Thứ Hai, 11/11/2024 Mới nhất
Zalo

ĐT Brazil: Vết sẹo cuộc đời

Thứ Tư 11/06/2014 22:17(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Cho đến nay, ngày 16/7/1950, ngày diễn ra trận đấu cuối cùng của World Cup 1950, vẫn ngự trị trong lịch sử đất nước Brazil như một ký ức tang thương nhất. Nhiệm vụ của Neymar và các đồng đội năm nay là không tạo ra thêm một ngày tang tóc như thế.

8 năm sau trận “chung kết” 1950, Brazil vô địch thế giới lần đầu tiên với chàng trai Pele 17 tuổi. Thêm 12 năm nữa (1970), họ đã giành quyền sở hữu Cúp Nữ thần vàng cho thành tích 3 lần vô địch thế giới. Thêm 2 lần vô địch vào các năm 1994 và 2002, Brazil là quốc gia giàu thành tích nhất trong lịch sử World Cup.

Brazil đau đớn nhìn Uruguay vô địch ngay trên sân nhà
Brazil đau đớn nhìn Uruguay vô địch ngay trên sân nhà

Nhưng với người dân Brazil, như vậy là không đủ. Vết sẹo 1950 vẫn hiện diện đâu đó trong đời sống của quốc gia này, trên những bức graffiti đậm nét văn hóa favelas. Vào ngày 16/7 hàng năm, trận thua Uruguay vẫn hiện diện trên mặt báo và những bản tin thời sự.

Suốt hơn nửa thế kỷ, người Brazil vẫn đi tìm câu trả lời cho thất bại ấy. Những nhà xã hội học và nhân loại học thậm chí đã vào cuộc, không bỏ qua những chi tiết dù là nhỏ nhất. Thậm chí cả màu áo trắng, màu áo truyền thống của Selecao trước khi họ chuyển sang áo vàng như hiện nay, cũng bị quy kết là “thiếu giá trị tâm lý và biểu tượng”. Đài truyền hình quốc gia Brazil thậm chí đã dùng “kỹ xảo” lái pha dứt điểm của Alcides Ghiggia ra ngoài để tưởng tượng là Brazil đã vô địch World Cup 1950.

Dân chúng Brazil, nhất là những người mê bóng đá, đã phải nghe hàng trăm, hàng nghìn câu chuyện về vết sẹo quốc gia. Và những người đã gián tiếp gây ra vết sẹo ấy - những tuyển thủ Brazil của kỳ World Cup 1950 - thì mãi mãi không bao giờ có được cuộc sống bình thường nữa. Friaca, tác giả bàn mở tỷ số cho Brazil, thường xuyên bị đám đông chế giễu: “Ghiggia, Ghiggia” khi nhìn thấy ông. Sau này Friaca cho biết đấy là những thanh âm ám ảnh mình suốt đời.

Zizinho, ngôi sao số 1 của mùa World Cup ấy, chưa bao giờ lấy chiếc huy chương bạc của mình ra xem. Ông để cho nó hoen gỉ ở góc chiếc rương lưu giữ những chiến tích thi đấu. Zizinho nói: “Ở Brazil này, tốt nhất bạn đừng thua một trận chung kết vì về nhì đồng nghĩa với rác rưởi”. Cứ đến ngày 16/7 hàng năm, điện thoại bàn nhà Zizinho... cháy máy. Người hâm mộ gọi đến chỉ để hỏi một câu quen thuộc, như thể sợ ông quên mất: “Vì sao hôm ấy các ông lại thua vậy?”

Barbosa sinh thời là một trong những thủ môn hay nhất thời đại của mình. Nhưng chỉ vì 2 bàn thua hồi 1950, người dân Brazil không bao giờ tha thứ cho ông nữa. Năm 1994, Barbosa đến Mỹ thăm các hậu bối đang dự World Cup, người quản lý đội không cho phép ông vào vì sợ ông “ám” đội nhà. Mãi đến tận mấy chục năm sau, Barbosa vẫn bị người Brazil hờn trách. Ông kể lại có lần vào cửa hàng bách hóa và gặp hai mẹ con nhà nọ, người mẹ nói với đứa con còn nhỏ: “Người đàn ông ấy là người xấu, là kẻ khiến mọi người dân Brazil phải khóc”.

Kể ra những di sản mất mát để thấy dân chúng Brazil vẫn chưa thể quên vết sẹo dù cho thời gian vẫn nổi tiếng là chữa lành mọi vết thương. Họ không quên bởi trong thâm tâm, đội tuyển Brazil vẫn còn nợ họ một chiếc Cúp vàng thế giới ngay trên sân nhà, ngay tại Maracana “quốc bảo” của đất nước. Nếu Neymar và các đồng đội vẫn không thể thực hiện phần việc dang dở của tiền nhân, vết sẹo ấy sẽ tỉnh thức, và lần này e là nó mãi mãi không bao giờ liền da được nữa.

Theo Bongdaplus.vn

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X