Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

Hector Castro - "Vị thần một tay" & bi kịch sa ngã

Thứ Tư 21/05/2014 06:46(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Tung hoành ngang dọc với chỉ một cánh tay, Hector Castro đã đi vào lịch sử bóng đá Uruguay cùng kỳ World Cup 1930. Nhưng huyền thoại lại đi liền với bi kịch...

Bóng đá cho Castro tất cả

Khi mới chào đời ngày 29/11/1904, Hector Castro cũng lành lặn giống như bao cậu bé bình thường khác. Tai nạn chỉ giáng xuống đầu Castro khi cậu mới ở tuổi thiếu niên. Trong lúc phụ giúp cha trong xưởng mộc, cậu đã bị một chiếc cưa máy làm cụt tay phải.

Hector Castro được xem là biểu tượng của thể thao Uruguay
Hector Castro được xem là biểu tượng của thể thao Uruguay

Thời điểm ấy, Castro đã nổi danh là một tài năng bóng đá ở Montevideo. Nhưng có lẽ nếu không bị cụt cánh tay, bóng đá thế giới đã chẳng biết đến một Castro huyền thoại. Chính tai nạn nằm ngoài mong muốn đã hun đúc cho cậu thiếu niên ấy một ý chí sắt đá.

Ban đầu, gia đình Castro khuyên ngăn dữ lắm. Bóng đá vốn lắm rủi ro và chẳng ai có thể nói trước liệu Castro có gãy thêm cánh tay nữa, gãy chân, hay thậm chí thân tàn ma dại. Nhưng Castro đâu có dễ từ bỏ niềm đam mê đã ăn sâu vào máu. Ông vẫn quyết đi trên con đường đầy gai góc để rồi hiên ngang bước và ngôi đền của các huyền thoại bóng đá thế giới.

Theo nhà báo thể thao nổi tiếng Franklin Morales, Castro không yêu cầu bất kỳ một sự cảm thông hay thương hại nào khi thi đấu dù ông chỉ chơi bóng với một cánh tay. Còn NHM Nacional tôn thờ ông bởi thái độ không-bao-giờ-chết-trên-sân. Người lành lặn chơi bóng giỏi đã khó, với Castro lại càng khó hơn bởi mất thăng bằng. Castro tập đêm, tập ngày, đặc biệt là rèn kỹ năng dứt điểm bằng cả 2 chân và đầu để xóa đi cái không may mà ông trời đã giáng xuống mình.

Castro giành mọi danh hiệu với CLB Nacional, nhưng đỉnh cao vinh quang khiến cả thế giới biết đến "El Divino Manco” – “Vị thần một tay”, biệt danh mà NHM đặt cho Castro là ở World Cup 1930, ngày hội bóng đá thế giới đầu tiên trong lịch sử. Castro ghi bàn đầu tiên ở sân Centenario và cũng là duy nhất trong chiến thắng 1-0 của ĐT Uruguay trước Peru ngày ra quân.

Trong trận chung kết đầy tranh cãi và kịch tính với Argentina, Castro đã trở thành người hùng của bóng đá Uruguay. Khi tỷ số trận chung kết đang là 3-2 và các cầu thủ Argentina đang điên cuồng tìm bàn gỡ, pha dứt điểm của Castro phút 89 đã nhấn chìm tất cả nỗ lực của đội bóng đến từ xứ Tango.

Có lẽ bóng đá thế giới sẽ chẳng bao giò được chứng kiế thêm một Castro thứ hai, cầu thủ cụt tay đã làm nên những điều kỳ diệu, đi vào lịch sử bóng đá Uruguay và thế giới.

Tấn bi kịch ngoài sân cỏ

Hector Castro thực sự là một nhân vật đầy màu sắc với những lát cắt vui buồn đan xen cả trong lẫn ngoài sân cỏ. Nếu như bóng đá cho ông gần như tất cả, thì cũng chính nó là nguyên nhân quan trọng hủy hoại cuộc đời của Castro sau khi đã gặt hái đủ vinh quang.

Có thể xem Castro là ngôi sao bóng đá đầu tiên không thể thắng được những cám dỗ của cuộc sống xa hoa nhờ những đồng tiền kiếm được rất dễ dàng. Thời ấy, Uruguay là quốc gia không chịu nhiều ảnh hưởng về chiến tranh và chính trị, nên Castro có thể sống đường hoàng nhờ bóng đá, không giống với hầu hết các cầu thủ châu Âu ngoài bóng đá còn phải lăn lộn với đủ thứ nghề kiếm sống.

Castro vốn điển trai và ngoại hình cuốn hút căng tràn năng lượng khiến ông sa vào những cuộc tình chớp nhoáng. Không ít bóng hồng xem Castro là thần tượng, nhưng sau khi biết bản tính trăng hoa của ông, họ đều lần lượt rời xa. Không tìm được người bạn đời hay đúng hơn, không phụ nữ nào muốn làm tri kỷ, Castro tìm đến gái làng chơi như là một cách để giải tỏa.

Nhưng không chỉ có đàn bà, Castro còn ngập trong rượu, thứ chất kích thích mà sau này cũng từng khiến những huyền thoại như George Best, Gerd Mueller hay Paul Gascoigne… thân bại danh liệt. Không dừng lại ở đó, Castro còn trở thành con bạc khét tiếng Montevideo. Ông ném những đồng tiền kiếm được vào những trò đỏ đen mà người chơi thường nắm phần rủi nhiều hơn.

Ngày 15/9/1960, Hector Castro qua đời ở tuổi 55 sau một ca đau tim, hậu quả của việc tự hủy hoại sức khỏe và sự nghiệp bởi rượu gái và cờ bạc. Nghiệt ngã hơn, cầu thủ được xem là biểu tượng của thể thao Uruguay đã lìa đời trong căn gác cô độc ở một góc phố Montevideo.

Hồ sơ Hector Castro

Sinh ngày: 29/11/1904
Mất ngày: 15/09/1960 (55 tuổi)
CLB: Nacional (1923-1932), Estudiantes (1932-1933), Nacional (1933-1936)
ĐTQG: 1923-1935, 25 trận, 18 bàn
Danh hiệu
Cầu thủ: World Cup 1930; Olympic Games 1928; Copa America 1926, 1935; VĐQG Uruguay 1924, 1933, 1934
HLV: VĐQG Uruguay 1940, 1941, 1942, 1943, 1952
 
Theo Soha

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X