Thứ Tư, 13/11/2024 Mới nhất
Zalo

Romario, Ronaldo: Từ vé vớt đến siêu sao World Cup

Thứ Hai 09/06/2014 14:43(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Người Pháp tiếc Ribery, người Đức buồn vì Marco Reus…, nhưng những cầu thủ vô danh thay thế họ hoàn toàn có thể gây bất ngờ.

Geoff Hurst, Paolo Rossi, Romario, Ronaldo, Roger Milla… Những danh thủ ấy đều đã đến World Cup và viết nên giai thoại về chính mình ở giải đấu lớn nhất hành tinh, thêm vào một trang đẹp đẽ cho sự nghiệp huyền thoại của họ. Thế nhưng ít ai biết rằng, họ chỉ được đi World Cup vào phút chót để tỏa sáng và làm nên tên tuổi của mình.

Đã có không ít những trường hợp mà những tuyển thủ được triệu tập vào giờ chót lại trở thành động lực lớn nhất của đội tuyển quốc gia của họ ở World Cup, giải đấu mà định mệnh tưởng như sẽ không cho họ bao giờ xuất hiện. Liệu Italia có vô địch năm 1982 nếu không có Paolo Rossi, khi mà năm đó người ta nói đến Brazil của Zico và Socrates? Nếu Romario không xuất hiện ở World Cup 1994, liệu Roberto Baggio có sút 11m vọt xà và Ý mất ngôi vương?

Ít ai nghĩ rằng cả hai “dã thú vòng cấm” nổi tiếng của Brazil, Romario và Ronaldo, đều đã suýt không được đi World Cup. Romario là Vua phá lưới tại Mỹ 1994, nhưng trước khi giải đấu bắt đầu, người ta đã chứng kiến Romario bị bỏ xó 18 tháng liên tiếp sau khi phàn nàn với HLV về việc phải ngồi dự bị trong trận giao hữu với Đức. Romario gần như không góp mặt ở chiến dịch vòng loại cho tới trận cuối cùng gặp Uruguay vào tháng 9/1993, khi Brazil có nguy cơ phải đá play-off với Australia nếu không lọt vào Top 4 khu vực Nam Mỹ.

Romario đến World Cup 1994 để gieo sầu cho Baggio
Romario đến World Cup 1994 để gieo sầu cho Baggio

Với 100.000 khán giả góp mặt tại Maracana cho chuyến làm khách của Uruguay, HLV Alberto Parreira cảm thấy sức ép lớn hơn bao giờ hết. Ông quyết định tung Romario vào sân, người có một cú đúp để đưa Brazil tới thắng lợi, trong đó có một bàn thắng để đời khi solo qua hàng thủ Uruguay. Brazil đoạt vé đi thẳng World Cup, và sau đó là lịch sử.

8 năm sau, Ronaldo cũng đã suýt không được đi sang Viễn Đông, nhưng vì một lý do khác. Một loạt những chấn thương đầu gối khiến Ronaldo vắng mặt hoàn toàn ở vòng loại, và Brazil chật vật lắm mới kiếm được vé dự World Cup 2002. Luiz Felipe Scolari, với tính cách hết sức cẩn trọng, để tới phút cuối mới điền tên Ronaldo vào danh sách đi Nhật Bản/Hàn Quốc. Kết cục là “Người ngoài hành tinh” đưa Selecao tới chức vô địch Thế giới với 8 bàn thắng.

Nói đến Brazil, 20 năm trước khi Ronaldo vô địch tại châu Á, người Brazil đã chịu một bi kịch tại Espana 1982. Paolo Rossi, một trong những cầu thủ dính tới vụ scandal dàn xếp tỷ số của Serie A cuối thập kỷ 1970, đã được HLV Enzo Bearzot triệu tập bất chấp ngồi tù khá lâu và chưa trở lại với phong độ cũ ở Vincenza. Bearzot bị đả kích nặng nề bởi báo chí trong nước khi Italia hòa cả 3 trận ở vòng bảng, và Rossi tịt ngòi 4 trận liên tiếp dù được đá chính cả 4.

Thế nhưng trong trận đấu quyết định tấm vé vào bán kết với Brazil, Paolo Rossi đã trỗi dậy. Cú hat-trick nổi tiếng của Rossi mang đến thắng lợi 3-2 cho Italia, và họ sau đó loại Ba Lan trước khi đánh bại Tây Đức để đoạt ngôi vương sau 44 năm. Rossi đoạt Vua phá lưới với 6 bàn, trong đó có đến 5 bàn được ghi ở ngay chạm thứ nhất.

Thế nhưng nếu như Rossi đã được biết đến trước khi dự World Cup 1982, Toto Schillaci là một tiền đạo hoàn toàn vô danh khi Italia đăng cai năm 1990. Với sự nghiệp chủ yếu ở đội hạng thấp Messina, Schillaci được Juventus mua về năm 1989 và lần đầu được triệu tập lên tuyển. Khởi đầu trên băng ghế dự bị, Schillaci chỉ mất 3 phút sau khi được tung vào sân ở trận ra quân với Áo để ghi bàn đầu tiên trong số 6 bàn thắng của mùa Hè năm ấy. Danh thủ người Sicily kết thúc giải đấu với danh hiệu Vua phá lưới.

Schillaci như một ngôi sao băng, vụt sáng trên bầu trời trước khi biến mất. Sau kỳ World Cup 1990, Schillaci chỉ ghi thêm 1 bàn nữa cho ĐTQG trước khi chơi trận cuối cùng cho Azzurri vào tháng 9/1991. Schillaci không phải là câu chuyện bất ngờ duy nhất của World Cup 1990. Ở tuổi 38, Roger Milla trước đó tuyên bố sẽ không thi đấu cho ĐTQG, cho tới khi người Cameroon cầu xin ông và Milla được gọi vào phút chót. Không ai ngờ được rằng, Milla đã đưa Cameroon tới tứ kết với 4 bàn thắng, và cho đến nay tứ kết vẫn là chặng xa nhất mà một ĐTQG châu Phi đạt tới. Milla thậm chí còn dự USA 1994, và trở thành cầu thủ già nhất ghi bàn ở World Cup ở tuổi 42.

Không có lý do gì để không tin rằng World Cup 2014 lần này sẽ lại có một con người phút chót nữa trở thành câu chuyện đáng nhớ nhất của giải đấu. Những Javier Aquino, Miguel Ponce (Mexico), Morgan Schneiderlin, Remy Cabella (Pháp), Shkodran Mustafi (Đức), Sammy Bossut (Bỉ), Pavel Mogilevets, Denis Cheryshev (Nga) đã gặp may khi được triệu tập, và giờ chỉ cần được HLV tin tưởng trao cơ hội là có thể trở thành bất ngờ lớn của giải đấu. Thậm chí những John Stones hay Jon Flanagan của tuyển Anh hoàn toàn có thể bất ngờ xuất hiện trong đội hình thi đấu của Tam sư nếu có biến cố nào đến bất chợt.

Theo Khám Phá

 

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X