Sự trỗi dậy của những cầu thủ làm ‘mồi nhử’ đá phạt đền

Tác giả Tú Nguyễn - Chủ Nhật 20/02/2022 10:05(GMT+7)

Zalo

Chelsea thể hiện phong độ nhạt nhòa trong trận chung kết Club World Cup với Palmeiras, nhưng họ đã để lại dấu ấn theo cách khá kì lạ.

 
Sự trỗi dậy của những cầu thủ làm mồi nhử đá phạt đền
 
Sau khi The Blues được hưởng quả phạt đền trong hiệp phụ, Cesar Azpilicueta ôm lấy trái bóng và đứng tại chấm 11m, như muốn cho cả thế giới thấy anh sẽ là người thực hiện cú đá. Xung quanh anh là sự hỗn loạn không hề nhẹ, khi các cầu thủ Palmeiras ra sức phản đối quả phạt đền đã được tham khảo qua VAR, cũng như tìm mọi cách để gây sức ép với đội trưởng Chelsea.
 
Sự trỗi dậy của những cầu thủ làm mồi nhử đá phạt đền
 
Nhưng khi sự huyên náo đã lắng xuống, khi những anh bạn Brazil đã giải tán và khi thủ môn Weverton đã lùi về phía khung thành của mình, Azpilicueta quay lại và…  đưa bóng cho Kai Havertz.
 
Sự trỗi dậy của những cầu thủ làm mồi nhử đá phạt đền
 
Cầu thủ người Đức đã thực hiện quả đá 11m mà không phải chịu nhiều sức ép, và thế là Chelsea trở thành nhà vô địch thế giới.
 

Đây là ví dụ mới nhất và có lẽ là phô trương nhất về một xu thế đang phát triển trong thời gian gần đây, đó là cố gắng bảo vệ người thực hiện quả phạt đền khỏi những phiền phức của đối thủ, bằng cách sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng.
 
Bạn gọi đó là gì cũng được: Gây mất tập trung, trì hoãn, khiêu khích hay thậm chí là thao túng đối thủ. Trong nhiều năm qua, đã có vô số cách thức được thực hiện để ngăn cản người sút phạt đền bằng mọi cách. Từ đôi chân đảo qua đảo lại của Bruce Grobbelaar trong trận chung kết cúp C1 năm 1984, điệu nhảy Ka Mate của thổ dân Maori được Joe Hart nhằm ngăn chặn người Ý tại EURO 2012, cho đến màn tra tấn bằng lời nói của Emiliano Martinez trong màu áo Aston Villa và ĐT Argentina.
 
Mặc dù vậy, những chiêu trò kể trên chỉ thực sự phổ biến ở thời điểm hiện tại: hầu hết các quả đá 11m đều đi kèm với nỗ lực của đội phòng ngự để gây áp lực cho người thực hiện. Việc các đội tấn công nghĩ ra chiến thuật để chống lại là điều dễ hiểu.
 
Geir Jordet là giáo sư tâm lý học bóng đá tại Trường Khoa học Thể thao Na Uy. Ông đã nghiên cứu tâm lý cầu thủ đá penalty trong nhiều năm. “Tôi nhận ra các đội đang áp dụng phương pháp bảo vệ người thực hiện quả phạt đền,” ông nói với The Athletic. “Nhưng tôi chưa bao giờ thấy ai đó trực tiếp ‘đóng giả’ người thực hiện quả phạt đền như vậy.”
 
Sau trận đấu ở Abu Dhabi, Azpilicueta đã xác nhận chiến thuật của mình để giảm áp lực trên vai Havertz, bởi anh ‘biết đối phương sẽ làm gì’. Thủ quân của Chelsea là người vô cùng nghiêm túc và lần này cũng không phải ngoại lệ: nếu nhìn qua một số quả đá 11m mà Palmeiras bị thổi phạt, chúng ta sẽ thấy đội bóng này thích quấy rầy đối phương ra sao.
 
Sau khi phải chịu một quả phạt đền trong trận đấu với Internacional ở Brazil Serie A mùa trước, nửa đội lao vào cự cãi với trọng tài nhiều nhất có thể, nửa còn lại đóng quân trong vòng cấm. Tiền vệ Ze Rafael thậm chí còn giẫm lên chấm 11m…
 
Sự trỗi dậy của những cầu thủ làm mồi nhử đá phạt đền
 
… và khi Yuri Alberto của Internacional chuẩn bị thực hiện, thủ môn Jailson thậm chí còn đẩy anh ta một cái.
 
Sự trỗi dậy của những cầu thủ làm mồi nhử đá phạt đền
 
“Có một yếu tố lớn ảnh hưởng đến hiệu suất thực hiện quả phạt đền: Áp lực. Càng nhiều áp lực và căng thẳng, người thực hiện nó sẽ càng đá tệ hơn,” Jordet nói. “Bất kỳ sự quấy rầy nào cũng làm giảm hiệu suất của người thực hiện trung bình khoảng 10%.”
 
Nếu một trận đấu hoặc một giải đấu, thậm chí là một mùa giải được định đoạt bởi một quả đá 11m, chắc chắn họ sẽ làm bất cứ điều gì có thể để gây ảnh hưởng đến điều đó, ngay cả khi nó chỉ mang lại hiệu quả một lần duy nhất trong 10 lần.
 
Hãy hỏi Martinez. Anh đã gần như một tay giành chức vô địch Copa America 2021 cho Argentina, khi giúp họ đánh bại Colombia trong loạt đá luân lưu ở trận bán kết. Trở lại Premier League, chiến thuật đánh lạc hướng của Martinez đã phát huy tác dụng trong những tuần đầu của mùa giải, khi Aston Villa đối đầu với Manchester United.
 
Khi United được hưởng một quả phạt đền ở phút bù giờ, Martinez bắt đầu khiêu khích Bruno Fernandes, người đang ôm bóng để chuẩn bị thực hiện cú đá. Khi Fred cố gắng đẩy Martinez ra, thủ thành người Argentina chỉ tay về phía Cristiano Ronaldo với hàm ý: ‘Anh nên là người thực hiện quả đá này.’
 
Sự trỗi dậy của những cầu thủ làm mồi nhử đá phạt đền
 
Các đồng đội đã giải vây thành công cho Bruno, nhưng sự điềm tĩnh của tiền vệ người Bồ Đào Nha đã không còn.
 
Sự trỗi dậy của những cầu thủ làm mồi nhử đá phạt đền
 
Sau đó, không còn sau đó nữa…
 
Sự trỗi dậy của những cầu thủ làm mồi nhử đá phạt đền
 
Mọi chiến lược đưa ra đều có phương án chống lại. Lần này cũng vậy.
 
Tháng 12, Villa đối đầu với Liverpool, đội được hưởng một quả penalty. Khác với Fernandes, người đi thẳng vào chấm 11m và đặt mình vào giữa đám đông, Mohamed Salah chọn cách đứng ngoài, trong bối cảnh cả Martinez và Tyrone Mings chiếm lấy vòng cấm.
 
Sự trỗi dậy của những cầu thủ làm mồi nhử đá phạt đền
 
Đến khi Salah tiến đến thực hiện, Mings với chiều cao 1m95 bắt đầu tiếp cận cầu thủ người Ai Cập. Thấy vậy, Jordan Henderson liền can thiệp khi cố gắng kéo đồng đội ở tuyển Anh ra khỏi đồng đội ở CLB.
“Cậu ấy đã tham gia cùng với hai cầu thủ Liverpool khác. Về cơ bản họ sẽ có ba cầu thủ Liverpool bảo vệ Salah,” Jordet nói.
 
Sự trỗi dậy của những cầu thủ làm mồi nhử đá phạt đền
 
Salah đã ghi bàn, nhưng cần lưu ý rằng Pierre-Emerick Aubameyang đã thử điều gì đó tương tự với Villa vài tuần trước đó…
 
Sự trỗi dậy của những cầu thủ làm mồi nhử đá phạt đền
 
… nhưng vẫn không thắng được Martinez trên chấm 11m. Không có gì chắc chắn trong bóng đá cả!
 
Kế hoạch của Azpilicueta và Chelsea không hề hoàn hảo. Nó có thời hạn sử dụng, thậm chí là ngay từ bây giờ: Ai cũng biết điều Chelsea đã làm và đối phương sẽ không dễ dàng bị đánh lừa như vậy nữa.
 
Ngoài ra, chưa chắc phương án đó có hiệu quả với CLB có một người chuyên thực hiện việc đá phạt đền. Ví dụ, nếu Jorginho vẫn ở trên sân, Palmeiras có thể đã không bị Azpilicueta làm cho bối rối. Tương tự, sẽ không có mấy ai bị lừa nếu Tottenham đưa Emerson Royal đứng trước chấm 11m, trong khi Harry Kane lững thững ở phía sau và đóng vai con nai vàng ngơ ngác.
 
Nếu vậy thì việc có một người chuyên thực hiện những quả penalty có còn cần thiết? Về cơ bản, thành công trên chấm 11m phụ thuộc vào hai yếu tố: Kỹ thuật và khả năng đối phó với áp lực. Hầu hết các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đều sở hữu vế đầu, do đó nếu một đội bóng sở hữu nhiều cầu thủ chịu được áp lực lớn, các quả phạt đền hoàn toàn có thể được san sẻ. 
 
Một số đội thậm chí bắt đầu xoay vòng những cầu thủ lĩnh trọng trách đá phạt đền, để khiến đối phương tỏ ra khó bắt bài hơn. Tất nhiên, họ sẽ phải cân nhắc xem lợi thế có được từ đó có đáng đổi lấy việc không có một chân sút penalty đáng tin cậy hay không. Nhưng đó là một ý tưởng thú vị.
 
“Nếu Tottenham dẫn trước 4-0 và khi trận đấu chỉ còn 10 phút nữa, tại sao Kane phải thực hiện quả phạt đền đó?” Jordet nói. “Hãy để người khác làm việc này, vì nó sẽ khiến đối thủ tiếp theo gặp khó trong việc đoán cách Kane đá pen. Tôi nghĩ các đội bóng sẽ suy nghĩ về điều này.”
 
Nhìn chung, penalty được coi là sự kiện dành cho cá nhân, vì đó là thời điểm một cá nhân sẽ chịu nhiều áp lực nhất trong một môn thể thao tập thể. ‘Trái bóng đây, anh bạn. Làm ơn cứu chúng tôi!’, về cơ bản là vậy.
Jordet nghĩ rằng điều này có thể thay đổi. “Tôi nghĩ chúng ta đang rời bỏ cách tiếp cận cũ, nơi các quả phạt đền như một thứ dành riêng cho các cá nhân, một nhiệm vụ rất riêng lẻ. Dần dần sẽ là một cách tiếp cận tập thể hơn. Đó sẽ là hướng đi mới.”
 
Hành động của Azpilicueta ở UAE chẳng khác gì một màn marketing thành công, khi nó diễn ra trong một trận đấu cả thế giới dõi theo và Chelsea giành chiến thắng. Mặc dù chiến lược đó chưa chắc đã chứng minh được hiệu quả sau trận đấu này, nhưng nó sẽ đại diện cho một xu hướng mới, có thể thay đổi hoàn toàn cách các đội nghĩ về các quả phạt đền.
 
Lược dịch, có bổ sung bài viết: “The rise of the decoy penalty taker” của Nick Miller (The Athletic)
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Giá vé tăng cao, doanh thu ngày thi đấu và thực trạng chung của các đội bóng tại Premier league

Đối với mô hình hoạt động của các đội bóng tại Châu Âu, hầu hết doanh thu đến từ 5 nguồn tài chính. Đó chính là doanh thu ngày thi đấu, phát sóng, thương mại, tiền thưởng và chuyển nhượng cầu thủ. Trong số này, doanh thu ngày thi đấu là kiểu kiếm tiền truyền thống nhất, nhưng ngày càng có xu hướng thay đổi theo thời gian.

X
top-arrow