Thứ Tư, 13/11/2024 Mới nhất
Zalo

Đội tuyển Đức: 14 năm để mở ra trang sử vàng mới

Thứ Năm 24/03/2016 13:01(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Xsbandinh.com) – Là đương kim vô địch thế giới và ứng cử viên hàng đầu cho ngôi quán quân tại Euro 2016 sắp tới, nhưng đội tuyển bóng đá Đức từng trải qua một thời kỳ đầy khó khăn vào cuối thế kỷ trước, mà đáy vực sâu của họ chính là Euro 2000.

► Tổng hợp thông tin mới nhất về VCK Euro 2016 và kết quả VCK Euro 2016.

Bước đến vòng chung kết Euro 2000 với một đội hình gồm có tới 9 cầu thủ trụ cột đã ngoài tam tuần, đương kim vô địch Đức vẫn được đánh giá là có khả năng cao để bảo vệ thành công danh hiệu này. Họ vẫn trung thành với lối đá phòng ngự dựa trên sự kỷ luật và kinh nghiệm mà chúng ta vẫn thường biết tới với những ví von như “kỷ luật của người Đức” hay “tinh thần thép của người Đức”. Thế nhưng trên thực tế, Đức lúc đó chỉ là những cỗ xe tăng cũ kỹ với hoàn cảnh tre đã già mà măng chưa kịp mọc.

Marko Rehmer, Thomas Linke va Lothar Matthaus gam nham noi buon tai Euro 2000
Marko Rehmer, Thomas Linke và Lothar Matthaus gặm nhấm nỗi buồn tại Euro 2000


Huyền thoại Lothar Matthaus lúc đó đã gần tới ngưỡng 40 và đang chơi “bóng đá dưỡng già” ở Mỹ cũng được triệu tập. Trong khi đó, thủ quân Oliver Bierhoff, Thomas Hassler, Mehmet Scholl hay Ulf Kristen đều đã qua thời kỳ đỉnh cao. Trái lại, những tài năng trẻ như Michael Ballack hay Sebastian Deisler vẫn chưa kịp lớn.

Kết cục của đội tuyển Đức tại giải đấu năm đó thực sự còn đáng báo động hơn khi họ chỉ giành được 1 điểm trước Romania, còn lại là 2 trận thua trắng khi phải đối đầu với Anh và Bồ Đào Nha. Bóng đá Đức thực sự đã rơi vào tình trạng lũng đoạn. Các đội bóng tại Bundesliga đều trung thành với lối đá phòng ngự và họ trọng dụng những cầu thủ lớn tuổi nhiều kinh nghiệm hơn là kiên nhẫn chờ đợi các tài năng trẻ. Thậm chí ngay cả khi rời vào thế cùng đường thì họ vẫn muốn chọn lựa việc phải bỏ tiền ra để chiêu mộ những tài năng đã được khẳng định, hơn là đầu tư nó vào các học viện. Ngay đến cả Miroslav Klose, cầu thủ vừa mới phá kỷ lục của Ronaldo để trở thành người ghi nhiều bàn thắng nhất qua các kỳ World Cup, khi đó 21 tuổi nhưng vẫn còn đang chơi ở giải nghiệp dư hạng 5.

Chỉ cho đến sau thảm hoạ tại Euro 2000, đội tuyển Đức và đặc biệt là HLV Berti Vogts mới chịu thay đổi. Liên đoàn bóng đá Đức (DFB) gặt hái được thành công trong việc thuyết phục các CLB tham gia một chương trình tìm kiếm các tài năng chơi bóng trên khắp đất nước, với sự trợ giúp của người sáng lập là Jorg Daniel, cựu thủ môn tại Bundesliga. DFB và các đội bóng Đức đã chi tới 48 triệu Euro mỗi năm vào hệ thống này. Số tiền được đầu tư vào việc tìm kiếm tài năng tăng dần qua mỗi năm và cho đến hiện tại đã được nhân lên gấp đôi.

Joerg Daniel la kien truc su trong su chuyen minh cua bong da Duc dau nhung nam 2000
Joerg Daniel là kiến trúc sư trong sự chuyển mình của bóng đá Đức đầu những năm 2000


Ngày nay mỗi khi nhắc đến thành công của chương trình này, người ta lại nhớ đến câu nói của ông Daniel vào thời điểm ban đầu: “Nếu một tài năng nào đó được sinh ra ở một vùng quê hẻo lánh sau những dãy núi cao vút, chúng tôi vẫn sẽ tìm ra cậu ấy, kể từ bây giờ.”

Trong những năm sau Euro 2000, người Đức đã xây dựng thêm tới 52 học viện bóng đá khắp cả nước, đào tạo 1.300 HLV chuyên nghiệp đào tạo và dạy dỗ các cầu thủ trẻ những kỹ năng cơ bản của bóng đá hiện đại. Người Đức đã thay đổi từ một đội bóng dựa vào các cầu thủ phòng ngự già nua, thành đội ngũ của những cầu thủ trẻ thiên về lối chơi tấn công phóng khoáng mà cũng rất hiệu quả. Năm 2014 khi Đức trở thành nhà vô địch thế giới, họ chỉ có 3 cầu thủ trên 30 tuổi và tới 6 cầu thủ thuộc lứa U21.

Có lẽ bóng đá Đức cũng thừa nhận sự may mắn góp phần không nhỏ vào thành công của họ thời gian qua. Chính cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn đầu thế kỷ này đã buộc các đội bóng tại Bundesliga phải thay đổi. Ngoại trừ Bayern Munich, các CLB còn lại đều không còn đủ nguồn tài chính để cạnh tranh mua bán cầu thủ với các đội bóng khác tại châu Âu, xuất phát từ việc tiền bản quyền truyền hình ngày càng giảm. Chính vì thế mà họ buộc phải quay hẳn sang sử dụng nguồn cầu thủ tại chỗ và khi đó lòng kiên nhẫn cũng đã xuất hiện. Borussia Dortmund là một ví dụ điển hình. Họ đã giành chức vô địch giải U19 toàn quốc trong 5 năm liên tiếp giai đoạn 1994-1998, nhưng hiếm có ai đủ sức bước chân vào đội 1. Sau khi suýt bị phá sản vào năm 2004, họ buộc phải thay đổi.

Mario Gotze ghi ban thang vang giup doi tuyen Duc vo dich World Cup 2014
Mario Gotze ghi bàn thắng vàng giúp đội tuyển Đức vô địch World Cup 2014


Một trong những nguyên nhân cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đối với thành công của đội tuyển Đức chính là việc họ thay đổi chính sách nhập cư. Bắt đầu từ năm 2005, một đạo luật mới được ban hành biến Đức trở thành một đất nước, điểm đến của dân nhập cư. Kết quả là sau đó họ có được hàng loạt tài năng trẻ với gốc gác đến từ khắp nơi trên thế giới. Tiêu biểu như Nga (Andreas Beck), Ba Lan (Sebastian Boenisch, Lukas Podolski), Ghana (Jerome Boateng), Nigeria (Dennis Aogo), Tây Ban Nha (Gonzalo Castro), Tunisia (Sami Khedira), Brazil (Cacau) và Thổ Nhĩ Kỳ (Mesut Özil, Ilkay Gundogan).

Những thay đổi đó có tác động đến đội tuyển Đức như thế nào thì ai cũng có thể nhận ra. Họ lọt vào top 3 ở tất cả các vòng chung kết World Cup kể từ sau năm 2000 cũng như tại 2 kỳ Euro gần nhất. Hệ thống đào tạo trẻ của các đội bóng Đức đang trở thành hình mẫu cho những quốc gia khác học tập. Nếu không có sự thăng hoa của thế hệ vàng bóng đá Tây Ban Nha với đặc sản tiki-taka, “những cỗ xe tăng” Đức còn có thể gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Nhưng giờ đây, khi bước đến Pháp với danh nghĩa nhà đương kim vô địch thế giới, Đức nghiễm nhiên là ứng cử viên nặng ký nhất và có lẽ đến bây giờ họ mới thực sự hái quả ngọt.

Theo Thể Thao Việt Nam
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Những xu hướng chiến thuật nào đã thịnh hành tại EURO 2024?

Những xu hướng chiến thuật nào đã thịnh hành tại EURO 2024?

Những xu hướng chiến thuật nào đã thịnh hành tại EURO 2024?

Trong một tập san học thuật vào năm 1986 của trường đại học British Columbia, Canada, Ian Franks và Gary Miller đã kiểm tra các huấn luyện viên mới vào nghề về khả năng nhớ lại những khoảnh khắc quan trọng trong một hiệp đấu của một trận bóng đá quốc tế. Trung bình, chỉ có 42% đối tượng được test ghi nhớ chính xác chúng. Các nghiên cứu tiếp theo đã càng củng cố cho phát hiện này.

Video

Fabian Ruiz: Đại diện tiêu biểu cho "Làn gió đổi thay" Tây Ban Nha - De La Fuente

Fabian Ruiz: Đại diện tiêu biểu cho Làn gió đổi thay Tây Ban Nha - De La Fuente

Fabian Ruiz: Đại diện tiêu biểu cho "Làn gió đổi thay" Tây Ban Nha - De La Fuente

Tây Ban Nha đã vô địch Euro 2024, trở thành đội đầu tiên 4 lần đăng quang châu Âu. Tiền vệ Rodri nhận giải Quả bóng Vàng VCK - một sự thừa nhận quan trọng đối với 1 trong những tiền vệ trung tâm giỏi nhất của thời đại này. Sao mai 17 tuổi Lamine Yamal tất nhiên cũng hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất.

Câu chuyện toàn cảnh phía sau hành trình vô địch Euro 2024 của Tây Ban Nha

Câu chuyện toàn cảnh phía sau hành trình vô địch Euro 2024 của Tây Ban Nha

Câu chuyện toàn cảnh phía sau hành trình vô địch Euro 2024 của Tây Ban Nha

Euro 2024 là sân khấu trình diễn tài năng của Lamine Yamal và Nico Williams – những màn trình diễn rực sáng của hai chàng trai có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ này tại đây sẽ thay đổi cuộc đời họ mãi mãi. Là lời tái khẳng định đẳng cấp của Rodri, một ứng cử viên nặng ký trong cuộc đua Quả Bóng Vàng. Nhưng trên hết, đây là thành tựu của đội bóng toàn diện nhất cuộc chơi.

Xem thêm
top-arrow
X