Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

World Cup 1954: Ferenc Puskas - Thủ lĩnh ma thuật

Thứ Tư 28/05/2014 14:11(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Không có danh hiệu World Cup nào, nhưng Ferenc Puskas luôn là cái tên cả thế giới túc cầu phải tưởng nhớ.

Ferenc Puskas - Thủ lĩnh ma thuật

Dù chưa từng một lần giương cao chiếc cúp vô địch thế giới, nhưng tên tuổi của Ferenc Puskas lại sánh ngang cùng những cầu thủ vĩ đại nhất mà giới túc cầu sinh ra. Tờ tạp chí bóng đá thế giới World Soccer đã tôn vinh ông là "một trong những gương mặt xuất sắc nhất thế kỷ 20". Ông là một hiện tượng của những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Một tài năng kiệt suất cả ở khả năng ghi bàn lẫn kiến tạo.

 

Sinh ngày 2 tháng 4 năm 1927, Puskas đã sớm thể hiện tài năng bóng đá khi còn chơi cho đội bóng Kispest - một CLB của thủ đô Budapest. Trong khoảng thời gian thi đấu cho đội bóng này, ông đã ghi tổng cộng 165 bàn thắng trong tổng số 164 lần được ra sân, đạt hiệu suất trên một bàn mỗi trận. Đó là con số mà bất cứ tiền đạo nào cũng phải ao ước.

Không chỉ ở khía cạnh CLB, Puskas chính là một trong những cái tên nổi bật nhất trong "đội hình siêu kinh điển" hay "thế hệ vàng", "đội bóng ma thuật" mà người hâm mộ vẫn dùng để gọi ĐT Hungary. Họ đã làm mọi đối thủ phải choáng váng ở kì World Cup năm 1954. Cùng với những đồng đội kiệt xuất, Puskas gieo "nỗi kinh hoàng" cho tất cả các đối thủ, trước khi dừng chân trong trận chung kết với ĐT Tây Đức - đối thủ mà họ đã từng đánh bại với tỷ số 8-3 ở vòng đấu bảng.

Mặc dù không có được những yếu tố cần thiết mà một tiền đạo điển hình cần có như chiều cao, khả năng tranh bóng trên không,... Nhưng bù lại, Puskas lại sở hữu một chiếc chân trái vô cùng khéo léo, cùng tốc độ của một chiếc phi cơ. Ông đã ghi tổng cộng 83 bàn thắng trong 84 lần khoác áo ĐTQG Hungary. Kỷ lục ấy được Puskas giữ suốt thế kỷ trước và chỉ bị phá vỡ bởi tiền đạo người Iran - Ali Daei vào năm 2003 (cầu thủ này đã ghi được 109 bàn thắng cho ĐTQG, nhưng cựu cầu thủ của Bayern Munich phải mất đến 149 trận đấu).

Khi nói về thành công của cá nhân, Puskas đã rất khiêm tốn khi cho rằng chính những đồng đội của ông mới là "ngọn nguồn" giúp ông được vinh danh trong lịch sử bóng đá. Quả thực, thế hệ vàng của Hungary đã sản sinh ra những cá nhân tài năng như Zoltán Czibor, József Bozsik, Sandor Kocsis và Nándor Hidegkuti. Đặc biệt, khi hầu hết các đội bóng bấy giờ còn chơi khá hoang dại, với sơ đồ chiến thuật gồm hầu hết là tiền đạo, thì Hungary đã biết áp dụng phong cách khoa học vào lối chơi.

Đoàn quân của HLV Gusztav Sebes, do Puskas làm thủ lĩnh trên sân, đã có một trận đấu "kinh thiên động địa", khi hạ gục các cầu thủ Anh vốn rất mạnh khi đó với tỷ số 6-3 ngay trên "thánh địa" Wembley vào ngày 25 tháng 11 năm 1953, trước sự chứng kiến của hơn 100 nghìn CĐV (Puskas ghi hai bàn). Đây được cho là một trong những cuộc đối đầu "kinh điển" nhất trong lịch sử bóng đá thế giới, bởi nó đã làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn bảo thủ của các đội bóng về môn thể thao Vua.

ĐT Hungary với chiến thuật được xây dựng xung quanh "hạt nhân Puskas" khi đó đã chơi một thứ bóng đá khiến người Anh nể phục. Trong khi đội bóng của quê hương "túc cầu giáo" vẫn áp dụng đội hình cổ điển WM (đội hình được HLV của Arsenal, Herbert Chapman nghĩ ra vào những năm 20 của thế kỷ trước), thì Puskas và các đồng đội đã áp dụng thành công sơ đồ chiến thuật 4-2-4 mà HLV Gusztav Sebes đưa ra. Với sự xuất hiện của Puskas và Kocsis ở vai trò tiền đạo trung tâm - vị trí còn rất mới mẻ khi ấy - Hungary đã đánh bại "huyền thoại WM" của người Anh. Tuy nhiên, trận đấu này mới chỉ là "một nửa nỗi đau" của Tam Sư, khi mà trận lượt về ở Hungary, họ còn phải đón nhận thảm bại 1-7.

Nốt trầm tại World Cup 1954

Với tư cách đội trưởng, Puskas cùng các đồng đội đã mang về chiếc huy chương vàng thế vẫn hội Olympic diễn ra ở Helsinki, Phần Lan vào năm 1952. Sau đó, dưới sự dẫn dắt của HLV Gusztav Sebes, các cầu thủ Hungary hành quân đến Thụy Sỹ để tham dự cúp thế giới với thành tích bất bại trong vòng 4 năm. Trước khi đến Thụy Sỹ năm 1954, Sức mạnh hủy diệt của Hungary khi đó đã khiến không ai nghi ngờ về việc họ chính là một trong những ứng cử viên nặng ký nhất của chức vô địch thế giới (42 trận bất bại, trong đó có 35 trận thắng, 7 trận hòa).

Với "siêu tiền đạo" Puskas trong đội hình, Hungary đã đánh bại Hàn Quốc ngay trong trận đấu đầu tiên với tỷ số 9-0. Puskas là người ghi bàn thắng đầu tiên và cuối cùng trong trận đấu đó. Tuy nhiên, "cơn địa chấn" gây ngạc nhiên và sửng sốt cho người hâm mộ của Hungary chỉ thực sự đến từ cuộc "tàn phá" những cỗ xe tăng Đức, vốn là một trong những ứng cử viên cho chức vô địch năm đó, với tỷ số 8-3 ở trận đấu bảng thứ hai.

Bất lực trước sức mạnh của Puskas, các đối thủ đã lên hẳn kế hoạch cho 2-3 hậu vệ theo sát ông như hình với bóng và sẵn sàng "chặt chém" nếu cần thiết. Thời điểm ấy, những pha chuồi bóng từ phía sau vẫn được coi là đúng luật, thế nên Puskas đã liên tục trở thành "con mồi" bị "những kẻ săn người" truy đuổi gắt gao. Kết quả, ông dính chấn thương đầu gối khá nặng và không thể vào sân ở hai trận tứ kết và bán kết (Hungary đánh bại lần lượt Brazil và Uruguay với cùng tỷ số 4-2).

Trong trận chung kết với ĐT Đức - đội bóng đã thất bại thảm hại dưới tay họ ở ngoài vòng bảng, mọi con mắt đổ dồn về Puskas khi ông có tên trong danh sách những cầu thủ đá chính của ĐT Hungary. Trên thực tế, Puskas vẫn chưa thực sự khỏe mạnh sau chấn thương, và đây chỉ là một trong những hành động lấy tinh thần của ĐT Hungary.

Tuy nhiên, với những bước chân tập tễnh trên sân, Puskas vẫn đủ sức chọc thủng lưới ĐT Đức ngay từ phút thứ 6. Tưởng chừng như mọi chuyện đã an bài và Hungary sẽ lên ngôi khi Czibor nâng tỷ số lên 2-0 sau đó 2 phút, nhưng người Đức bấy giờ mới bắt đầu thẻ hiện tinh thần vượt khó nổi tiếng của mình. Họ gỡ hòa 2-2 ngay trong hiệp một bằng các bàn thắng của Morlock (10') cùng Rahn (18'). Và khi thời gian chính thức của trận đấu chỉ còn vài phút nữa là kết thúc, lại là Rahn nâng tỷ số lên 3-2 cho ĐT Tây Đức.

Mặc dù đã rất nỗ lực trong những phút ít ỏi cuối cùng, nhưng Puskas và các đồng đội vẫn phải cay đắng nhìn đối thủ nâng cao cúp vàng, khi mà trọng tài đã từ chối một quả penalty của Hungary và một bàn thắng hợp lệ của Puskas ở phút 90 (trọng tài chính đã công nhận bàn thắng bằng hành động chỉ tay về chấm giao bóng giữa sân, nhưng trọng tài biên lại bắt lỗi việt vị).

Trở về quê hương Hungary với vết thương chưa kịp lành sẹo, song những hoài bão và dự định cùng Hungary của Puskas sớm tan thành mây khói khi cuộc cách mạng ở đây diễn ra vào năm 1956. Ông buộc phải tìm đến Tây Ban Nha, khoác áo Real Madrid - nơi Puskas làm nên đội bóng vĩ đại cùng các huyền thoại như Alfredo di Stéfano, Francisco Gento, Raymond Kopa, Héctor Rial và José Santamaría. Năm 2006, Puskas qua đời vì bệnh viêm phổi. Để tưởng nhớ ông, FIFA đã lấy tên Puskas làm phần thưởng vinh danh bàn thắng đẹp nhất trong năm. Cristiano Ronaldo là cầu thủ đầu tiên nhận danh hiệu này năm 2009.

Theo Soha

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X