Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Bobby Charlton và Euro 1968: Sứ mệnh của người giữ cửa

Thứ Ba 29/03/2016 17:32(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Mười năm sau đêm kinh hoàng trên đường băng Munich, Bobby Charlton đóng lại một cánh cửa với chính bản thân ông, và mở ra cánh cửa mới cho nền bóng đá Anh.

► Tổng hợp thông tin mới nhất về VCK Euro 2016 và kết quả VCK Euro 2016.

Trước vụ tai nạn đường băng Munich 1958, Bobby Charlton là một phần của "Busby's Babes" (những đứng trẻ của Busby). Khi đó, Bobby Charlton khi ấy được miêu tả là vui tính, vô tư và pha chút trẻ con. Nhưng sau đêm 6/2/1958, nỗi ám ảnh về những người đã khuất đã biến Bobby Charlton trở thành một con người hoàn toàn khác, trầm mặc, ít khi nở nụ cười và phảng phất sự cô đơn. Bắt đầu từ ngày đó, Bobby không chỉ sống vì chính bản thân mình, ông sống vì những khao khát mà 8 người đồng đội đã ra đi cùng với 2 người khác vĩnh viễn không thể chơi bóng vì tàn tật.

Thời điểm năm 1958, Liên đoàn bóng đá Anh (FA) không ủng hộ việc các đội bóng trong nước tham dự cúp C1. Họ cho rằng cúp C1 không đủ tầm để những đội bóng Anh tham dự. Vào mùa giải 1955-56, Chelsea từng vô địch nước Anh nhưng họ không được FA cho phép thi đấu tại cúp C1 dù đủ điều kiện. Nhưng HLV Matt Busby huyền thoại không muốn chỉ làm bá chủ của bóng đá Anh, ông muốn cả châu Âu phải phủ chiếc bóng màu đỏ của Manchester United. Và nếu không có thảm họa đường băng Munich năm đó, lứa "Busby's Babes" được đánh giá là ứng cử viên tiềm năng cho ngôi vị bá chủ châu Âu.

Euro 2016 hinh anh
Sir Bobby Charlton (đang đứng) là chứng nhân lịch sử cho những thời khắc đen tối nhất của Manchester United.

Nhưng định mệnh nghiệt ngã phủ xuống và những đồng đội của Bobby Charlton ra đi với sứ mệnh còn dang dở. Đã có những thời điểm, Bobby Charlton nghĩ tới việc giải nghệ. Ông thừa nhận rằng việc mình còn sống trong khi những đồng đội đã ngã xuống còn khó chịu hơn cả cái chết. Bobby hồi tưởng lại khi ông tỉnh dậy, bên cạnh giường là một chàng trai trẻ với tờ báo về vụ tai nạn. Ông không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ khi chàng trai đó không nói được tiếng Anh nhưng bằng việc ra dấu bằng cử chỉ, Busby dần lạnh người khi đọc những cái tên.

"Tôi hỏi và anh ấy ra dấu trả lời. Eddie Colman... chết, Duncan Edward... anh ta lắc đầu,... David Pegg... chàng trai đó nhìn tôi và không nói gì. Sau khoảnh khắc đó, tôi chỉ còn hỏi trong vô thức... Tấn bi kịch đó đã làm nản lòng tất cả, các cầu thủ, gia đình họ, các cổ động viên nữa" - Sir Bobby nghẹn lời khi nói đến đây. Kể từ sau thảm họa đường băng Munich đến năm 2014, Bobby Charlton, chứng nhân của thảm họa mới chia sẻ về những giờ phút đau thương ấy. Thứ mà ông chôn chặt suốt bao năm để lầm lũi chiến đấu vì những trách nhiệm gánh trên vai.

Gánh nặng trách nhiệm mà các đồng đội đã ra đi không cho phép Charlton bỏ cuộc: "Tôi hiểu mình phải nhìn về phía trước. Harry Gregg và Bill Foulkes đã vượt qua được nỗi đau để trở lại. Tôi hiểu rằng chúng tôi phải tự mình đứng dậy. Đó là trách nhiệm đặt lên vai tôi và những người còn sống sót, chúng tôi phải đưa Manchester United vô địch cúp châu Âu. Nếu không xảy ra thảm kịch, chúng tôi sẽ vô địch vào năm đó. Tôi chắc chắn. Chúng tôi chẳng e sợ đối thủ nào. Chẳng có đối thủ nào là thách thức lớn với chúng tôi nữa cả".

Và Bobby đứng dậy, tập nhiều hơn trước đó. Người ta thấy Bobby giành hàng giờ để tập sút bóng vào tường bằng cả hai chân dù khi những giờ tập cùng cả đội đã kết thúc. Đó là bài tập mà HLV Matt Busby đã dành riêng cho Bobby với lời hứa: "Khi nào cậu thành thạo việc sút bóng bằng cả hai chân ở bất cứ vị trí và cự ly nào, tôi sẽ trao cơ hội". Nhưng kể cả khi Bobby đã được trao cơ hội khi quá nhiều cầu thủ tài năng đã ngã xuống, ông vẫn không quên bài tập ngày nào.

Nhờ bài tập tưởng như đơn giản ấy, Bobby Charlton trở thành một trong những chân sút kiệt xuất nhất của bóng đá Anh. Ông dẫn dắt Tam Sư tới chức vô địch World Cup 1966, chức vô địch thế giới đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử đội tuyển Anh. Mười năm sau thảm họa Munich, Bobby với một cú đúp đã hoàn thành giấc mơ mà ông cùng với lứa "Busby Babes" từng khao khát để đóng lại cánh cửa với quá khứ, khi đánh bại Benfica với tỉ số 4-1 trong trận chung kết cúp C1.

Bobby Charlton va Euro 1968 Su menh cua nguoi giu cua hinh anh 2
Cho đến nay, những hậu bối vẫn chưa hoàn thiện giấc mơ mà Sir Bobby Charlton cùng các đồng đội đã mở ra tại đấu trường Euro.

Cũng trong năm 1968, đội tuyển Anh lần đầu tham dự vòng chung kết Euro. Và Bobby vẫn là nòng cốt giúp Tam Sư giành được vị trí thứ 3, đó cũng là thành tích tốt nhất mà đội tuyển Anh từng đạt được trong lịch sử 8 lần tham dự các vòng chung kết Euro. Cũng giống như cúp C1, người Anh vốn từng phản đối ý tưởng thành lập vòng chung kết Euro và từ chối tham dự ở hai lần đầu tiên. Nhưng chính Bobby, với nỗi khát vọng chinh phục lục địa già, giúp tuyển Anh mở ra cánh cửa lần đầu tiên tham dự Euro bằng một chiếc chìa khóa đồng.

Cho đến tận bây giờ, người Anh vẫn tiếc nuối vì năm đó họ không vô địch Euro 1968 dù trước đó hai năm, họ đã đứng trên đỉnh cao của bóng đá thế giới. Nhưng Bobby Charlton không tiếc, bởi ông chỉ cần đóng lại cánh cửa với quá khứ bằng chiếc cúp C1 cùng Manchester United, để ngủ ngon sau 10 năm sống trong ký ức về những người đồng đội là đủ rồi.

Còn Euro, Bobby đã mở cánh cửa cho lần đầu tiên của tuyển Anh. Và nhường lại cho những thế hệ sau hoàn thành giấc mơ còn dang dở...

Theo Thể thao Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Gary Speed, ở nơi ấy anh có đang mỉm cười?

Gary Speed, ở nơi ấy anh có đang mỉm cười?

Gary Speed, ở nơi ấy anh có đang mỉm cười?

Người dân Xứ Wales đang sống trong những ngày tháng tươi đẹp. Sau trận thắng trước đội tuyển Bỉ, bóng đá nước nhà tiếp tục viết lên những trang sử mới. Các màn ăn mừng, lễ hội tưng bừng ở muôn nơi. Và trong không khí sôi động ấy, cổ động viên Xứ Wales vẫn dành ra một khoảng lặng, để tưởng niệm huyền thoại của bóng đá nước nhà, người đặt nền móng cho thành công hôm nay - cố danh thủ Gary Speed.

EURO 2004: Nghi án Đan Mạch & Thụy Điển bắt tay nhau loại Italia

EURO 2004: Nghi án Đan Mạch & Thụy Điển bắt tay nhau loại Italia

EURO 2004: Nghi án Đan Mạch & Thụy Điển bắt tay nhau loại Italia

EURO 2004 nổi bật nhất là chức vô địch bất ngờ của Hy Lạp. Nhưng người ta cũng không thể quên giọt nước mắt của Antonio Cassano ngay sau khi ghi bàn cho ĐT Italia, vì Azzurri của anh đã bị loại một cách tức tưởi bởi trận hòa 2-2 giữa Đan Mạch và Thụy Điển.

Xem thêm
top-arrow
X