Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

Euro 1996: Cúp bạc đưa tay, mà sao người Anh chẳng nắm?

Thứ Ba 29/03/2016 19:36(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Euro 1996 trên sân nhà là nơi thuận lợi nhất để ĐT Anh có thể giải cơn khát vô địch kéo dài 30 năm song rốt cục họ lại bỏ lỡ. Những ngày Wembley rung chuyển, Tam Sư gầm vang đã ở lại phía sau và thêm 2 thập kỷ nữa người dân xứ sương mù chìm trong u uất.

► Cập nhật lịch bóng đá Euro 2016 và kết quả VCK Euro 2016 mới nhất.

20 năm đã trôi qua nhưng những hồi ức về Euro 1996, một giải đấu sôi sục hẳn vẫn còn trong mỗi người dân Anh. Ở đó, đội tuyển của họ đã chơi tốt, chỉ còn thiếu một bước nhỏ nữa là lên đến đỉnh vinh quang, xóa đi nỗi đau 30 năm không danh hiệu tại các giải đấu lớn. Còn nhớ sau khi Manchester United của Anh khiến Bayern Munich “đột tử” với 2 bàn quyết định ở những phút bù giờ trận chung kết Champions League mùa 1998/99, huyền thoại Franz Beckenbauer của Đức đã phải thốt lên: “Bóng đá thật tàn nhẫn!”

Euro 1996 Wembley
Khung cảnh lễ hội tại Euro 1996 trên sân Wembley

Tất cả như một quy luật vay trả của cuộc sống. Ngược lại quá khứ 3 năm trước, chính người Đức lại là “thủ phạm” khiến nước Anh lâm vào tuyệt vọng. Các cầu thủ thân yêu của họ khi đó hội tụ đủ mọi yếu tố để lên ngôi vô địch từ thiên thời, địa lợi cho tới nhân hòa song rốt cục lại cay đắng nhìn kẻ khác nâng cúp ngay tại quê hương. Có người lúc này đứng tại Wembley và nhìn lên bầu trời cao xanh thăm thẳm, dường như có một ánh sáng nào đó đưa họ trở về miền ký ức 1996, nơi những SVĐ chật kín khán giả, chìm trong tiệc tùng nhảy nhót và những lá cờ của thánh George bay phấp phới.

Vào bán kết lần thứ 4 trong lịch sử dự các giải vô địch thế giới và châu Âu không phải là quá tồi. Nhưng xét trong bối cảnh thực tế, ĐT Anh đã đánh mất cơ hội tốt nhất của một thế hệ để chấm dứt những năm tháng bi thương của cả một nền bóng đá. Tam sư có thể, nên và phải giành được chiến thắng ở Euro 1996. Phải thừa nhận rằng để lên đỉnh ở một giải đấu tầm cỡ như vậy không hề đơn giản nhưng khi mà đoàn quân của HLV Terry Venables có đội hình nhiều ngôi sao đạt tới độ chín sự nghiệp, được chơi tại sân nhà lại cộng với các đối thủ đều suy yếu, họ đúng ra phải làm được nhiều hơn là vào bán kết.

Trước khi Euro 1996 diễn ra, người ta tin rằng đây sẽ là giải đấu cực kỳ hấp dẫn và cân bằng khi không có ứng cử viên vào loại “độc cô cầu bại”, không có đội sở hữu “Thế hệ vàng” và cũng không có một siêu sao có khả năng kéo cả đội tới cúp bạc. Càng đi sâu vào giải, Anh càng bật lên như ứng cử viên vô địch số 1 cho ngôi vô địch. Như thường lệ, Tam sư không hề thiếu nhân tài.

DT Anh Euro 1996
Đội hình đáng mơ ước của Anh năm 1996

Ở hàng thủ, họ có Tony Adams, David Seaman đã đạt tới tầm huyền thoại sống. Paul Ince cày ải cực khỏe ở trung tuyến trong khi phía trên có những Darren Anderton, Steve McManaman, Paul Gascoigne đầy cơ động và sáng tạo hỗ trợ cho bộ đôi tiền đạo lừng danh Alan Shearer và Teddy Sheringham. Vấn đề của Venables chỉ là duy trì sự hưng phấn và tự tin cho các học trò trong suốt chiều dài gần 1 tháng của giải. 

Ở trận ra quân, Anh đã hòa 1-1 đầy kịch tính với Thụy Sĩ. Bên cạnh tâm lý bị đè nặng do áp lực vô địch, vẫn có điểm sáng tới trừ chủ công Shearer. Anh có lần đầu tiên ghi bàn cho ĐT Anh sau gần 2 năm và đó là khởi đầu để tiến thẳng tới ngôi “Vua phá lưới” của Euro 1996. Ở trận sau đó, Hà Lan hòa 0-0 với Scotland và cơ hội đi tiếp vẫn để ngỏ cho cả 4 đội bảng A.

Tới cuộc đọ sức với hàng xóm Scotland sau đó, cầu thủ Anh đã thực sự cởi bỏ được sợi dây trói mang tên áp lực. Sau hiệp đầu tiên trên chân nhưng không ghi được bàn, họ đã vượt lên dẫn trước với cú đánh đầu của Shearer ở phút 53 sau quả tạt của tài năng trẻ khi đó Gary Neville. Sau khi Seaman xuất sắc đẩy được quả penalty của Gary McAllister phía Scotland, tinh thần chủ nhà càng dâng cao.

Gascoigne Euro 1996
Pha ăn mừng của Gascoigne trong chiến thắng Scotland

Sự thoải mái đã giúp Paul Gascoigne thực hiện một siêu phẩm khi tâng bóng qua đầu hậu vệ đối phương trước khi volley cháy lưới Scotland ấn định tỉ số 2-0. Không rõ bàn thắng này hay pha ăn mừng theo kiểu rót rượu vào miệng sau đó của Gazza là ấn tượng hơn, chỉ biết rằng cánh cửa vào tứ kết đã mở toang với ĐT Anh. Ảnh hưởng của nó lớn đến mức đến những “kẻ thủ” với thói ăn chơi sa đọa ngoài sân bóng của Gascoigne cũng bị thuyết phục. Tờ  Daily Mirror giật tít “Một lời xin lỗi cho Mr Paul Gascoigne” để rút lại những lời chỉ trích nặng nề với cầu thủ này trước đó 2 ngày.

Niềm tin tăng vọt, Anh đã có một trong những màn trình diễn ấn tượng nhất trong năm trước Hà Lan để giành quyền vào tứ kết với ngôi đầu bảng. Đây được xem là trận đấu lớn đầu tiên của Tam sư tại giải chỉ có điều nó đến đúng vào lúc có lợi cho họ. Hà Lan có thể hiện tốt ở World Cup 1994 và được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện với một dàn cầu thủ đầy tài năng như Kluivert, Davids, Van der Sar hay Seedorf.

Chỉ có điều vấn đề chia rẽ sắc tộc dậy lên sau bức ảnh các cầu thủ da màu và da trắng ngồi riêng biệt ăn tối đã khiến họ bị chi phối. Hà Lan thi đấu mờ nhạt trước Anh và bị nhấn chìm bởi 4 bàn thắng chia đều cho hai cái tên Shearer và Sheringham trước khi Kluivert có bàn danh dự ở phút 78. Tiến vào tứ kết, Anh đụng một Tây Ban Nha lực lượng kém hơn nhưng họ lại chơi kém thuyết phục hơn. Lúc đó, thần may mắn lên tiếng và thầy trò Venables lọt vào bán kết với chiến thắng 4-2 trên chấm phạt đền.

Shearer Anh 4-1 Ha Lan
Shearer ăn mừng sau khi sút tung lưới Hà Lan

Tới lúc này, Anh đã hội tụ đầy đủ những yếu tố để đăng quang tại Euro 1996. Họ có tài năng, đầy tự tin và còn có may mắn. Từ cầu thủ tới BHL, từ truyền thông tới người hâm mộ đều một lòng tin tưởng vào việc đội bóng xứ sương mù sẽ chấm dứt 30 không danh hiệu kể từ World Cup 1966. Những ứng viên Hà Lan, Ý, Pháp cho tới hiện tượng Bồ Đào Nha, CH Séc đều không phải lúc nào cũng thuyết phục. Ngay cả nhà đương kim á quân Đức, đội sẽ đụng Anh ở bán kết cũng vậy.

Sau khi vô địch World Cup 1990, Đức đi giật lùi với thất bại ở chung kết Euro 1992 rồi dừng bước ở tứ kết World Cup 1994. Đội hình của họ đang trên đà suy yếu và những gương mặt được xem như ngôi sao chỉ dừng ở Jurgen Klinsmann và Matthias Sammer. Nếu so với một Die Mannschaft lừng lẫy châu Âu và thế giới, thời điểm đó trình độ của họ chỉ dừng ở mức trung bình so với chính mình. Đã thế, bước vào bán kết đội trưởng Klinsmann còn bị treo giò và coi như Anh cũng loại bớt một mối đe dọa tiềm tàng.

Nhưng ai ngờ hàng thủ Anh đã để chính người đá thay Klinsi là Stefan Kuntz ghi bàn gỡ hòa 1-1 sau khi Shearer mở tỉ số ngay phút thứ 3. Trong thời gian còn lại cả chính thức và hiệp phụ, Tam sư chính là những người tạo ra nhiều cơ hội hơn với liên tiếp những pha dứt điểm từ bị từ chối trên vạch vôi của Sheringham, đá chệch cột của Anderton cho tới bị thủ môn đối phương ngăn chặn của Shearer. Tất cả đã khiến họ buộc phải cùng Đức bước vào loạt penalty cân não.

DT Anh Euro 1996
ĐT Anh ôm hận sau loạt 11m tại Euro 1996

Mà trên chấm 11m, ai cũng biết Đức với bản lĩnh thép cùng sự lạnh lùng chẳng ngại đối thủ nào. Người hâm mộ cũng cảm thấy kỳ lạ khi ĐT Anh không sử dụng quyền thay người nào trong suốt 120 phút. Họ hoàn toàn có thể làm điều đó để tung chuyên gia phạt đền Robbie Fowler vào sân. Có lẽ họ đã quá tự tin vào 5 chân sút 11m đầu tiên và đúng là họ đều làm tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, tới lượt Gareth Southgate thì không và giấc mơ vô địch của ĐT Anh đã chấm dứt sau khi Andreas Muller hạ gục Seaman.

Niềm tự hào của người dân Anh vào đội tuyển sau thất bại này vẫn còn nguyên vẹn nhưng nếu như giữ được chiếc cúp ở lại nhà tình hình sẽ khác rất nhiều. Không bao giờ có cơ hội nào hoàn hảo hơn ít nhất là trong 20 năm tiếp theo cho ĐT Anh chạm tay vào một danh hiệu hơn. 30 năm giờ đã thành 50. Nửa thế kỷ chẳng thấy một mẩu cúp bạc, cúp vàng, những tổn thương dường như vô tận.

Dường như cái năm 1996 ấy, Euro đã đưa bàn tay của mình ra, nhưng người Anh từ chối không nắm lấy. Và nó có thể khiến cho cả một đời người phải nuối tiếc. Nhanh thật, đã 20 năm rồi…

Xem lại Video bóng đá tổng hợp loạt penalty trận Anh - Đức (chung kết Euro 1996)


Theo Thể thao Việt Nam
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Gary Speed, ở nơi ấy anh có đang mỉm cười?

Gary Speed, ở nơi ấy anh có đang mỉm cười?

Gary Speed, ở nơi ấy anh có đang mỉm cười?

Người dân Xứ Wales đang sống trong những ngày tháng tươi đẹp. Sau trận thắng trước đội tuyển Bỉ, bóng đá nước nhà tiếp tục viết lên những trang sử mới. Các màn ăn mừng, lễ hội tưng bừng ở muôn nơi. Và trong không khí sôi động ấy, cổ động viên Xứ Wales vẫn dành ra một khoảng lặng, để tưởng niệm huyền thoại của bóng đá nước nhà, người đặt nền móng cho thành công hôm nay - cố danh thủ Gary Speed.

EURO 2004: Nghi án Đan Mạch & Thụy Điển bắt tay nhau loại Italia

EURO 2004: Nghi án Đan Mạch & Thụy Điển bắt tay nhau loại Italia

EURO 2004: Nghi án Đan Mạch & Thụy Điển bắt tay nhau loại Italia

EURO 2004 nổi bật nhất là chức vô địch bất ngờ của Hy Lạp. Nhưng người ta cũng không thể quên giọt nước mắt của Antonio Cassano ngay sau khi ghi bàn cho ĐT Italia, vì Azzurri của anh đã bị loại một cách tức tưởi bởi trận hòa 2-2 giữa Đan Mạch và Thụy Điển.

Xem thêm
top-arrow
X