Lịch sử tỷ số hòa tại các VCK World Cup

Mọi cuộc chơi đều cần phân định thắng thua, riêng bóng đá còn có tỷ số hòa. Và có cả một lịch sử về tỷ số bất phân thắng bại này.

Mọi cuộc chơi đều cần phân định thắng thua, riêng bóng đá còn có tỷ số hòa. Và có cả một lịch sử về tỷ số bất phân thắng bại này.


31% số trận đấu tại World Cup 1998 kết thúc với tỷ số hòa sau 90 phút. Kịch bản tương tự xảy ra với 27% số trận tại World Cup 2002, 23% số trận tại World Cup 2006, 28% số trận tại World Cup 2010 hoặc 21% số trận tại World Cup 2014.

Ngược dòng thời gian, ngay cả ở World Cup 1958, có đến 42% số trận kết thúc với tỷ số hòa, kỷ lục tại một kỳ World Cup. Tổng quát hơn, bình quân cứ 5 trận tại World Cup thì có một trận bất phân thắng bại (chiếm tỷ lệ 20%). Đó là lý do tại sao World Cup 1930 trở nên đặc biệt. Bởi lẽ 18 trận tại giải đấu này đều được phân định thắng thua trong 90 phút.
Lich su World Cup ve ty so hoa tai cac tran dau hinh anh
Tây Ban Nha và Italia tạo nên trận hòa đầu tiên trong lịch sử World Cup


Thống kê chi tiết hơn, chỉ có 1 trận đấu hai đội cầm chân nhau cho đến sau phút 80. Đó là cuộc chạm trán giữa Argentina và Pháp. Trận này đến phút 81 mới chứng kiến bàn thắng đầu tiên, và cũng là bàn duy nhất do công của Luis Monti (Argentina).

Tính ra, gần 600.000 người hâm mộ (chính xác là 590.549) theo dõi trực World Cup 1990 đã chứng kiến một sự kiện vô tiền khoáng hậu trong lịch sử ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Đó là không phải trải qua cảm giác hai đội cầm chân nhau.

Phải đến World Cup 1934, ở cuộc chạm trán giữa Italia và Tây Ban Nha tại vòng tứ kết, tỷ số hòa chung cuộc mới xuất hiện. Trước đó, 29 trận liên tiếp tại World Cup đều phân định thắng thua. Ở trận này, Italia và Tây Ban Nha hòa nhau với tỷ số 1-1.

Vì thời đó luật bóng đá chưa có hiệp phụ và đá luân lưu, thế nên hai đội phải chơi trận tái đấu. Kết quả Italia giành chiến thắng 1-0 nhờ pha lập công duy nhất của huyền thoại Giuseppe Meazza, người sau này được đặt tên cho sân nhà của đội bóng Inter Milan.

Sau khi đánh bại Tây Ban Nha, Italia tiến thẳng đến trận chung kết và đánh bại Tiệp Khắc để lần thứ hai đăng quang. Ngày nay, tỷ số hòa đã trở nên quá phổ biến. Chẳng hạn như Argentina tại World Cup 1990, hòa cả 2 lượt trận tứ kết và bán kết rồi giành ngôi á quân hay Bồ Đào Nha tại EURO 2016 vừa rồi, hòa cả 3 trận vòng bảng lẫn vòng 1/8 và tứ kết vẫn đăng quang.

Và, 3 trận chung kết World Cup gần nhất đều cần thêm thời gian hiệp phụ để xác định nhà vô địch.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

World Cup 2002 và Ronaldo: Vượt qua sợ hãi

World Cup 2002 và Ronaldo: Vượt qua sợ hãi

World Cup 2002 tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã chứng kiến phong độ đỉnh cao, đưa cái tên Ronaldo thực sự trở thành một huyền thoại. Hãy cùng đọc và chia sẻ với câu chuyện ở ngày hội bóng đá thế giới 16 năm trước do chính cựu tiền đạo người Brazil kể lại trên FourFourTwo.

Lịch sử các trận khai mạc World Cup

Lịch sử các trận khai mạc World Cup

Tối nay, trận khai mạc World Cup 2018 giữa Nga vs Saudi Arabia sẽ diễn ra. Trong lịch sử các trận khai mạc, những đội chủ nhà/ĐKVĐ được chỉ định đá trận đấu này phần lớn không có thành tích tốt.