ"

Cũng trong trận Đức - Ghana, người hâm mộ đội Đức đã phát hiện một gã bôi đen mặt, đội tóc giả kiểu châu Phi với mục đích chế giễu đối thủ. Một người dùng mạng xã hội Instagram đã chụp được ảnh của fan quá khích này và cho biết có ít nhất 8 fan bôi mặt đen xuất hiện trên khán đài. FIFA đang điều tra vụ việc và dù đã tuyên bố cứng rắn đối với mọi hành động phân biệt chủng tộc, nhưng chưa rõ là họ sẽ tổ chức xử lý ra sao.

Phân biệt chủng tộc không phải "đặc sản" của riêng World Cup. Tại EURO 2012, các cầu thủ Hà Lan đã bị fan đối phương chế nhạo và cầu thủ Mario Balotelli của Italy bị fan lăng mạ. Còn tại World Cup 2006, fan đội Tây Ban Nha bị phát hiện lúc đang chế nhạo các cầu thủ da đen trong đội Pháp.

Năm nay, chính nước chủ nhà World Cup đã phải mở một trận chiến với vấn đề phân biệt chủng tộc đang dậy sóng trong nước. Chuyện bắt đầu sau thời điểm Arouca, một cựu tuyển thủ đội tuyển quốc gia Brazil, bị chế nhạo cách đây vài tháng ở Rio de Janeiro, khi các fan liên tục gọi anh là "con khỉ", bên cạnh những từ ngữ không đẹp khác.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã thể hiện sự bất bình trước sự việc, cam kết về một World Cup không có phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, làm được điều này hay không lại là chuyện khác.

Một thứ giao thoa văn hóa khó nuốt

Một vấn đề lớn nữa của World Cup năm nay là tình trạng kỳ thị đồng tính. Nổi bật nhất về vấn đề này là fan Mexico, do họ thường hô lớn "Ehh... Puto!" mỗi lần đối thủ chuẩn bị phát bóng hoặc đá phạt góc. Về mặt lịch sử, "Puto" là một từ mang tính xúc phạm, nhắm vào những người đồng tính nam. Sau khi rõ chuyện, FIFA đã hứa sẽ điều tra và người ta tưởng như liên đoàn bóng đá Mexico sẽ bị phạt.

Tuy nhiên hôm thứ Hai tuần này, FIFA đã tuyên bố việc fan cùng nhau hô từ trên "không được xem là mang tính xúc phạm trong khung cảnh cụ thể" của World Cup. FIFA cũng không đưa ra bất kỳ hình phạt nào. Nhóm hoạt động chống phân biệt chủng tộc Football Against Racism tại châu Âu lập tức chỉ trích FIFA, nói rằng đây là hành động đáng thất vọng.

Điều tệ hại hơn là khi đội Mexico đối mặt với Brazil, các fan Brazil đã nhanh chóng sử dụng "Puto" để chửi đối thủ. Rõ ràng đây không phải là dạng "giao thoa văn hóa" mà FIFA mong muốn trong giải bóng đá lớn nhất hành tinh. 

Theo TTVH

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: Tôn giáo Argentina tại Bangladesh

Chuyện lạ World Cup: "Tôn giáo Argentina" tại Bangladesh

Trong tất cả những điều kỳ lạ mà bạn đã nghe về World Cup, tất cả những câu chuyện kỳ quặc và tuyệt vời về cách môn thể thao cổ lỗ sĩ này có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người, hãy nghĩ xem liệu có bao nhiêu câu chuyện khiến bạn kinh ngạc như những gì đang diễn ra ở Bangladesh mà bạn sắp được nghe.  

Xem thêm
top-arrow
X